Phương pháp và nội dung phân tích tài chính

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị tài chính (Trang 29 - 38)

1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

1.3.Phương pháp và nội dung phân tích tài chính

? 100 200 400

13. Một cửa hàng đưa ra phương thức trả góp chiếc xe hơi có giá 450 triệu như sau: Trả trước 120 triệu, còn lại trả đều trong 5 năm. Vậy mỗi lần trả là bao nhiêu biết lãi suất là 12%/năm.

14. Một cặp vợ chồng gởi vào tài khoản tiết kiệm số tiền 20 triệu và ngày đứa con gái đầu lòng của họ chào đời với lãi suất 10.75%/năm ghép lãi hằng năm. Đến khi 18 tuổi, con gái sẽ rút ra hằng năm để chi tiêu học đại học Y khoa trong 8 năm với lãi suất là 12%/năm. Vậy mỗi lần rút là bao nhiêu ?

15. Một người vay số tiền 300 triệu đồng từ ngân hàng cho con đi du học ở Nhật. Nếu lãi suất là 10%/năm thì :

a. Khoản trả đều mỗi năm là bao nhiêu trong suốt 5 năm. b. Hãy lập một kế hoạch trả nợ cho người này.

16. Ông A hiện 50 tuổi và kỳ vọng sống thêm 35 năm nữa. Ông mong muốn sau khi về hưu lúc 60 tuổi sẽ nhận khoản tiền 50 triệu đồng mỗi năm. Biết rằng, ông A hiện tại đang gởi vào ngân hàng 120 triệu đồng, lãi suất trước thời điểm về hưu và 8%/năm và lãi suất sau khi về hưu là 10%/năm.

b. Hãy xác định lượng tiền mà ông A sẽ gửi vào ngân hàng mỗi năm, từ năm 50 tuổi đến năm 60 tuổi để đạt được mục tiêu khi về hưu lúc 60 tuổi sẽ nhận khoản tiền 50 triệu đồng mỗi năm cho đến khi qua đời?

17. Giả sử bạn có một tài khoản tiết kiệm 6 năm, k=8%/năm, giá trị là 100 triệu đồng. Hãy xác định chênh lệch giá trị của tài khoản tiết kiệm ghép lãi nữa năm so với ghép lãi theo năm là?

HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP ÁN CHO BÀI TẬP 1. FV = PV(1 + k)n = 1.000(1 + 0,08)6 = 1.586,90$

Nếu sử dụng máy tính tài chính, nhập N = 6, k = 8, PV = -1.000, PMT = 0 và thu được FV = 1.586,90$

2. Giả sử với bất kỳ giá trị nào và nhân đôi lên: FV = PV(1 + k)n→ 2 = 1(1 + k)5 , ta có thể tính tỷ lệ sinh lời hằng năm: k = 14,87%

3. Sử dụng công thức tính giá trị tương lai của dòng tiền đều cuối kỳ; ta có PMT = 1.000, k = 6%, n = 5; ta có thể tính được FVA5 = 5.637,09$

4. Sử dụng công thức tính giá trị tương lai của dòng tiền đều đầu kỳ; ta có PMT = 1.000, k = 6%, n = 5; ta có thể tính được FVA5 = 5.975,33$

5. Tương tự câu 3, sử dụng công thức tính giá trị tương lai của dòng tiền đều cuối kỳ, n = 10, k = 6%, PMT = 500, ta có FVA10 = 5.732$

6. Sử dụng công thức tính giá trị hiện tại của một khoản tiền; với FV = 1.000, k = 7%, n = 8; ta có được giá trị PV = 582$

7. Sử dụng công thức tính giá trị hiện tại của một dòng tiền đều cuối kỳ; với PMT = 800, n = 6 năm, k = 5%; ta có được PVA6 = 4.060,56$

8. Giá trị khoản vay thế chấp 60.000$ là giá trị hiện tại của khoản trả đều thông thường (cuối kỳ) 20 năm với mức thanh toán 7.047,55. Sử dụng công thức và tìm ra k = 10%.

Nếu sử dụng máy tính tài chính, nhập N = 20, PV = 60.000, PMT = -7.047,55, FV = 0 và thu được k = 10%.

