Đòn bẩy tài chính

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị tài chính (Trang 50)

3. PHÂN TÍCH ĐÒN BẨY

3.2.Đòn bẩy tài chính

3.2.1. Khái niệm đòn bẩy tài chính

Khi các doanh nghiệp hoạt động đầu tư quy mô lớn tất yếu sẽ dẫn đến tài trợ. Các biện pháp tài trợ sẽ gây ra những chi phí mang tính chất cố định như chi phí tài chính dài hạn, chi phí thuê mua...Các chi phí cố định này tác động đến hiệu suất của công ty. Đòn bẩy tài chính liên quan đến chi phí tài trợ cố định mà công ty đang duy trì. Do đó, đòn bẩy tài chính hình thành là do sự lựa chọn của nhà quản trị để có được một cơ cấu nguồn vốn thích hợp.

Đòn bẩy tài chính là tỷ số giữa tổng nợ và tổng số vốn. Đòn bẩy tài chính được sử dụng với mong muốn làm tăng thu nhập trên vốn chủ. Sự biến động của phí tổn vốn vay ảnh hưởng đến thu nhập của cổ đông, và khi tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi biến động, việc sử dụng chi phí tài trợ cố định càng nhiều sẽ càng tác động đến thu nhập của cổ đông.

Chúng ta có thể định nghĩa cụ thể hơn về đòn bẩy tài chính như sau: “Tác động của đòn bẩy tài chính là tỷ lệ thay đổi của lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) so với tỷ lệ thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi (EBIT)”.

3.2.2. Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính

Để đánh giá mức độ tác động của đòn bẩy tài chính đến lợi nhuận vốn chủ sở hữu, người ta sử dụng thước đo mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL - Degree of Financial Leverage).

Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL) được định nghĩa là tỷ lệ thay đổi của EPS do sự thay đổi 1% của lợi nhuận hoạt động.

(%) S(%) EBIT EP DFL ∆ ∆ =

Ta có công thức tính ∆EPS(%) như sau:

[ ] [ ] Q P V F R V P Q n R F V P Q t n EP − − − − ∆ = − − − − ∆ = ∆ ) ( ) ( ) ( ) 1 ( V) - Q(P t) - (1 S(%) (1)

Trong đó:

n = số lượng cổ phần t = Thuế suất thuế lợi tức Với R là chi phí trả lãi vay P : Giá bán sản phẩm V : Biến phí trên mỗi đơn vị F : Định phí của doanh nghiệp Q : Sản lượng hàng bán

∆Q : Mức tăng (giảm) sản lượng. Và công thức tính ∆EBIT(%) là: F V P Q V P Q EBIT − − − ∆ = ∆ ) ( ) ( (%) (2)

Thay (1) và (2) vào công thức phương trình của DFL ta được:

R EBIT EBIT R F V P Q F V P Q DFL − = − − − − − = ) ( ) ( 3.3. Đòn bẩy tổng hợp

3.3.1. Khái niệm đòn bẩy tổng hợp

Khi đòn bẩy tài chính kết hợp với đòn bẩy hoạt động, kết quả sẽ hình thành đòn bẩy tổng hợp. Hiệu ứng từ đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động kết hợp là một hiệu ứng hai bước của sự thay đổi về sản lượng tạo ra một sự thay đổi tương đối lớn hơn của lãi cơ bản trên cổ phiếu.

Chúng ta có thể định nghĩa cụ thể hơn về đòn bẩy tổng hợp như sau: “Tác động của đòn bẩy tổng hợp là tỷ lệ thay đổi của lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) so với tỷ lệ thay đổi của doanh số”.

3.3.2. Mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp

Đòn bẩy tổng hợp (DTL-Degree total leverage) đo lường độ nhạy của EPS khi doanh số bán thay đổi. Mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp (DTL) được định nghĩa là tỷ lệ thay đổi của EPS do sự thay đổi 1% của doanh số.

Mức độ tác động của đòn tổng hợp được xác định

Ta có thể biến đối công thức của DTL như sau: DTL = DFL x DOL

DTL =

Tỷ lệ phần trăm thay đổi của EPS Tỷ lệ phần trăm thay đổi của doanh số

Vậy

Khi không có đòn bẩy tài chính, hiệu ứng đòn bẩy tổng hợp sẽ bằng hiệu ứng đòn bẩy hoạt động. Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính có thể khuếch đại hiệu ứng đòn bẩy hoạt động để tạo ra mức đòn bẩy tổng hợp cao hơn.

