Lập dự toán bảng cân đối kế toán theo phương pháp phần trăm doanh thu

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị tài chính (Trang 112 - 120)

3. LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỄN GIẢI

3.4.Lập dự toán bảng cân đối kế toán theo phương pháp phần trăm doanh thu

Đối với bảng cân đối tài sản dự kiến, thì bên phần tài sản của nó có thể được lập bằng cách áp dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu. Cũng giống như đối với báo cáo thu nhập, phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu có thể được áp dụng rất chính xác trong trường hợp thiếu những thông tin bổ sung.

Bên phần trái quyền trên tài sản (nguồn tài trợ) thường được thiết lập theo một phương pháp tiếp cận có sự khác biệt không đáng kể. Trong phần này có một số khoản mục có khuynh hướng thay đổi theo doanh thu như các khoản phải trả, nợ tích lũy (nợ lương, thuế...). Những khoản mục này tạo ra nguồn "tài trợ tự động" bởi chúng có khuynh hướng phình ra hay co lại theo mức họat động của doanh nghiệp, không cần đến những quyết định quản trị có chủ ý.

Giá trị của khoản lợi nhuận nhập vốn trong bảng cân đối tài sản dự kiến bằng lợi nhuận giữ lại dự tính trong báo có thu nhập dự kiến của năm đó cộng với khoản lợi nhuận nhập vốn trong bảng cân đối tài sản của các kỳ trước. Khi so sánh giá trị tài sản dự kiến với nguồn tài trợ hiện có, bao gồm những khoản tài trợ "tự động" và lợi nhuận nhập vốn, cho phép ban lãnh đạo công ty xác định được tổng nhu cầu tài chính cần được tài trợ trong kỳ dự kiến. chỉ sau khi tìm được đầy đủ các nguồn tài trợ cho những tài sản dự tính, thì bảng cân đối tài sản dự kiến mới được coi là hoàn chỉnh.

* Sự tác động qua lại giữa bảng cân đối tài sản và báo cáo thu nhập dự kiến

Do mối quan hệ tương hỗ giữa báo cáo thu nhập và bảng cân đối tài sản, sự lệ thuộc vào nhau này xuất hiện khi chuẩn bị các báo cáo tài chính dự kiến. có thể nói hoàn toàn chính xác rằng, bảng cân đối tài sản dự kiến không thể hoàn thành trước báo cáo thu nhập dự kiến, bởi sẽ không có số liệu về lợi nhuận nhập vốn dự kiến cho nó. Ngược lại, khi chưa có bảng

Khoản mục

Số liệu quá khứ

Báo cáo thu nhập dự kiến năm 19x8 19x6 19x7 Tỷ lệ phần trăm trung bình (%) (1) (2) (3) (4) (%) (5)

Doanh thu thuần Chi phí bán hàng Lợi nhuận gộp Khấu hao

Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý chung Thu nhập ngoài sản xuất Thu nhập trước thuế và trả lãi - Chi phí trả lãi

Thu nhập trước thuế Thuế TNDN (40%) Lợi nhuận thuần

Chi chia lợi tức cổ phần Lợi nhuận giữ lại

2151 (1520) 631 (90) (101) (185) 18 273 (53) 220 (88) 132 50 82 2262 (1655) 607 (90) (127) (200) 29 219 (49) 170 (68) 102 51 51 100,00% (71,92) CTKH (5,15) CTKH (1,06) CTKH 3100 (2229,52) 870,48 (90) (159,65) (200) 32,86 453,69 (50) 403,69 (161,48) 242,21 70,00 172,21

cân đối tài sản dự kiến thì cũng không thể hoàn thành được báo cáo thu nhập dự kiến bởi không có số liệu về nguồn tài trợ bên trong của doanh nghiệp. Do đó, không tính được khối lượng nợ cần huy động thêm từ bên ngoài, nên cũng không thể tính được các chi phí trả lãi vay.

Tuy nhiên, cách phá vỡ "cái vòng luẩn quẩn" này khá đơn giản, được bắt đầu từ báo cáo thu nhập dự kiến. Chi phí trả lãi vay sẽ được giữ nguyên ở mức cũ hoặc tăng với một tỷ lệ nào đó so với kỳ báo cáo cuối cùng. Sau khi hoàn thành dự toán báo cáo tài chính, phần lợi nhuận giữ lại dự tính sẽ được sử dụng để hoàn thành dự toán bảng cân đối tài sản. Nếu dự kiến có những thay đổi lớn về doanh thu và tài sản, đồng thời xuất hiện sự thay đổi lớn trong chi phí trả lãi vay, chúng ta có thể sử dụng phương pháp trên để lập được bảng cân đối tài sản dự kiến đầu tiên trong vòng lặp. Trên cơ sở bảng cân đối tài sản này có thể dự kiến được các nguồn tài trợ và sau đó sử dụng kết quả đó để tính toán chi phí trả lãi để hoàn thành báo cáo thu nhập. Quá trình này có thể được tiếp tục với nhiều vòng lặp (xử lý bằng một phần mềm vi tính) để đạt đến mức độ chính xác có thể chấp nhận được.

