Tín dụng thương mại

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị tài chính (Trang 148 - 149)

2. CÁC NGUỒN TÀI TRỢ NGẮN HẠN

2.2.Tín dụng thương mại

Một doanh nghiệp có thể dựa vào nguồn tài trợ thông qua hình thức bán trả chậm của các nhà cung cấp để có hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất. Hình thức tài trợ này được gọi là tín dụng thương mại. Bảng 8.4 liệt kê một số tập quán bán hàng thường được áp dụng tại các nước có nên kinh tế thị trường phát triển cao.

Bảng 9.4. Các hình thức bán hàng trả chậm chủ yếu

Hình thức Phương thức giao dịch Sử dụng

* CBD (Cash Before

delivery)

Trả tiền trước khi giao hàng: phải trả tiền trước khi chất hàng lên phương tiện vận chuyển. Có thể thanh toán bằng séc bảo chi hoặc hối phiếu.

Người mua chịu rủi ro cao.

* COD (Cash on delivery)

Trả tiền khi giao hàng: người mua hàng phải trả tiền cho chủ tàu (người vận chuyển) trước khi nhận được quyền sở hữu hàng hóa. Phương tiện thanh toán bằng séc bảo chi hay hối phiếu

Người mua hàng chịu rủi ro cao nhất là khi thiếu thông tin về tín dụng thương mại.

* SDBL (Sight draff-Bill

of Lading)

Hối phiếu thanh toán ngay khi có vận đơn: sau khi hàng hóa được chất lên tàu, hối phiếu mua hàng cùng vận đơn chở hàng được gửi đến ngân hàng thanh toán. Doanh nghiệp phải trả tiền hàng để nhận được vận đơn và sử dụng nó để nhận hàng từ nhà vận chuyển Các nhà chế tạo ôtô, thịt hộp và các loại đồ hộp thường bán hàng theo thể thức này

* Tiền mặt Tiền mua hàng phải được thanh toán trong vòng 7 ngày hay 10 ngày kể từ ngày giao hàng, tùy theo từng ngành. Hình thức “Bill to bill” yêu cầu người mua phải trả tiền kỳ trước khi có đợt giao hàng mới (mua bán gối đầu)

Các nhà bán lẻ thuốc lá, thịt tươi sống và các sản phẩm bơ sữa thường áp dụng phương pháp này. * Các hình thức

bán hàng thông thường

Các hình thức bán hàng có điều kiện chiết khấu: 2/10 net 30; 2.10 net 60; 3/10 net 45… Người mua được hưởng 2% (hay 3%) chiết khấu trong

Đây là hình thức bán hàng rất phổ biến. Áp dụng cho cả khách hàng

thời gian 10 ngày từ ngày giao nhận hàng. Hoặc phải trả 100% số tiền trong thời hạn 30, 45 hay 60 ngày.

doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.

* Thanh toán theo tháng

Người mua hàng thanh toán toàn bộ tiền mua hàng trong tháng chậm nhất là vào ngày 25 hàng tháng. Tỷ lệ chiết khấu thường áp dụng 2/10, tức là chiết khấu 2% trong khoảng thời gian 10 ngày đầu của tháng.

Thường áp dụng cho các ngành kinh doanh quần áo, đồ trang sức, đồ cũ, tập viết và những loại hàng giao nhiều lần trong tháng. * Thanh toán theo mùa, vụ (VD:net 30, ngày 1 tháng 10; 2/10 net 30, (1 tháng 1)

Thanh toán toàn bộ số hàng hóa đã được giao

trước theo ngày ghi trong hợp đồng. Thường áp dụng cho các loại đồ chơi trẻ em, thiệp, sách giáo khoa và những hàng hóa mang tính mùa vụ.

* Hàng ký gửi Người mua thanh toán tiền cho nhà cung cấp sau khi những hàng hóa nhà cung cấp giao đã được bán xong.

Thường áp dụng đối với những nhà đầu cơ trong các siêu thị, các loại tạp chí, văn hóa phẩm. Khi mua nguyên liệu hay mua hàng hóa theo thể thức mua trả chậm, phương thức giao dịch này trở thành một hình thức cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Tiền mua hàng được đưa vào bảng cân đối tài sản với tên gọi khoản phải trả. Như vậy, khoản phải trả thể hiện tổng số tiền mà doanh nghiệp nợ các nhà cung cấp.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị tài chính (Trang 148 - 149)