3.4. Một số vấn đề liên quan đến phân tích đòn bẩy

- Việc xác định mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính, hệ số P/E và chi phí vốn ks là rất khó khăn. Vì thế, sử dụng phân tích giá cổ phiếu để xác định cơ cấu vốn mục tiêu thường là khó. - Các nhà quản lý thường thận trọng, họ có thể quan tâm đến sự tồn tại của doanh nghiệp hơn là tối đa hóa giá cổ phiếu kỳ vọng.

- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ (tiện ích) thiết yếu phải đặt sự tồn tại trong dài hạn lên trên tối đa hóa giá cổ phiếu trong ngắn hạn hay tối thiểu hóa chi phí vốn.

- Chính bởi những yếu tố này, các nhà quản lý có thể tập trung đáng kể vào việc tăng cường hệ số đo lường khả năng trả lãi vay và hệ số đo lường khả năng trả nợ gốc dài hạn khi thiết lập cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Các hệ số này có giá trị càng cao, doanh nghiệp càng có khả năng đáp ứng toàn bộ nghĩa vụ chi trả và vì thế càng ít khả năng đối mặt với phá sản. DTL =

Tỷ lệ phần trăm thay đổi của EPS Tỷ lệ phần trăm thay đổi của EBIT

Tỷ lệ phần trăm thay đổi của EBIT Tỷ lệ phần trăm thay đổi của doanh số x DTL = EBIT EBIT – R Q (P – V) Q (P – V) - FC x DTL = Q (P – V) Q (P –V) – FC – R

TỔNG KẾT CHƯƠNG

Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra về nội dung kết cấu, thực trạng các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính; từ đó so sánh đối chiếu các chỉ tiêu tài chính với các chỉ tiêu tài chính trong quá khứ, hiện tại, tương lại ở tại doanh nghiệp, ở các doanh nghiệp khác, ở phạm vi ngành, địa phương, lãnh thổ quốc gia nhằm xác định thực trạng, đặc điểm, xu hướng, tiềm năng tài chính của doanh nghiệp để cung cấp thông tin tài chính phục vụ việc thiết lập các giải pháp quản trị tài chính thích hợp, hiệu quả.

Khách hàng, các chủ nợ thương mại, các nhà đầu tư, các nhà quản trị công ty và các cơ quan quản lý chức năng sẽ quan tâm đến phân tích tài chính trên các khía cạnh khác nhau.

Trình tự phân tích tài chính chủ yếu là phân tích tình hình tài chính của công ty, xác định nhu cầu tài trợ bên ngoài và thương lượng với nhà cung cấp vốn.

Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp chủ yếu là phương pháp so sánh theo thời gian và phương pháp so sánh theo không gian và thông số ngành.

Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua hệ thống các phương pháp và công cụ phân tích, từ đó đưa ra đánh giá tổng hợp về tình hình tài chính của một doanh nghiệp.

Các công ty thường sử dụng các công cụ sau để tiến hành phân tích tài chính:

- Phân tích các thông số tài chính: Thông số tài chính là sự kết nối hai dữ liệu tài chính bằng cách chia một số này cho số khác. Các thông số tài chính là cơ sở so sánh có giá trị hơn so với các số liệu thô trên các báo cáo tài chính. Có các nhóm thông số tài chính sau:

+ Thông số khả năng thanh toán: khả năng thanh toán là khả năng của một tài sản có thể nhanh chóng chuyển thành tiền. Nội dung này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc đối phó với các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn.

+ Thông số khả năng sinh lợi: nội dung này cho biết hiệu quả chung của công ty, nó phản ánh mức độ ổn định của thu nhập khi so sánh với các thông số của quá khứ, đo lường hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản.

+ Thông số nợ: nội dung này phản ánh mức độ vay nợ hay là tính ưu tiên đối với việc khai thác nợ vay để tài trợ cho các tài sản của công ty.

+ Các thông số thị trường: Các thông số này cung cấp cho nhà quản trị thông tin nhận định của nhà đầu tư về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong quá khứ và triển vọng tương lai của công ty.

