QUẢN TRỊ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị tài chính (Trang 120 - 121)

Giá trị các loại tài sản lưu động của các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thường chiếm từ 25% đến 50% tổng giá trị tài sản. Vì vậy, quản trị và sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Mặc dù có khá nhiều nguyên nhân làm cho doanh nghiệp bị phá sản, song sự hoạch định và quản lý yếu kém các loại tài sản lưu động là một nguyên nhân rất quan trọng.

Mặc khác, cần phân biệt giữa tài sản lưu động và tài sản cố định. Tài sản lưu động bao gồm tiền mặt và tất cả những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian một năm.

Một doanh nghiệp không thể hoạt động nếu không có tài sản lưu động. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần tiến hành phân tích hiệu quả khi đầu tư và các loại tài sản lưu động. Khi phân tích cần chú ý tới những điểm khác biệt giữa tài sản lưu động và tài sản cố định:

Thứ nhất, các loại tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền nhanh hơn so với tài sản cố định. Bởi vậy, câu hỏi nên đầu tư bao nhiêu vào tài sản lưu động phải giải quyết bằng phân tích biên tế. Mức đầu tư tối ưu là mức đầu tư mà tại đó lợi nhuận biên tế của đồng tiền đầu tư cuối cùng vừa bằng chi phí biên tế của nó.

Hình 8.1: Sử dụng phân tích biên tế để xác định mức đầu tư tối ưu vào các loại tài sản lưu động

Thứ hai, không như tài sản cố định, các khoản đầu tư ngân quỹ vào tài sản lưu động thường có thể bị hủy bỏ tại bất cứ thời điểm nào mà không phải chịu chi phí tốn kém. Song do tài sản lưu động phải đáp ứng nhanh chóng sự biến động của doanh số và sản xuất, nên những

Đầu tư

tối ưu Đầu tư vào tài sản lưu động Lợi nhuận biên tế Chi phí biên tế

Chi phí biên tế $

Đầu tư

tối ưu Đầu tư vào tài sản lưu động Đường cong lợi nhuận Lợi nhuận

$

a. Lợi nhuận biên chế giảm vào chi phí biên chế tăng khi tăng đầu tư. Đâù tư tối ưu là điểm mà lợi nhuận biên chế bằng chi phí biên chế

b. Lợi nhuận tối đa là điển mà tại đó lợi nhuận biên chế bằng chi phí biên chế

tài sản thuộc loại này chịu sự lệ thuộc khá nhiều vào những dao động mang tính thời vụ và chu kỳ trong kinh doanh.

Một đặc điểm quan trọng của tài sản lưu động là lợi nhuận đầu tư vào những tài sản này là lợi nhuận gián tiếp. Bởi vậy, lợi nhuận do sử dụng tài sản lưu động phải được đánh giá dựa trên cơ sở sự tác động chung mà những tài sản này đã phát huy tác dụng trong chức năng sản xuất và marketing.

Do vậy, giữa giám đốc tài chính, marketing và sản xuất cần có sự phối hợp chặt chẽ về chính sách tài chính và chính sách tồn kho.

Một chức năng trọng yếu của tài sản lưu động là nhằm tạo cho doanh nghiệp khả năng thanh khoản cần thiết để duy trì khả năng thanh toán trong cả những giai đoạn suy thoái kinh tế. Do mức độ và thành phần của tài sản lưu động và nợ ngắn hạn chịu sự chi phối của những tình trạng khó khăn có thể xảy ra và mức độ khắc nghiệt do môi trường kinh doanh đem lại. Hơn thế nữa, quản trị tài sản lưu động và nợ ngắn hạn gắn liền nhau. Chẳng hạn, thời gian đáo hạn trung bình của các khoản nợ ngắn hạn dài hơn thì nhu cầu đối với những tài sản có tính thanh khoản cao thường ít hơn so với khi thời gian đáo hạn trung bình của các khoản nợ ngắn hạn hơn. Tương tự như vậy, khi số lượng ngày thu tiền trung bình của các khoản tín dụng thương mại nhiều hơn thì nhu cầu cân đối tiền mặt đòi hỏi phải lớn hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị tài chính (Trang 120 - 121)