3. CÁC NGUỒN TÀI TRỢ DÀI HẠN
3.3. Phát hành chứng khoán
3.3.1. Cổ phần thường
Cổ phần thường là một chứng khoán thể hiện quyền sở hữu vĩnh viễn đối với Công ty, bởi không có sự dự liệu trước thời gian. Nếu công ty còn tồn tại, thì trái quyền của cổ phần thường đối với công ty vẫn nghiễm nhiên được duy trì. Mặc dù các cổ đông có thể bán số cổ phần thường mà họ đã đầu tư vào công ty cho người khác vào bất kỳ thời điểm nào, tức là họ đã chuyển giao quyền sở hữu của các nhân đối với công ty, song trái quyền của cổ phần đối với công ty thì không thay đổi.
Nghĩa vụ của cổ đông đối với công ty giới hạn trong phần vốn mà họ đã đầu tư, ví dụ một người mua số cổ phần thường của một công ty trị giá 10 triệu VNĐ thì trong trường hợp công ty bị phá sản, ông ta sẽ chỉ có thể bị thua lỗ 10 triệu VNĐ đó.
Số lượng cổ phần mà một công ty được phép phát hành được ghi rõ trong bản điều lệ của nó và chỉ có thể thay đổi sau khi có sự nhất trí của các cổ đông thông qua biểu quyết. Những cổ phần sẽ được đưa ra bán cho công chúng đầu tư được gọi là cổ phần dự kiến phát hành và số lượng phát hành thường thấp hơn số lượng ghi trong điều lệ. Chẳng hạn một doanh nghiệp được phép phát hành một triệu cổ phần thường, nhưng chỉ có 900 ngàn cổ phần được bán ra. Những cổ phần đã bán cho công chúng đầu tư được gọi là cổ phần đã phát hành và mức chênh lệch giữa cổ phần được phép phát hành so với cổ phần được công ty mua lại từ công chúng đầu tư sau khi phát hành. Giả sử sau khi phát hành một thời gian, công ty đã mua lại 50 ngàn cổ phần, thì số lượng cổ phần dự trữ tại thời điểm này của công ty là 150 ngàn và số lượng cổ phần đã phát hành là 850 ngàn.
Một doanh nghiệp thường có rất nhiều hình thức huy động nguồn kinh phí bên ngoài như vay ngân hàng ngắn hạn hay dài hạn, thuê mua các loại máy móc, thiết bị để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của nó. Bởi vậy, doanh nghiệp có những nghĩa vụ đối với chủ nợ. Phần giá trị của những tài sản được tài trợ bằng vốn cổ phần hay lợi nhuận giữ lại được gọi là giá trị thuần hay vốn cổ phần của cổ đông. Do đó, vốn cổ phần của cổ đông được coi là tiền đặt cọc để đổi lấy quyền sở hữu trong công ty
Vốn cổ phần = giá trị tài sản - các khoản nợ
Chẳng hạn, nếu tổng giá trị tài sản của một doanh nghiệp là 100 tỷ VNĐ, trong đó có 42 tỷ được tài trợ bằng các loại nợ khác nhau, thì vốn cổ phần của công ty đó sẽ là:
E = 100tỷ - 42 tỷ = 58 tỷ VNĐ
Cũng cần lưu ý rằng cổ phần thường cũng như cổ phần ưu đãi đều có trái quyền đối với doanh nghiệp và thuật ngữ vốn cổ phần của các cổ đông bao gồm tất cả các loại cổ phần. Còn thuật ngữ vốn cổ phần thường được dùng để chỉ trái quyền của cổ đông thường đối với doanh nghiệp.
Cổ phần thường có thể có hoặc có thể không có mệnh giá. Mặc dù trên phương tiện tài chính, cổ phần thường có hay không có mệnh giá không phải là điều quan trọng. Song trên phương diện tính toán về giá trị phát hành cổ phần thường mới thì chỉ có sự khác biệt rất ít giữa cổ phần thường có mệnh giá hay không có mệnh giá.
Đa số các doanh nghiệp thường chỉ có một loại cổ phần thường, nhưng cũng có một số công ty chia cổ phần thường thành một vài loại. Chẳng hạn, chúng đựơc chia thành loại A và B. sự khác biệt giữa các loại này là quyền bầu cử và trái quyền.
3.3.2. Cổ phần ưu đãi
a. Những đặc điểm chính của cổ phần ưu đãi
Cổ phần ưu đãi như cây cầu nằm giữa trái phiếu và cổ phần thường vì chúng được hưởng một lợi tức cổ phần cố định cao hơn lãi suất của trái phiếu. Đồng thời, chúng cũng có mức rủi ro lớn hơn trái phiếu và thấp hơn cổ phần thường.