- Phân tích đòn bẩy: việc phân tích đòn bẩy nhằm nghiên cứu những tác động của đòn

bẩy khả năng sinh lợi và rủi ro kinh doanh cho doanh nghiệp. Có hai loại đòn bẩy: đòn bẩy hoạt động nhằm xác lập cấu trúc chi phí của một doanh nghiệp; đòn bẩy tài chính hình thành là do chi phí tài trợ cố định, đặc biệt là chi phí tài chính nhằm đánh giá việc sử dụng nợ của doanh nghiệp trong việc tổ chức nguồn vốn. Cả hai loại đòn bẩy đều ảnh hưởng đến mức độ và độ biến động của lợi nhuận sau thuế, vì thế ảnh hưởng đến toàn bộ rủi ro và thu nhập của công ty.

CÂU HỎI VÀ VẤN ĐỀ TỰ KIỂM TRA

1. Mục đích của các báo cáo tài chính là gì? Các bộ phận cấu thành của các báo cáo tài chính?

2. Tại sao một công ty có thông số khả năng thanh toán hiện thời bằng 4 nhưng vẫn không thể đối phó được với các khoản nợ?

3. Tại sao một công ty có thu nhập trên tài sản là 25% vẫn rơi vào tình trạng không trả nợ được?

4. Làm sao để biết một công ty duy trì quá nhiều nợ, thông số nào cho biết điều đó?

5. Tăng tốc độ vòng quay tồn kho có thể làm tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp không?

6. Định nghĩa các thông số tài chính thuộc nhóm thông số: thông số khả năng thanh toán, thông số nợ và khả năng trang trải, thông số khả năng sinh lợi và thông số thị trường.

7. Kỳ thu tiền bình quân của của công ty An Phướ là 40 ngày với mức doanh thu cả năm là 7,3 tỷ đồng. Phải thu của khách hàng là bao nhiêu, giả sử một năm có 360 ngày.

8. Công ty Hào Thọ có số nhân vốn chủ là 2,4. Tài sản của công ty được tài trợ cả nợ dài hạn và vốn chủ. Thông số nợ của công ty bằng bao nhiêu?

9. Công ty Nhật Tân có tỷ lệ ROA là 10%, lợi nhuận ròng biên là 2% và thu nhập trên vốn chủ là 15%. Vòng quay tổng tài sản của công ty bằng bao nhiêu? Số nhân vốn chủ bằng bao nhiêu?

10. Công ty sản xuất sơn Nippo có chi phí hoạt động cố định là 3 tỷ đồng/năm. Chi phí hoạt động biến đổi là 11.700 đồng/lít và giá bán là 20.000 đồng/lít.

a. Điểm hòa vốn hoạt động mỗi năm là bao nhiêu lít? Theo doanh thu?

b. Nếu chi phí biến đổi giảm xuống 16.800 đồng, điểm hòa vốn sẽ là bao nhiêu?

c. Nếu chi phí cố định tăng lên 3,75 tỷ đồng mỗi năm, điều này sẽ ảnh hưởng đến điểm hòa vốn thế nào?

d. Hãy tính DOL ở mức sản lượng 1,6 triệu lít.

e. Nếu doanh số dự kiến tăng 15% từ mức hiện tại là 1,6 triệu lít, phần trăm thay đổi của lợi nhuận hoạt động là bao nhiêu tính từ mức hiện tại?

11. Công ty TNHH Tín Thạnh có hiệu ứng đòn bẩy hoạt động là 2 và lượng bán hiện tại là 10.000 đơn vị. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 10 triệu đồng.

a. Nếu doanh số dự kiến tăng 20% từ mức hiện tại là 10.000 đơn vị thì lợi nhuận hoạt động sẽ là bao nhiêu?

b. Ở mức sản lượng mới là 12.000 đơn vị, hiệu ứng đòn bẩy hoạt động mới là bao nhiêu?

12. Công ty Bình Lộc hiện đang có 3 tỷ đồng vốn vay, lãi suất 12% và muốn tài trợ cho một kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất với nhu cầu vốn 1,5 tỷ đồng. Công ty đang cân nhắc ba phương án sau: tăng nợ với lãi suất 14%, cổ phiếu ưu đãi với tỷ lệ trả cổ tức 12%, và bán cổ phiếu với giá 16.000 đồng một cổ phiếu. Công ty hiện đang có 800.000 cổ phiếu đang lưu hành và chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 40%.

a. Nếu lợi nhuận trước thuế và lãi là 1,5 tỷ đồng, lãi cơ bản trên cổ phiếu của mỗi phương án là bao nhiêu, giả sử lợi nhuận hoạt động không tăng?

b. Điều gì xảy ra với EPS khi EBIT ở mức 900 triệu, 1.200 triệu, 4.000 triệu? c. Hãy tính đòn bẩy tài chính cho mỗi phương án khi EBIT kỳ vọng là 1,5 tỷ đồng?