TỔNG KẾT CHƯƠNG

Hoạch định tài chính là quá trình phát triển các kế hoạch tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Các kế hoạch tài chính có đặc trưng cơ bản là được trình bày bằng đơn vị đo lường là tiền tệ.

Hệ thống kế hoạch tài chính đóng vai trò quan trọng, then chốt trong việc lập kế hoạch và kiểm soát của các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu và những hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu. Ngoài ra, hoạch định tài chính sẽ dễ dàng lượng hóa các mục tiêu, cụ thể hóa và tổng hợp được việc sử dụng các nguồn lực.

Hoạch định tài chính bao gồm kế hoạch tài chính dài hạn biểu hiện dưới dạng kế hoạch đầu tư và tài trợ, kế hoạch tài chính ngắn hạn là các ngân sách hằng năm và ngân sách ngân quỹ.

Kế hoạch đầu tư và tài trợ là một dự tính về việc sử dụng vốn và khai thác các nguồn vốn theo từng năm tài khóa trong phạm vi từ 3 đến 5 năm. Mục đích của kế hoạch đầu tư và tài trợ là bảo đảm duy trì sự cân đối của tài chính.

Các ngân sách hằng năm phản ánh các hoạt động trong năm dưới hình thái tiền tệ trên cơ sở các khoản thu, chi trong từng lĩnh vực và hoạt động. Có thể chia thành 4 loại bao gồm: ngân sách đầu tư, ngân sách tài chính, ngân sách kinh doanh, ngân sách mua sắm.

Ngân sách ngân quỹ là phản ánh luồng thu chi bằng tiền của công ty qua từng tháng trong năm.

Theo phương pháp quy nạp, kế hoạch tài chính là sự tổng hợp tất cả các chương trình hoạt động của từng bộ phận, từng cấp trong công ty, việc lập kế hoạch tài chính sẽ được thực hiện từ dưới lên, trên cơ sở hệ thống các ngân sách bộ phận.

- Để lập kế hoạch tài chính theo phương pháp quy nạp, trước tiên cần thu thập thông tin về doanh thu và các khoản mục chi phí làm căn cứ để lập các ngân sách hoạt động: ngân sách bán hàng, ngân sách sản xuất, ngân sách sản xuất ngân sách marketing, ngân nghiên cứu và phát triển, ngân sách chi phí quản lý...

- Ngân sách ngân quỹ là một kế hoạch chi tiết biểu diễn tất cả các dòng tiền vào và dòng tiền ra dự đoán của công ty trong một thời kỳ trên cơ sở tiền mặt. Ngân sách ngân quỹ được tổng hợp từ ngân sách thu tiền mặt và ngân sách chi tiền mặt. Ngân sách này cung cấp thêm dự đoán về số dư tiền mặt tối thiểu, cho biết công ty có nhu cầu tài trợ do chi tiêu tiền mặt nhiều hơn hay thừa tiền mặt do thu tiền mặt nhiều hơn trong từng thời kỳ và dự đoán tiền lãi thu được từ đầu tư tiền mặt dư thừa và chi phí tài chính do vay nợ tạm thời.

Theo phương pháp diễn giải, kế hoạch tài chính là sự chuẩn bị những điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu. Vì vậy, việc lập kế hoạch tài chính xuất phát từ những mục tiêu tổng quát, ở cấp cao hay từ yêu cầu của các cổ đông, sau đó cụ thể hóa thành những ngân sách ở các bộ phận nhằm thực hiện mục tiêu. Qua trình diễn giải này được kiểm tra lại trên cơ sở tính hợp lý và cân đối giữa các chương trình.

- Lập dự toán báo cáo tài chính theo phương pháp phần trăm doanh thu: Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu dựa trên giả thiết cho rằng các chi phí thành phần và giá trị của các loại tài sản, nguồn tài trợ sẽ chiếm một tỷ lệ ổn định trong doanh thu dự kiến và không thay đổi so với tỷ lệ trong quá khứ.

- Lập dự toán báo cáo tài chính theo phương pháp chỉ tiêu theo kế hoạch được xây dựng dựa trên những thông tin liên quan đến thời kỳ tương lai nên có tính kinh hoạt hơn.

- Lập dự toán báo cáo tài chính theo phương pháp kết hợp: dựa trên sự kết hợp cả hai phương pháp trên. Do đó, phương pháp này tạo ra kết quả tốt nhất do vừa tính đến yếu tố tương lai vừa tính đến yếu tố quá khứ khi dự toán các báo cáo tài chính.