9. Sử dụng công thức tính giá trị hiện tại của dòng tiền không đều xảy ra vào cuối kỳ, với k = 12%, ta tính được PV = 4.440,5$

Bằng máy tính tài chính, nhập luồng tiền, CFi; cho bằng 0, 2.000, 2.000, 2.000, 3.000, -4.000. Cho k = 12%, ta thu được PV = 4.440,5$

10. Sử dụng công thức tính lãi suất thực từ lãi suất phát biểu k = 12%/năm ghép lãi theo tháng, ta tính được r = 12,68%

11. Sử dụng công thức tính giá trị hiện tại của dòng tiền không đều, từ đó rút ra giá trị của khoản tiền tại thời điểm t = 2 và lúc này CF2 = 6.000$

12. Sử dụng công thức tính giá trị tương lai của dòng tiền hỗn tạp và công thức tính giá trị hiện tại của dòng tiền hỗn tạp với k = 8% và n = 3; ta có được FV = 732,64$ và PV = 581,58$

Các bài tập từ 13 đến 17 sử dụng các công thức tính toán liên quan để tìm ra kết quả, có thể sử dụng cách tính từng bước bằng máy tính cá nhân hoặc bảng tính excel.

Chương 3. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Sau khi học xong chương này, người học có thể:

- Trình bày khái niệm phân tích tài chính và nêu được ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp;

- Có khả năng đọc hiểu các thông tin trong bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;

- Phân tích và đưa ra kết luận về các thông số tài chính doanh nghiệp như thông số khả năng thanh toán, thông số nợ, thông số khả năng sinh lợi, thông số thị trường; - Phân tích được các loại đòn bẩy: đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩy tổng hợp;

- Vận dụng vào việc phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp trong thực tiễn.

1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tài chính 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tài chính

1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính

Các dòng dịch chuyển tài chính vận động liên tục và có thể ví như hệ tuần hoàn trong cơ thể con người, hầu như các biểu hiện tốt hay xấu trong hoạt động công ty đều có thể biểu hiện qua các dấu hiệu tài chính. Vì vậy, các công ty cần tiến hành phân tích tài chính để xác định những điểm mạnh và những điểm yếu về tình hình tài chính của công ty để đưa ra các quyết định hiệu quả nhất.

Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra về nội dung kết cấu, thực trạng các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính; từ đó so sánh đối chiếu các chỉ tiêu tài chính với các chỉ tiêu tài chính trong quá khứ, hiện tại, tương lại ở tại doanh nghiệp, ở các doanh nghiệp khác, ở phạm vi ngành, địa phương, lãnh thổ quốc gia nhằm xác định thực trạng, đặc điểm, xu hướng, tiềm năng tài chính của doanh nghiệp để cung cấp thông tin tài chính phục vụ việc thiết lập các giải pháp quản trị tài chính thích hợp, hiệu quả.

Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp là nhằm đánh giá hiệu suất và mức độ rủi ro của các hoạt động tài chính.

1.1.2. Ý nghĩa

Thông tin tài chính của doanh nghiệp được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm như nhà quản lý tại doanh nghiệp, chủ sở hữu vốn, khách hàng, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý chức năng. Tuy nhiên mỗi cá nhân, tổ chức sẽ quan tâm đến những khía cạnh khác nhau khi phân tích tài chính vì vậy phân tích tài chính cũng có ý nghĩa khác nhau đối với từng các nhân, tổ chức.

Khách hàng và các chủ nợ thương mại thường quan tâm khả năng và thời hạn thanh toán của doanh nghiệp, đến việc các doanh nghiệp liên tục phát sinh các dòng ngân quỹ đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong suốt thời hạn của khoản nợ.

Các nhà đầu tư thường tập trung vào khả năng sinh lợi và điều kiện tài chính của công

ty liên quan đến khả năng trả cổ tức và vượt qua nguy cơ phá sản.

Các nhà quản trị của công ty quan tâm đến phân tích tài chính của công ty nhằm mục

tiêu kiểm soát nội bộ và cung cấp nhiều thông tin về điều kiện và hiệu quả tài chính của công ty cho các nhà cung cấp vốn bên ngoài.

