PHÂN TÍCH CÁC THÔNG SỐ TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị tài chính (Trang 38)

2.1. Phân tích thông số khả năng thanh toán

Một tài sản có tính thanh khoản cao hay tài sản thanh khoản là loại tài sản có thể mua bán giao dịch trên thị trường và có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền với giá hiện hành trên thị trường. Theo từ điển quản lý tài chính ngân hàng, khả năng thanh toán là khả năng của một tài sản có thể nhanh chóng chuyển thành tiền. Thông số khả năng thanh toán đo lường khả năng của doanh nghiệp trong việc đối phó với các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn.

2.1.1. Khả năng thanh toán hiện thời

Khả năng thanh toán hiện thời là thông số chỉ rõ khả năng của công ty trong việc đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn. Thông số này nhấn mạnh đến khả năng chuyển hóa thành tiền mặt của các tài sản lưu động để đối phó với các khoản nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn

Nếu một công ty đang gặp khó khăn về tài chính, họ buộc phải trả nợ chậm hơn, phải vay thêm từ ngân hàng… Nếu nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn tài sản lưu động, thông số khả năng thanh toán hiện thời sẽ giảm và điều này sẽ đưa công ty đến tình trạng khó khăn. Thông số này cung cấp một dấu hiệu đơn giản và tốt nhất về mức độ đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản dự kiến có thể được chuyển hóa nhanh thành tiền.

Khả năng thanh toán hiện thời của công ty T&T năm 2005: Khả năng thanh toán hiện thời = 1.926.802 = 1,167

1.650.568

điều này cho thấy một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,167 đồng tài sản ngắn hạn. Thông thường, khả năng thanh toán hiện thời càng cao cho một cảm giác là khả năng trả nợ càng cao nhưng thông số này chỉ được xem là một công cụ đo lường thô vì nó không tính đến khả năng chuyển nhượng của từng tài sản trong nhóm tài sản lưu động. Một công ty có tài sản lưu động chủ yếu gồm tiền mặt, các khoản phải thu không quá hạn thì công ty đó sẽ khả nhượng hơn so với công ty duy trì chủ yếu tồn kho.

2.1.2. Khả năng thanh toán nhanh

Thông số này là một công cụ bổ sung cho thông số khả năng thanh toán hiện thời khi phân tích khả năng thanh toán. Thông số này chủ yếu tập trung vào các tài sản có tính chuyển hóa thành tiền cao hơn như tiền mặt, chứng khoán khả nhượng và khoản phải thu. Với nội dung như vậy, khả năng thanh toán nhanh là một công cụ đo lường khả năng thanh toán chặt chẽ hơn so với khả năng thanh toán hiện thời.

Khả năng thanh toán nhanh = TSLĐ – Tồn kho – TSLĐ khả nhượng thấp Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nhanh của công ty T&T năm 2005:

Khả năng thanh toán nhanh = 1.926.802 – 1.287.360 = 0,387 1.650.568

Điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty thấp do lượng hàng tồn kho tương đối lớn dẫn đến tài sản có khả năng chuyển hoá thành tiền mặt cao như tiền mặt và khoản phải thu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản lưu động.

Tuy nhiên, các thông số này vẫn không thể cho chúng ta biết các khoản phải thu và tồn kho thực tế có cao quá mức hay không. Nếu cao thì điều này sẽ tác động đến đánh giá ban đầu về khả năng thanh toán của công ty.

2.1.3. Quay vòng khoản phải thu khách hàng

Thông số vòng quay khoản phải thu cung cấp nguồn thông tin nội bộ về chất lượng khoản phải thu của công ty và mức độ hiệu quả của công ty trong hoạt động thu nợ. Tỷ lệ này được xác định bằng cách chia doanh thu tín dụng hàng năm cho bình quân khoản phải thu hàng ngày.

Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu bán tín dụng Khoản phải thu bình quân

Thông số này cho chúng ta biết số lần khoản phải thu được chuyển hóa thành tiền trong năm. Số vòng quay càng lớn thì thời gian chuyển hóa từ doanh số bán tín dụng thành tiền mặt càng ngắn.