Những đặc điểm của cổ phần ưu đãi bao gồm:
- Thể hiện quyền sở hữu đối với doanh nghiệp và tạo thành một phần giá trị của công ty. - Không như trái phiếu, cổ phần ưu đãi là vốn đầu tư vào công ty.
- Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi không được quyền biểu quyết, ngoại trừ những năm không được chia lợi tức.
- Có thể chuyển thành cổ phần thường nếu chúng thuộc loại cổ phần ưu đãi khả hoán. - Lợi tức của cổ phần ưu đãi cố định và có tính lũy kế, tức là lợi tức cổ phần được trả theo tỷ lệ cố định so với mệnh giá.
- Đồng thời trong một số cổ phần cổ đông cổ phần ưu đãi còn được hưởng bất cứ khoản lợi tức cổ phần chia thêm nào cùng với cổ đông thường.
- Nếu công ty bị đóng cửa, cổ đông cổ phần ưu đãi có phần đối với tài sản của công ty trước cổ đông thường và sau các trái chủ.
b. Ưu tiên về trái quyền đôi với thu nhập và tài sản
Công ty chỉ có thể trì hoãn chi trả lợi tức cổ phần ưu đãi trong trường hợp lợi tức cổ phần thường cũng không được chia. Nhưng lợi tức cổ phần ưu đãi được tính lũy kế (cộng dồn) và chuyển sang kỳ kế tiếp, điều đó có nghĩa là toàn bộ lợi tức cổ phần ưu đãi hiện tại, cũng như trong quá khứ phải được chi trả trước khi chia lợi tức cổ phần thường. Vì vậy, sự trì hoãn thanh toán lợi tức cổ phần ưu đãi sẽ làm cho cổ đông ưu đãi chịu thiệt về tỷ lệ sinh lời kỳ vọng trên phần lợi nhuận được chia.
Giả sử công ty ABC có 50.000 cổ phần ưu đãi đã phát hành, có mệnh giá là 1.000.000 VND và tổng giá trị vốn cổ phần ưu đãi là 50 tỷ VND. Giả sử tỷ lệ lợi tức của cổ phần ưu đãi hàng năm là 80% x 50 tỷ = 4 tỷ VND. Trong năm 19 x 4, công ty không chia lợi tức cổ phần cho bất cứ loại cổ phần nào do tình hình kinh doanh có nhu cầu phải gia tăng năng lực sản xuất, nên thu nhập phải đưa vào tái đầu tư. Vì vậy, trong năm 19 x 5 công ty phải chi trả cả phần lợi tức cổ phần ưu đãi năm 19 x 4 chuyển sang và phần của năm 19 x 5, tổng cộng là tỷ VND, trước khi phân phối bất cứ khoản lợi tức nào cho cổ phần thường.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, sự trì hoãn thanh toán lợi tức cổ phần ưu đãi sẽ đem lại những tác động tiêu cực đối với doanh nghiệp. Trước hết điều đó có nghĩa rằng cổ phần thường cũng không được chia lợi tức và do đó nó là tiền đề làm giảm giá bán của cổ phần thường, đồng thời làm tăng chi phí sử dụng vốn cổ phần của công ty ở mức tương ứng. Ngoài ra, sự trì hoãn này còn làm cho công ty rất khó khăn trong huy động thêm nợ mới và đồng thời làm cho chi phí vay nợ cũng tăng lên. Nguyên nhân là do các chủ nợ tiềm tàng cho rằng công ty có khả năng thanh khoản thấp.
Tuy nhiện lợi thế của doanh nghiệp có cổ phàn ưu đãi so với nợ vay là trong tình trạng vị thế tài chính của công ty yếu kém, họ có thể trì hoãn thanh toán lợi tức cổ phần mà không bị coi là khánh tận tài chính và cũng không phải đối mặt với sự đe dọa trực tiếp của nguy cơ phá sản. nói tòm lại trên phương diện công ty phát hành, cổ phần ưu đãi có mức rủi ro thấp hơn các loại trái phiếu.
c. Quyền bầu cử
Quyền bầu cử của cổ động ưu đãi được quy định trong bản điều lệ công ty thường rất hạn chế. trong những giai đoạn doanh nghiệp hoạt động bình thường cổ đông ưu đãi chỉ có quền phủ quyết đối với một số vấn đề như chấp thuận việc phát hành thêm cổ phần ưu đãi hay những chứng khoán có thứ tự ưu tiên cao hơn. nếu công ty không chi trả lợi tức cho cổ phần ưi đãi, thì cổ đông có quyền bầu cử.
