CHỨNG KHOÁN THANH KHOẢN CAO

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị tài chính (Trang 123 - 124)

Trên thực tế, các nhà quản trị không bao giờ tách riêng quản trị tiền mặt ra khỏi chứng khoán khả nhượng. Chứng khoán khả nhượng có khả năng sinh lời thấp hơn nhiều so với các

0 1 2 3 4 5 6

Thời gian thư tín Thời gian xử lý chuyển khoản Thời gian

Thời gian (ngày) Công ty gởi sec cho khách hàng Sec được nhận ở văn phòng của khách hàng

Sec được chuyển khoản tại ngân hàng của k/hàng

Tài khoản công ty

loại tài sản hoạt động. Thế tại sao các công ty vẫn duy trì một lượng lớn tài sản sinh lợi thấp như vậy?

Hầu như các công ty nắm giữ chứng khoán khả nhượng vì có cùng những nguyên nhân với việc nắm giữ tiền mặt. Mặc dù chứng khoán khả nhượng không hoàn toàn giống như tiền mặt nhưng chúng có thể được chuyển thành tiền mặt một cách dẽ dàng chỉ bằng cách gọi điện đến trung tâm môi giới. Hơn nữa, trong khi tiền mặt và các loại tín phiếu thương mại không sinh lợi, chứng khoán khả nhượng vẫn đem lại một mức lợi nhuận nhất định tuy không cao. Vì thế, rất nhiều công ty nắm giữ chứng khoán khả nhượng thay vì tiền mặt, và họ sẽ chuyển chúng thành tiền mặt khi dòng xuất quỹ vượt quá dòng nhập quỹ. Trong những tình huống này, chứng khoán khả nhượng có thể được sử dụng thay cho tài khoản giao dịch, tài khoản dự phòng, tài khoản đầu cơ hay cho cả ba loại tài khoản trên. Chứng khoán thường được lưu giữ vì mục tiêu dự phòng - hầu hết các công ty muốn dựa vào tín dụng ngân hàng để tạo lập các giao dịch tạm thời hoặc để đáp ứng như cầu đầu cơ, nhưng họ vẫn có thể có những tài sản khả nhượng cao để ngăn chặn tình trạng thiếu nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Tóm lại, nắm giữ tiền mặt và chứng khoán khả nhượng đều có những lợi ích và chi phí của nó. Lợi ích là công ty giảm được chi phí giao dịch do không phải phát hành chứng khoán hoặc đi vay thường xuyên khi thiếu tièn mặt. Đồng thời họ luôn có sẵn tiền mặt để tận dụng được những hợp đồng giá rẻ hay những cơ hội phát triển bất thường. Bất lợi đầu tiên là lợi nhuận sau thuế của tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn là rất thấp. Vì thế, công ty phải xem xét cẩn thận những lợi ích và chi phí khi nắm giữ chúng.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy giả thuyết đánh đổi này giải thích lý do của việc giữ tiền mặt. Các công ty có cơ hội tăng trưởng cao thường mất mát nhiều nhất nếu họ không có đủ tiền mặt để nhanh chóng nắm bắt cơ hội và dữ liệu cũng cho thấy rằng những công ty này đã không duy trì tiền mặt và chứng khoán khả nhượng ở mức cần thiết. Những công ty có dòng ngân quỹ biến động là những công ty có khả năng hết tiền mặt nhanh nhất, vì thế họ luôn duy trì tiền mặt ở mức cao. Ngược lại, với các công ty lớn có mức độ tín dụng tín nhiệm cao thì việc nắm giữ tiền mặt ít quan trọng hơn vì họ có thể nhanh chóng thâm nhập vào thị trường vốn với chi phí thấp. Và vì thế, họ duy trì một mức tiền mặt tương đối thấp hơn. Tất nhiên, luôn có những trường hợp đặc biệt như Ford, là một công ty lớn mạnh, nhiều tiền mặt nhưng có biến động lớn. Nhìn chung, những công ty có cơ hội tăng trưởng cao vẫn là những công ty có tài khoản tiền mặt cao nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị tài chính (Trang 123 - 124)