Khi không có thông tin về doanh thu tín dụng, chúng ta phải sử dụng tổng doanh thu. Khi doanh số biến động theo mùa hoặc tăng mạnh trong năm thì việc sử dụng số dư khoản phải thu cuối kỳ sẽ không còn phù hợp nữa. Đối với công ty hoạt động có biến động theo mùa, chúng ta nên sử dụng số dư hằng tháng cho phù hợp hơn. Trong trường hợp công ty có tốc độ tăng trưởng mạnh, số dư khoản phải thu vào cuối năm sẽ cao hơn so với doanh số. Lúc đó, vòng quay khoản phải thu sẽ bị sai lệch và vì thế số lần quay vòng khoản phải thu trong năm sẽ thấp. Trong trường hợp này, việc sử dụng giá trị bình quân của khoản phải thu đầu năm và cuối năm sẽ thích hợp hơn nếu doanh số tăng tương đối đều trong cả năm.

Nếu coi tất cả các khoản phải thu đều khả nhượng trong khi một phần lớn khoản phải thu bị quá hạn thì bạn có thể rơi vào tình trạng đánh giá quá cao về khả năng thanh toán thực tế. Khoản phải thu chỉ khả nhượng khi chúng có thể được thu hồi trong một khoản thời gian hợp lý. Để xác định được nguyên nhân, nhà phân tích có thể chuyển thông số vòng quay khoản phải thu sang vòng quay khoản phải thu theo ngày hay còn gọi là kỳ thu tiền bình quân.

Vòng quay khoản phải thu của khách hàng của công ty T&T năm 2005: Vòng quay khoản phải thu = 6.034.000 = 12,27 vòng

(351.200 + 632.160)/2

Điều này cho thấy khả năng chuyển hoá thành tiền mặt của khoản phải thu công ty T&T là 12,27 vòng. Số vòng quay càng lớn thì thời gian chuyển hóa từ doanh số bán tín dụng thành tiền mặt càng ngắn.

2.1.4. Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân là khoảng thời gian bình quân mà khoản phải thu khách hàng của công ty có thể chuyển thành tiền. Kỳ thu tiền bình quân được tính như sau:

Kỳ thu tiền bình quân = Khoản phải thu bình quân x Số ngày trong năm Doanh thu tín dụng hàng năm

Kỳ thu tiền bình quân của công ty T&T năm 2005:

Kỳ thu tiền bình quân = 632.160 x 365 = 38,23 ngày 6.034.000

Điều này có nghĩa là khoảng thời gian bình quân mà khoản phải thu khách hàng của công ty T & T có thể chuyển thành tiền là 38,23 ngày.

Mặc dù kỳ thu tiền bình quân quá cao thường không tốt nhưng kỳ thu tiền bình quân quá thấp cũng không phải là tốt. Kỳ thu tiền bình quân thấp có thể là biểu hiện của chính sách tín dụng quá chặt chẽ. Lúc này, khoản phải thu có thể có chất lượng nhưng doanh số có thể bị giảm mạnh và lợi nhuận có thể thấp hơn mức đáng ra phải đạt được do chính sách tín dụng quá chặt chẽ. Trong tình huống đó, công ty nên nới lỏng các tiêu chuẩn của chính sách tín dụng.

2.1.5. Vòng quay khoản phải trả

Có thể có những lúc công ty cần nắm thông tin về kỳ hạn trả tiền của chính họ đối với các nhà cung cấp hoặc kỳ hạn trả tiền của một khách hàng tín dụng tiềm năng. trong trường hợp này, chúng ta cần xem xét thông số vòng quay khoản phải trả bằng cách lấy chi phí mua hàng tín dụng hằng năm chia cho khoản phải trả người bán.

Hệ số vòng quay khoản phải trả = Trị giá hàng mua tín dụng Khoản phải trả bình quân

Ngoài ra chúng ta có thể xác định kỳ trả tiền bình quân như sau:

Kỳ trả tiền bình quân = Khoản phải trả x Số ngày trong năm Trị giá hàng mua tín dụng hàng năm

