Phương pháp lựa chọn nguồn tài trợ

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị tài chính (Trang 143 - 147)

1. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP

1.2.Phương pháp lựa chọn nguồn tài trợ

1.2.1. Đầu tư ngân quỹ vào các tài sản có đời sống phù hợp với thời hạn của nguồn tài trợ

Việc phân loại tài sản thành thường xuyên và tạm thời được sử dụng để triển khai chiến lược tài trợ chung và thiết lập một cơ cấu đầu tư vào các loại tài sản có tuổi thọ phù hợp

Một chiến lược thường được các doanh nghiệp sử dụng là chiến lược “hedging” (hay Matching of maturities) tức là đầu tư các nguồn ngân quỹ vào những tài sản có đời sống của tài sản phù hợp với những trái quyền trên tài sản đó.

Do đó các loại tài sản thường xuyên phải được tài trợ bằng các nguồn ngân quỹ dài hạn và tài sản tạm thời được tài trợ bằng các loại nợ ngắn hạn, có thời gian đáo hạn phù hợp. Khi nhu cầu ngân quỹ giảm, các khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp được hoàn trả tăng lên và khi nhu cầu ngân quỹ ở mức tối thiểu, các khoản vay ngắn hạn sẽ biến mất hoàn toàn. Khi các tài sản tạm thời bắt đầu tăng (bắt đầu một chu kỳ mới), thì doanh nghiệp lại huy động các nguồn tín dụng ngắn hạn để tài trợ cho những tài sản này.

Hình 9.2 trình bày bảng cân đối tài sản của một doanh nghiệp áp dụng phương pháp tạo sự phù hợp giữa thời gian đáo hạn của các khoản tín dụng và tuổi thọ của tài sản tại hai thời điểm:

- Thời điểm nhu cầu ngân quỹ ở điểm thấp nhất (a) - Thời điểm nhu cầu ngân quỹ ở điểm cao nhất (b)

Một lợi thế đáng chú ý của phương pháp này là nó giữ các khoản tín dụng ngắn hạn ở mức hợp lý, tiết kiệm chi phí sử dụng ngân quỹ.

a. Nhu cầu ngân quỹ ở mức thấp nhất b. Nhu cầu ngân quỹ ở một đỉnh cao

Hình 9.2. Chiến lược tài trợ phù hợp với sự biến động của nhu cầu ngân quỹ

Hình 9.2 trình bày một chiến lược tài trợ mà các nguồn ngân quỹ dài hạn được huy động nhiều hơn so với tài sản thường xuyên của doanh nghiệp. Do đó khi nhu cầu ngân quỹ ở mức thấp nhất, thì sẽ có những khoản ngân quỹ nhàn rỗi. Nguồn tài chính nhàn rỗi này tồn tại dưới hình thức tiền mặt, các loại chứng khoán hay hàng hóa.

Như vậy, trong suốt giai đoạn có nhu cầu ngân quỹ ở mức thất nhất, doanh nghiệp vẫn phải gánh chịu những chi phí tài chính trên những khoản ngân quỹ nhàn rỗi. Có thể tiết kiệm được những chi phí này bằng cách sử dụng những khoản tiền nhàn rỗi vào các loại chứng khoán.

Mặt khác, môi trường hoạt động của doanh nghiệp thường có nhiều rủi ro. Bởi vậy, trước khi đưa ra những quyết định huy động ngân quỹ, cần xem xét kỹ lưỡng hai vấn đề là rủi ro và chi phí của các nguồn tín dụng.

1.2.2. So sánh rủi ro của tín dụng ngắn hạn và dài hạn

Đối với doanh nghiệp, rủi ro liên quan tới các khoản đầu tư bằng các nguồn tín dụng ngắn hạn nhìn chung cao hơn mức rủi ro gắn liền với các nguồn tín dụng dài hạn. Mức rủi ro này thể hiện trên hai phương diện:

Tài sản lưu động Tài sản cố định Tín dụng ngắn hạn Nợ dài hạn và vốn cổ phần Tài sản lưu động Tài sản cố định Tín dụng ngắn hạn Nợ dài hạn và vốn cổ phần Tài sản thường xuyên Tài sản tạm thời Mức thấp nhất của tài sản lưu động Nguồn tài trợ Tài sản

Tài sản Nguồn tài trợ Tín dụng lưu hạt Tài sản lưu động thướng xuyên

a. Tỷ lệ lãi suất ngắn hạn biến động nhiều hơn so với lãi suất dài hạn. Bởi vậy, khi sử dụng nợ dài hạn doanh nghiệp có thể cố định được các chi phí trả lãi. Thay vào đó, nếu sử dụng nợ ngắn hạn thì phải thường xuyên tái tài trợ với mức lãi suất có thể dao động rất lớn và phải chịu chi phí huy động nợ.

b. Nếu doanh nghiệp sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư dài hạn sẽ làm gia tăng các rủi ro tài chính, bởi doanh nghiệp phải thường xuyên gia hạn nợ ngắn hạn hay đáo hạn. Khi thị trường tài chính có biến động mạnh, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với sự gia tăng các chi phí tín dụng, hoặc nếu không được gia hạn nợ thì doanh nghiệp sẽ không trả được nợ ngắn hạn.