d. Thu hồi cổ phần ưu đãi
Đa số cổ phần ưu đãi không có thời hạn đáo hạn và vì vậy có thể coi là loại chứng khoán tồn tại vĩnh viễn. tuy nhiên, có một số cách để thu hồi cổ phần ưu đã
* Mua lại cổ phần ưu đãi
Hầu hết cổ phần ưu đãi đã phát hành đều thuộc loại có thả thuận cho phép công ty phát hành mua lại chúng. Thông thường giá mua lại thường cao hơn mệnh giá của cổ phần ưu đãi, và giảm dần theo thời gian như giá mua lại trái phiếu. Doanh nghiệp chỉ áp dụng điều khoản này khi tỷ lệ lãi suất trên các thị trường tài chính sụt giảm mạnh và các nguồn tái tài trợ có sẵn có chi phí rẻ hơn.
* Điều khoản hoàn trái
Cho đến những năm gần đây tại các nước phát triển, việc áp dụng điều khoản hoàn trái để hoàn trả vốn đầu tư, thu hồi cổ phần ưu đãi theo seri phát hành vẫn còn khá hiếm hoi. Tuy nhiên ngày nay, nhiều cổ phần ưu đãi mới được phát hành có quy định điều khoản hoàn trái.
* Chuyển đổi thành cổ phần thường (tính khả hoán)
Một số cổ phần ưu đãi đã phát hành được hưởng một tỷ lệ chuyển đổi thành cổ phần thường sau một thời gian nhất định, tùy theo sự lựa chọn của cổ đông. Khi cổ phần ưu đãi được chuyển đổi, nó sẽ được công ty thu hồi và cổ đông nhận được một số cổ phần thường tùy theo thỏa thuận với công ty. Trong trường hợp không đạt được sự thỏa thuận, cổ phần ưu đãi chuyển đổi được sẽ được thu hồi và công ty cũng có thể cưỡng ép chuyển hóa cổ phần bằng cách hoàn trả vốn đầu tư khi thị giá của cổ phần ưu đãi cao hơn giá hoàn trả.
e. Đánh giá nguồn tài trợ bằng cổ phần ưu đãi
Những thuận lợi mà nguồn vốn cổ phần ưu đãi đem lại cho doanh nghiệp là:
- Cổ phần ưu đãi có thể đem lại cho doanh nghiệp sự linh hoạt trong thanh toán vào những thời điểm khó khăn về tài chính. Không giống như tiền trả lãi phát phiếu, doanh nghiệp có thể trì hoãn việc chi trả cổ tức của cổ phần ưu đãi mà không để lại hậu quả xấu nào trên phương diện pháp lý.
- Nguồn vốn cổ phần ưu đãi đem lại cho doanh nghiệp sự chủ động về mặt tài chính. Công ty có thể huy động với một mức chi phí cố định và có thể đầu tư vào những lĩnh vực có tỷ lệ hoàn vốn cao hơn.
- Công ty không phải chấp nhận chia sẻ quyền bầu cử và do đó không phải phân chia quyền kiểm soát, quản lý với những cổ đông đầu tư vào loại cổ phần này.
- Cải thiện vị thế tài chính của công ty cổ phần ưu đãi được coi là một phần giá trị thuần của công ty.
- Trong nhiều trường hợp, cổ phần ưu đãi được huy động để sử dụng vào việc mua lại hay thôn tính một công ty khác.
Song cổ phần ưu đãi cũng có thẻ đem lại cho công ty những bất lợi như: - Chi phí của nguồn vốn này cao hơn chi phí sử dụng nợ
- Lợi tức cha cho cổ phần ưu đãi kông có tác dụng làm giảm thuế lợi tức của doanh nghiệp bởi chúng không được tính vào chi phí của doanh nghiệp.
- Khi công ty trì hoãn thanh toán lợi tức cổ phần ưu đãi, thì có thể có những tác động tiêu cực đối với khả năng huy động nguồn tài trợ mới của công ty. do đó, công ty chỉ nên áp dụng giải pháp này trong trường hợp bất khả kháng.
Trên phương diện công chúng đầu tư, đầu tư vào cổphần ưu đãi có mức rủi ro cao hơn so với đầu tư vào các loại trái phiếu của cùng một doanh nghiệp. bởi trái phiếu có thứ tự ưu tiên cao hơn cổ phần ưu đãi.
TỔNG KẾT CHƯƠNG
Trong kinh doanh, nhà quản trị giỏi là người có thành tích huy động được nhiều nguồn tín dụng, với những điều kiện hợp lý để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vậy, hơn ai hết, các nhà quản trị cần hiểu rõ các nguồn tín dụng tiềm tàng, đặc điểm và điều kiện của mỗi nguồn. Trên cơ sở đó lựa chọn được những nguồn phù hợp với doanh nghiệp.