BÀI TẬP

1. Công ty Baker Brother có kỳ thu tiền bình quân là 40 ngày, doanh thu hằng năm của công ty là 7.300.000. Khoản phải thu khách hàng là bao nhiêu? Giả sử công ty sử dụng năm tài chính là 365 ngày.

2. Công ty Blackbery có số nhân vốn chủ sở hữu là 2,4 và tài sản của công ty được tài trợ bằng nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ nợ của công ty là bao nhiêu?

3. Công ty GE có ROA là 20%, lợi nhuận ròng biên 5% và ROE là 15%. Vòng quay tổng tài sản công ty là bao nhiêu? Số nhân vốn chủ (Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu) của công ty là bao nhiêu?

4. Công ty VNM có tổng tài sản có giá trị là 10 tỷ. Công ty có 1 tỷ nợ ngắn hạn, 3 tỷ nợ dài hạn và 6 tỷ vốn cổ phần thường. Công ty có 800 triệu cổ phiếu thường đang lưu hành, giá cổ phiếu là 32. Tỷ số giá thị trường /giá trị sổ sách là bao nhiêu?

5. Một công ty có EPS là 2, ngân quỹ trên mỗi cổ phiếu là 3 và tỷ số giá trên ngân quỹ là 8. Tỷ số P/E của công ty là bao nhiêu?

6. Một công ty có lợi nhuận ròng biên là 2% và số nhân vốn chủ (Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu) là 2. Doanh thu của công ty là 100 triệu và tổng tài sản của công ty là 50 triệu. ROE của công ty là bao nhiêu?

7. Giả sử có thông tin về công ty VNM như sau:

Doanh thu/tổng tài sản 1,5X

ROA 3%

ROE 5%

Hãy tính lợi nhuận ròng biên và tỷ lệ nợ của công ty?

8. Metro Cash & Carry có 1.312.500 tài sản lưu động và 525.000 nợ ngắn hạn. Mức tồn kho ban đầu cảu công ty là 375.000 và công ty sẽ tăng thêm vốn bằng nợ vay ngắn hạn và sử dụng để tăng mức tồn kho. Mức nợ ngắn hạn của công ty có thể tăng lên bao nhiêu mà không làm giảm tỷ số thanh toán hiện thời xuống 2.

9. Có các thông tin sau: Vốn chủ sở hữu là 3,75 tỷ; tỷ số giá/thu nhập là 3,5; số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành là 50 triệu và tỷ số M/B là 1,9. Hãy tính giá cổ phiếu thường đang lưu hành của công ty.

10. Hãy hoàn thiện bảng cân đối kế toán với các thông số được cho dưới đây: Nợ dài hạn/Vốn đầu tư chủ sở hữu 0,5

Vòng quay tài sản 2,5X

Kỳ thu tiền bình quân 18 ngày

Vòng quay tồn kho 9 lần

Lợi nhuận hoạt động biên 10%

Khả năng thanh toán nhanh 1

Giả sử năm có 360 ngày.

Tiền mặt ? Phải trả người bán và nợ ngắn hạn 100

Phải thu khách hàng ? Nợ dài hạn ?

Hàng tồn kho ? Vốn đầu tư của chủ sở hữu 100

Tài sản cố định ? Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 100

11. Hãy lập bảng cân đối kế toán và thông tin doanh thu với các thông tin tài chính sau: Tỷ lệ nợ: 50%

Khả năng thanh toán hiện thời: 1,8X Vòng quay tổng tài sản: 1,5X Kỳ thu tiền bình quân: 36,5 ngày Lợi nhuận gộp biên: 25%

Vòng quay hàng tồn kho: 5X . Năm có 365 ngày.

Tiền mặt ? Phải trả người bán và nợ ngắn hạn ?

Phải thu khách hàng ? Nợ dài hạn 60.000

Hàng tồn kho ? Vốn đầu tư của chủ sở hữu ?

Tài sản cố định ? Lợi nhuận giữ lại 97.500

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị tài chính (Trang 50)