Hình 9.3. Sử dụng nguồn ngân quỹ dài hạn để tài trợ thường xuyên thêm một số tài sản tạm thời

1.2.3. So sánh giữa chi phí sử dụng tín dụng ngắn hạn và dài hạn

Khi doanh nghiệp sử dụng tín dụng dài hạn thay cho tín dụng ngắn hạn, thì sẽ làm giảm các rủi ro tài chính. Nhưng chi phí của tín dụng dài hạn thường cao hơn tín dụng ngắn hạn.

Một số yếu tố khác tạo cho tín dụng dài hạn phải chịu chi phí cao hơn là những chi phí tiền lãi vẫn phải trả ngay cả khi nhu cầu ngân quỹ thấp hơn nguồn ngân quỹ đã huy động. Nếu doanh nghiệp sử dụng tín dụng ngắn hạn thì có thể hoàn trả chúng trong giai đoạn này và giảm chi phí trả lãi.

Tóm lại, chúng ta có thể kết luận rằng nhìn chung các nguồn tín dụng dài hạn có chi phí cao hơn nhưng doanh nghiệp có thể giảm rủi ro khi sử dụng chúng.

Do đó cần chọn một giải pháp thỏa hiệp giữa rủi ro và chi phí trong việc lựa chọn giữa tín dụng ngắn hạn và dài hạn. Rõ ràng là việc ra quyết định trong tình huống này là một quyết định quản trị quan trọng.

Hình 9.4 trình bày ba chiến lược lựa chọn cho việc thiết lập một thỏa hiệp giữa tín dụng ngắn hạn và dài hạn.

Phần (a) cho thấy một tình trạng cực đoan khi hoàn toàn sử dụng tín dụng dài hạn để tài trợ cho cả tài sản thường xuyên và tài sản tạm thời (toàn bộ nhu cầu ngân quỹ)

(a). Tài trợ hoàn toàn bằng tín dụng dài hạn

- Tài trợ cho cả tài sản tạm thời và thường xuyên bằng các nguồn tín dụng dài hạn. - Rủi ro thấp, chi phí cao

Nguồn ngân quỹ

nhàn rỗi tạm thời Tín dụng ngắn hạn Nhu cầu ngân quỹ Tín dụng dài hạn Tài sản lưu động tạm thời Tài sản cố định (Tháng)

(b). Những tài sản thường xuyên được tài trợ bằng các nguồn tín dụng dài hạn

- Tài sản tạm thời được tài trợ bằng nguồn tín dụng ngắn hạn. - Rủi ro cao, chi phí thấp hơn.

(c). Phương pháp trung dung

Toàn bộ tài sản thường xuyên và một phần tài sản tạm thời được tài trợ bằng các nguồn tín dụng dài hạn.

Hình 9.4. Các chiến lược lựa chọn nguồn tín dụng dài hạn và ngắn hạn Tài sản cố định Tín dụng dài hạn Tín dụng ngắn hạn Tín dụng dài hạn Tài sản cố định Thời gian Tín dụng ngắn hạn Tín dụng dài hạn Tài sản cố định Thời gian

Bảng 9.3. Phân biệt rủi ro và chi phí của tín dụng dài hạn và ngắn hạn

Đặc trưng Thời hạn tài trợ

Ngắn hạn Dài hạn

Rủi ro Thường có rủi ro cao hơn tín dụng dài hạn:

- Lãi suất vay biến động nhiều hơn.

- Nhu cầu gia hạn các khoản vay thường xuyên hơn.

Có khuynh hướng đem lại rủi ro ít hơn tín dụng ngắn hạn.

Chi phí Nhìn chung có chi phí thấp hơn tín dụng dài hạn:

- Lãi suất thấp hơn mức trung bình.

- Tín dụng được huy động khi có nhu cầu.

Nhìn chung có chi phí cao hơn tín dụng ngắn hạn:

- Lãi suất thường cao hơn.

- Đôi khi được sử dụng cả trong những lúc không có nhu cầu thực sự.

Trong tất cả mọi thời điểm (ngoại trừ thời điểm nhu cầu ngân quỹ cao nhất), doanh nghiệp đều có những khoản tín dụng nhàn rỗi nằm dưới dạng tiền mặt, chứng khoán, hàng hóa tồn kho (các khoản nợ ngắn hạn vừa được tạo ra đã trở nên có khả năng thanh khoản cao và các nhà quản trị không phải bận tâm về công nợ. Nhưng chi phí sử dụng ngân quỹ rất cao do:

- Lãi suất vay dài hạn cao.

- Trong mọi thời điểm hầu như đều có những nguồn ngân quỹ nhàn rỗi.

Phần (b) trình bày phương pháp “hedging”:

- Chỉ có các tài sản thường xuyên được tài trợ bằng các nguồn ngân quỹ dài hạn.

Phần (c) trình bày một chiến lược thỏa hiệp:

- Toàn bộ các tài sản thường xuyên và một phần tài sản tạm thời được tài trợ bằng ngân quỹ dài hạn.

- Tín dụng ngắn hạn chỉ được huy động để tài trợ cho những tài sản tạm thời tăng thêm khi có nhu cầu cần thiết.

- Những khoản ngân quỹ dài hạn nhàn rỗi tạm thời được đầu tư vào các loại chứng khoán.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị tài chính (Trang 143 - 147)