Các cơ quan quản lý chức năng như cơ quan thuế, thống kê, phòng kinh tế quan tâm đến phân tích tài chính doanh nghiệp giúp đánh giá đúng đắn thực trạng tài chính doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, những đóng góp hoặc tác động của doanh nghiệp đến tình hình và chính sách kinh tế- xã hội.

1.2. Trình tự và các bước tiến hành phân tích

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong phân tích tài chính, nhưng với công cụ phân tích tốt, nhà phân tích có thể đủ cơ sở kết luận về vị thế tài chính của công ty.

Với cách tiếp cận trên quan điểm của người cung cấp nguồn tài trợ cho công ty, chúng ta có thể sử dụng một trình tự tiến hành phân tích tài chính như sau:

Hình 3.1. Trình tự phân tích tài chính

Khi muốn phân tích tài trợ từ bên ngoài, doanh nghiệp tiến hành phân tích nhu cầu vốn, điều kiện và hiệu suất tài chính và rủi ro kinh doanh của công ty. Dựa trên việc phân tích các nhân tố này để xác định nhu cầu tài trợ từ bên ngoài và từ đó thương lượng với các nhà cung cấp vốn bên ngoài.

Bước 1. Phân tích tình hình tài chính của công ty

Trước hết, chúng ta sẽ quan tâm đến xu hướng và yếu tố mùa vụ trong nhu cầu vốn của công ty. Doanh nghiệp sử dụng các công cụ phân tích để đánh giá điều kiện tài chính và hiệu quả kinh doanh. Các nhà phân tích sử dụng các thông số này để cung cấp các dấu hiệu có giá trị về sức khỏe của công ty theo thời gian. Kết hợp với việc phân tích rủi ro kinh doanh - những rủi ro tiểm ẩn trong hoạt động kinh doanh của công ty để xác định nhu cầu tài chính của công ty.

Bước 2. Xác định nhu cầu tài trợ bên ngoài

Thông qua các phân tích tài chính ở trên, các công ty sẽ xác định nhu cầu vốn. Chúng ta nhận thấy rằng nhu cầu vốn càng lớn thì nhu cầu tài trợ càng lớn và cả ba nhân tố nội dung nhu cầu vốn, điều kiện và hiệu suất tài chính và rủi ro kinh doanh của công ty sẽ ảnh hưởng đến hình thức tài trợ. Chẳng hạn, nếu có yếu tố mùa vụ trong nhu cầu vốn thì có thể phải cần đến nguồn tài trợ ngắn hạn, đặc biệt là vốn vay ngắn hạn.

Bước 3. Thương lượng với các nhà cung cấp

Việc xây dựng kế hoạch tài trợ trên quan điểm của công ty cần phải được bàn thảo với những nhà cung cấp vốn bên ngoài. Quá trình phân tích tình hình tài chính của công ty cũng không thể tách rời hoạt động thu hút vốn từ các nhà cung cấp. Đồng thời, các nhà cung cấp vốn cũng nên có cách nhìn rộng hơn với cách tiếp cận của công ty trong vấn đề tài trợ mặc dù cách đó khác với cách tiếp cận của họ.

Như vậy, phân tích tài chính có rất nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, có lẽ hầu hết các phân tích đều gắn với một trình tự và các bước tiến hành tương tự như khuôn khổ trên. Nếu không, phân tích sẽ không chặt chẽ và sẽ không tự đáp ứng được những vấn đề dự tính.

1.3. Phương pháp và nội dung phân tích tài chính

1.3.1. Phương pháp phân tích tài chính

Những con số tuyệt đối hay thông số dường như sẽ không có ý nghĩa trừ khi chúng được so sánh với những con số hay thông số khác. Chẳng hạn, 60% tổng tài sản đầu tư vào nhà xưởng và thiết bị sẽ là chuyện bình thường đối với một số công ty nhưng với một số khác thì tỷ lệ này có thể không tốt. Chúng ta phải có một hướng dẫn để xác định ý nghĩa của các thông số và các công cụ đo lường khác. Các hoạt động kinh doanh nói chung và các hoạt động tài chính nói riêng diễn ra trong không gian và theo thời gian. Vì vậy, việc phân tích không thể tách rời khỏi không gian và thời gian.