Để phân biệt các nguồn tài trợ từ bên ngoài doanh nghiệp, người ta thường dựa vào một số tiêu thức như căn cứ vào thời gian đáo hạn thì các nguồn tài trợ có thể được phân chia thành tài trợ ngắn hạn và tài trợ dài hạn. Căn cứ vào thời gian đáo hạn thì các nguồn tài trợ có thể được phân chia thành nợ và vốn.
Việc phân loại tài sản thành thường xuyên và tạm thời được sử dụng để triển khai chiến lược tài trợ chung và thiết lập một cơ cấu đầu tư vào các loại tài sản có tuổi thọ phù hợp với thời gian đáo hạn của các khoản nợ. Có 3 phương pháp lựa chọn nguồn tài trợ:
- Tài trợ hoàn toàn bằng tín dụng dài hạn: sử dụng tín dụng dài hạn để tài trợ cho cả tài sản thường xuyên và tài sản tạm thời.
- Các tài sản thường xuyên được tài trợ bằng các tín dụng dài hạn.
- Chiến lược thỏa hiệp: toàn bộ các tài sản thường xuyên và một phần tài sản tạm thời được tài trợ bằng ngân quỹ dài hạn, tín dụng ngắn hạn chỉ được huy động để tài trợ cho những tài sản tạm thời tăng thêm khi có nhu cầu cần thiết. Những khoản ngân quỹ dài hạn nhàn rỗi tạm thời được đầu tư vào các loại chứng khoán.
Các nguồn tài trợ ngắn hạn là những khoản tín dụng mà doanh nghiệp sử dụng phải hoàn trả trong thời hạn một năm kể từ ngày nhận được chúng. Các nguồn tài trợ ngắn hạn có thể được chia thành ba nhóm chính: nguồn tài trợ ngắn hạn không do vay mượn, các nguồn tài trợ ngắn hạn do vay mượn có thể được chia làm hai loại: nguồn tài trợ ngắn hạn không có đảm bảo và nguồn tài trợ ngắn hạn có đảm bảo.
- Nguồn tài trợ ngắn hạn không do vay mượn là những nguồn ngân quỹ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nguồn ngân quỹ này bao gồm các khoản nợ phải trả, tín dụng thương mại và tiền đặt cọc của khách hàng.
- Những doanh nghiệp có tiềm lực mạnh, có uy tín có thể nhận được những khoản tiền vay ngắn hạn không có đảm bảo, do các ngân hàng tài trợ mà không đòi hỏi bất cứ sự đảm bảo nào. Các hình thức tài trợ ngắn hạn không có đảm bảo chủ yếu bao gồm: hạn mức tín dụng hay rút vượt, hợp đồng tín dụng tuần hoàn, tín dụng thư, tài trợ theo hợp đồng.
- Hình thức đảm bảo thông dụng nhất mà các định chế tài chính thường yêu cầu là thế chấp. Tài sản thế chấp thường bao gồm các khoản phải thu, giấy hẹn nợ, các loại hàng hóa, bất động sản, các loại chứng từ có giá khác, hoặc là sự bảo lãnh của thể nhân hay pháp nhân khác ...Các hình thức tài trợ ngắn hạn có đảm bảo bao gồm: vay có thế chấp bằng khoản phải thu, mua nợ, vay thế chấp bằng hàng hóa, bảo lãnh của bên thứ ba, thương phiếu và thuận nhận ngân hàng.
Các nguồn tài trợ dài hạn là những khoản tín dụng mà doanh nghiệp sử dụng phải hoàn trả trong thời hạn trên một năm kể từ ngày nhận được chúng. Các nguồn tài trợ dài hạn có thể được chia thành ba nhóm chính:
- Vay dài hạn là một thỏa ước tín dụng dưới dạng một hợp đồng diễn ra giữa người vay và người cho vay (thường là ngân hàng, công ty bảo hiểm hay một quỹ hưu bổng) mà theo đó người vay có nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền vay theo lịch trình đã định.
- Thỏa thuận thuê mua là một hợp đồng giữa hai hay nhiều bên, liên quan đến một hay nhiều tài sản. Người cho thuê chuyển giao tài sản cho người thuê độc quyền sử dụng và hưởng dụng những lợi ích kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định nhưng phải có nghĩa vụ trả một số tiền cho chủ tài sản tương xứng với quyền sử dụng và quyền hưởng dụng đó.
- Doanh nghiệp có thể huy động vốn bên ngoài mà không phải đi vay thông qua việc