Trong đó, khoản phải trả là số dư cuối kỳ (hoặc giá trị bình quân) và trị giá hàng mua tín dụng là giá trị hàng mua từ các nhà cung cấp bên ngoài trong năm. Con số này cho biết thời hạn bình quân của khoản phải trả. Thường thì các công ty muốn duy trì và kéo dài thời hạn phải trả vì như thế họ có thể sử dụng tiền từ nguồn này như là một nguồn tài trợ giá rẻ. Nếu hệ số quay vòng khoản phải trả thấp hơn so với mức bình quân ngành thì điều này chứng tỏ có khả năng chiếm dụng tiền của nhà cung cấp nhiều hơn so với các công ty khác trong ngành. Tuy nhiên, điều này phản ảnh nguy cơ công ty có thể phải đối phó với việc thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Trong trường hợp không có thông tin về giá trị mua hàng thì người ta có thể sử dụng chi phí hàng bán cộng với (trừ đi) mức tăng (giảm) tồn kho để xác định thông số này. Chẳng hạn, đối với một hệ thống của hàng bán lẻ không có chức năng sản xuất, chi phí hàng bán cộng với mức thay đổi về tồn kho là thành phần chủ yếu của hàng mua tín dụng. Tuy nhiên, trong những tình huống cộng thêm một giá trị quá lớn, chi phí hàng mua gồm chi phí hàng bán cộng tồn kho sẽ không thích hợp. Lúc đó, người ta phải có số tiền mua thực sự nếu sử dụng thông số này.

Ngoài ra, kỳ trả tiền bình quân là thông tin có giá trị để đánh giá khả năng trả nợ đúng hạn của một khách hàng tín dụng. Nếu kỳ trả tiền bình quân là 48 ngày và thời hạn của ngành là Net 30 thì chúng ta biết rằng một phần lớn khoản phải trả bị quá hạn. Trong trường hợp này, kiểm tra tình trạng tín dụng của các nhà cung cấp khác của khách hàng sẽ cung cấp thông tin sâu hơn về mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

2.1.6. Vòng quay tồn kho

Để biết được hiệu quả trong quản trị tồn kho của công ty, chúng ta tính thông số vòng quay hàng tồn kho, giá trị của vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng cách chia doanh thu cho hàng tồn kho.

Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu Tồn kho bình quân

Vòng quay tồn kho của công ty T&T năm 2005:

Vòng quay hàng tồn kho = 6.034.000 = 6,026

(715.200 + 1.287.360)/2

Thông thường, vòng quay tồn kho càng cao, hoạt động quản trị tồn kho của công ty càng hiệu và càng khả nhượng. Tuy nhiên, đôi lúc vòng quay tồn kho cao có thể là dấu hiệu của việc duy trì quá ít tồn kho và do đó có thể xảy ra tình trạng cạn dự trữ. Vòng quay tồn kho thấp thường là dấu hiệu của việc duy trì nhiều hàng hóa lỗi thời, quá hạn, chậm chuyển đổi.

Một vấn đề cũng cần phải đặt ra là tồn kho trong sổ sách có giá trị đúng với giá trị thực của nó hay không. Một khi có dấu hiệu nào đó về tồn kho, chúng ta phải điều tra sâu hơn để xác định nguyên nhân của nó.

Ngoài ra, còn có một công cụ khác tương tự như vòng quay tồn kho nhưng biểu diễn theo ngày đó là chu kỳ chuyển hóa tồn kho hay còn gọi là kỳ dự trữ bình quân, xác định số ngày dự trữ trong kho.

Chu kì chuyển hóa tồn kho = Số ngày trong năm Vòng quay tồn kho

Hoặc

Chu kì chuyển hóa tồn kho = Tồn kho bình quân Doanh thu hằng năm/365

Thông tin này cho biết trung bình phải mất bao nhiêu ngày để tồn kho được chuyển thành khoản phải thu và tiền mặt.

2.2. Phân tích thông số nợ

Các thông số nợ phản ánh mức độ vay nợ hay là tính ưu tiên đối với việc khai thác nợ vay để tài trợ cho các tài sản của công ty.

2.2.1. Thông số nợ trên vốn chủ

Thông số này được dùng để đánh giá mức độ sử dụng vốn vay của công ty. Thông số nợ trên vốn chủ được tính bằng cách chia tổng nợ (bao gồm cả nợ ngắn hạn) cho vốn chủ sở hữu.

Thông số nợ = Tổng nợ Vốn chủ sở hữu

Thông số nợ trên vốn chủ của công ty T&T năm 2005: Thông số nợ = 1.650.568 + 723.432

460.000 + 32.592

Thông số nợ trên vốn chủ năm 2005 tính được sẽ là 4,819 lần. Điều này cho thấy công ty T&T duy trì số lượng nợ lớn so với vốn chủ sở hữu.

2.2.2. Thông số nợ trên tài sản

Thông số này được sử dụng cùng với mục đích của thông số nợ trên vốn chủ. Thông số (D/A) cho biết tổng tài sản đã được tài trợ bằng vốn vay như thế nào. Các chủ nợ thường thích tỷ số nợ thấp hơn, bởi vì tỷ lệ này càng thấp thì khả năng thua lỗ của các chủ nợ trong trường hợp công ty phá sản càng thấp.