Xác định nhu cầu tài trợ bên

ngoài

Thương lượng với các nhà

cung cấp Phân tích nhu cầu vốn

Phân tích điều kiện tài chính và khả năng sinh lợi Phân tích rủi ro

a. So sánh theo thời gian

So sánh theo thời gian nhằm nghiên cứu bản chất sự thay đổi về điều kiện và hiệu suất tài chính của công ty. Nhà phân tích có thể so sánh thông số hiện tại với thông số quá khứ và thông số kỳ vọng trong tương lai của một công ty. Ví dụ, Hãng GM Motor so sánh thông số khả năng thanh toán hiện thời của năm hiện tại với thông số khả năng thanh toán hiện thời của năm trước, sau đó nhà phân tích tài chính sẽ xem xét hiệu quả tài chính và khuynh hướng tài chính nào đang và sẽ diễn ra. Điều này cho thấy việc nghiên cứu con số tại một thời điểm sẽ không cho chúng ta có kết luận chính xác về hiệu suất tài chính của một công ty, và vì thế chúng ta phải nghiên cứu thông số tài chính theo thời gian.

b. So sánh theo không gian và các nguồn thông số ngành

Việc so sánh này thường được thực hiện bằng cách so sánh các chỉ tiêu ở từng thời điểm giữa các doanh nghiệp tương đương hay con số trung bình ngành. Điều này có thể điều chỉnh các điều kiện và hiệu suất tài chính của công ty theo hệ quy chiếu chung, cho phép xác định độ lệch của công ty so với bình quân ngành. Ở Việt Nam hiện nay, việc so sánh thông số với bên ngoài hầu như ít có ý nghĩa, tuy nhiên đối với các nhà phân tích tài chính, việc thu thập thông tin tài chính về các doanh nghiệp trong ngành là điều rất cần thiết.

1.3.2. Nội dung phân tích tài chính

Phân tích tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua một hệ thống các phương pháp và công cụ phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá tổng hợp, toàn diện vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp để có được nhận thức chính xác, trung thực, khách quan về thực trạng tài chính, khả năng sinh lãi, hiệu quả quản lý kinh doanh, triển vọng cũng như các rủi ro của doanh nghiệp.

a. Thông tin trên báo cáo tài chính

Có nhiều loại báo cáo khác nhau, tuy nhiên, với những người phân tích bên ngoài nói chung, mỗi đối tượng sử dụng khác nhau, khả năng các báo cáo tài chính là khác nhau. Trong phạm vi phân tích các thông số tài chính, nhà quản trị quan tâm đến các bảng báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh,

Bảng cân đối kế toán tóm tắt tài sản, nợ và vốn chủ của công ty tại một thời điểm, thông thường là cuối năm hay cuối quý. Báo cáo kết quả kinh doanh tóm tắt quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp bằng các khoản thu và chi phí trong một thời kỳ, thường là một năm hay một quý.

Như vậy, bảng cân đối kế toán giống như một bức tranh biểu thị vị thế tài chính của một doanh nghiệp tại một điểm thời gian còn báo cáo kết quả kinh doanh tóm tắt khả năng sinh lợi của công ty theo thời gian.

a1. Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán thể hiện một bức tranh về tình hình tài chính công ty tại một thời điểm. Cột bên trái của bảng cân đối kế toán thể hiện các tài sản của công ty, cột bên phải của bảng cân đối kế toán thể hiện các nghĩa vụ nợ và vốn chủ sở hữu của công ty, cũng là các nghĩa vụ đối với tài sản.

Bảng 3.1 dưới đây biểu diễn bảng cân đối kế toán của công ty A & M vào cuối năm tài chính, ngày 31/12/2004 và tháng 31/12/2005. Các tài sản được liệt kê ở phần tài sản theo mức độ khả nhượng tương đối (nghĩa là mức độ dễ chuyển hóa thành tiền) và theo mức độ tăng dần về khả năng sinh lợi.

Bảng 3.1: Bảng cân đối kế toán Công ty T&T ngày 31/12

ĐVT: triệu đồng

TÀI SẢN 2004 2005 NGUÔN VỐN 2004 2005

Tiền mặt 57.600 7.282 Khoản phải trả 145.600 524.160

Khoản phải thu 351.200 632.160 Vay ngắn hạn 200.000 636.808

Tồn kho 715.200 1.287.360 Phải trả khác 136.000 489.600

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị tài chính (Trang 29 - 38)