Thông số nợ (D/A) = Tổng nợ Tổng tài sản

Thông số nợ trên tài sản của công ty T&T năm 2005:

Thông số nợ (D/A) = 1.650.568 + 723.432 = 0,828.

2.866.592

Tỷ lệ này nhấn mạnh tầm quan trọng của vốn vay bằng cách biểu diễn tỷ lệ phần trăm phần tài sản được tài trợ bằng vốn vay. Ở đây, 82,8% tài sản của công ty được tài trợ bằng nợ ngắn hạn và dài hạn, 17,2% còn lại được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ này cho thấy tỷ lệ tài trợ cho vốn chủ càng lớn, lớp đệm an toàn cho các chủ nợ càng lớn. Hay nói cách khác, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản càng cao, rủi ro tài chính càng cao và ngược lại.

2.2.3. Thông số nợ dài hạn / vốn dài hạn

Thông số này cho biết tỷ lệ của nợ dài hạn chiếm trong tổng cơ cấu vốn dài hạn của công ty. Cơ cấu vốn dài hạn bao gồm nợ dài hạn cộng với vốn cổ phần (hay vốn chủ sở hữu) trong bảng cân đối kế toán.

Thông số nợ dài hạn = Tổng nợ dài hạn

Tổng nợ dài hạn và vốn cổ phần

Thông số nợ dài hạn của công ty T&T năm 2005:

Thông số nợ dài hạn = 723.432 = 0,5949

723.432 + 492.592

Tỷ lệ này cho biết mức độ quan trọng của nợ dài hạn trong cấu trúc vốn (tài trợ dài hạn) của công ty. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các tỷ lệ nợ chỉ tính dựa trên số liệu kế toán nên đôi khi cũng cần tính các tỷ lệ này theo giá trị thị trường để có được đánh giá chuẩn xác hơn.

2.2.4. Các thông số trang trải * Tỷ lệ đảm bảo lãi vay

Tỷ lệ này là một công cụ đo lường về khả năng của công ty trong việc đáp ứng các khoản nợ lãi vay và khả năng tránh nguy cơ phá sản. Nói cách khác, nó biểu thị khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ bằng thu nhập sản sinh từ hoạt động của công ty. Tỷ lệ này lớn hơn 1 chỉ ra rằng công ty có thể đáp ứng khoản chi trả tiền lãi và tạo ra được một lớp đệm an toàn đối với người cho vay. Nói chung, tỷ lệ này càng cao thì công ty sẽ càng có thể trang trải các khoản nợ tiền lãi.

Tỷ lệ đảm bảo lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) Tổng tài sản

Tỷ lệ đảm bảo lãi vay của công ty T&T năm 2004:

Tỷ lệ đảm bảo lãi vay = 190.428 = 0,1296 1.468.800

Tỷ lệ đảm bảo lãi vay rất hữu ích khi đánh giá khả năng đáp ứng chi phí lãi nhưng thông số này có hai thiếu sót:

+ Lãi vay không phải là khoản chi phí tài chính cố định duy nhất - các công ty còn phải giảm nợ gốc theo kế hoạch và nhiều công ty thuê tài sản và vì thế phải thanh toán các khoản tiền thuê đó. Nếu công ty không có khả năng đáp ứng các khoản chi trả này, họ có thể bị phá sản.

+ EBIT không biểu diễn toàn bộ ngân quỹ có thể sử dụng để trả nợ, đặc biệt là nếu một công ty có chi phí khấu hao lớn.

Để tính đến các điểm yếu này, các ngân hàng và các tổ chức khác đã xây dựng công thức trang trải EBITDA như sau:

* Khả năng trả nợ: tỷ lệ trang trải của lợi nhuận hoạt động trước khấu hao (EBITDA)

Tỷ lệ trang trải EBITDA =

EBITDA + Trả tiền thuê tài sản Lãi + Vốn gốc

+ Tiền thuê tài sản 1 - t

Lưu ý rằng vì nguồn ngân quỹ dùng để trang trải các khoản phải trả là nguồn ngân quỹ trước thuế, trong khi đó, vốn gốc phải trả lại là khoản nợ sau thuế, vì thế, phải đưa vốn gốc về

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị tài chính (Trang 38)