CÂU HỎI VÀ VẤN ĐỀ TỰ KIỂM TRA

1. Quá trình lập kế hoạch tài chính là gì? Hãy cho biết sự khác nhau giữa kế hoạch tài chính dài hạn và kế hoạch tài chính ngắn hạn?

2. Nội dung cơ bản của kế hoạch đầu tư và tài trợ?

3. Trình bày mối quan hệ giữa các ngân sách bộ phận và ngân sách ngân quỹ. Vì sao ngân sách ngân quỹ là cơ sở để lựa chọn các biện pháp tài trợ?

4. Mục đích của ngân sách ngân quỹ? Vai trò của dự đoán doanh thu trong quá trình xây dựng ngân sách ngân quỹ?

5. Thảo luận những lợi ích khi công ty thực hiện lập ngân sách ngân quỹ.

6. Nhà quản trị tập trung vào những khoản mục nào để tăng tính chính xác của ngân sách ngân quỹ ?

7. Tại sao việc dự đoán doanh thu rất quan trọng trong việc xây dựng ngân sách ngân quỹ?

8. Mục tiêu chính của các báo cáo dự toán là gì? Là một báo cáo dự toán về tương lai, các báo cáo này khác với ngân sách ngân quỹ như thế nào?

9. Hai cách cơ bản để chúng ta xây dựng dự toán báo cáo tài chính là gì?

10. Mục tiêu của nhà quản trị tài chính trong việc đánh giá các dự toán báo cáo tài chính?

BÀI TẬP

1. Một công ty có doanh số hiện tại và dự kiến trong tương lai như sau:

Tháng 1 2 3 4 5 6 7

Doanh số

(triệu $) 100 120 140 200 100 160 180

Biết rằng, mua sắm nguyên vật liệu trước 1 tháng bằng 30% daonh số dự kiến của tháng. Trong đó, 40% thanh toán ngay trong tháng, số còn lại thanh toán vào tháng sau. Chi phí tiền lương 40 triệu $ mỗi tháng và chi phí quản lý hàng tháng là 20 triệu $, trả tiền lãi vay 30 triệu $ vào tháng 3 và tháng 6. Ngoài ra công ty còn nhận tiền hoa hồng vào cuối tháng 6 bằng 1.5% trên tổng doanh số bán hàng 6 tháng đầu năm. Hãy lập ngân sách ngân quỹ cho 6 tháng đầu năm?

2. Bảng cân đối tài sản của một công ty vào ngày 31/12/1999 như sau:

Tài sản triệu $ Nguồn vốn triệu $

Tiền mặt 150 Nợ ngắn hạn 200

Khoản phải thu 225 Khoản phải trả 300

Tồn kho 375 Nợ dài hạn 750

Chi phí trích trước 180 Cổ phần thường 1125

Nguyên giá TSCĐ 3750 Vốn bổ sung 375

Khấu hao 750 Thu nhập giữ lại 1180

Tài sản cố định ròng 3000

Tổng tài sản 3930 Tổng nguồn vốn 3930

Công ty dự kiến doanh số năm đến là 3000 triệu $, với chi phí hàng đã bán bằng 60% doanh số, khấu hao tài sản cố định đều 10 năm, lãi suất vay dài hạn 12%/năm và lãi suất vay ngắn hạn 10%/năm (khấu hao theo giá trị tài sản cố định ròng và các khoản vay theo báo cáo năm 1999). Chi phí quản lý và bán hàng 330 triệu $ và thuế suất thu nhập 20%.

Biết rằng chi phí trích trước không đổi vào năm đến, Khoản phải thu, tồn kho tăng hơn so với năm trước 20% và khoản phải trả tăng 30%. Công ty sẽ đầu tư một thiết bị mới vào cuối tháng 12 năm đến trị giá 600 triệu $, trả cố tức cho cổ đông là 61 triệu $. Nợ ngắn hạn

tăng 100 triệu $, trong khi nợ dài hạn giảm 150 triệu $. Cổ phần thường và vốn bổ sung vẫn không thay đổi.

a. Hãy lập báo cáo thu nhập năm 2000?

b. Lập bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12/2000?

3. Một công ty dự đoán sản lượng bán ra 4 tháng đến như sau:

Tháng 3 4 5 6 7

Sản lượng 3.000 3.000 5.000 2.500 2.000

Tồn kho duy trì bằng 50% sản lượng tháng sau, chi phí NVL 0.2 triệu $/Đvị trả ngay khi mua sắm, chi phí nhân công 0.08 triệu /đvị trả sau một tháng và chi phí sản xuất chung mỗi tháng 30 triệu $. Trả cổ tức theo kế hoạch vào tháng 5 là 45 triệu $. Hãy lập kế hoạch sản xuất và ngân sách mua sắm quí 2?

4. Một công ty dự kiến sản lượng bán ra cho 6 tháng đến như sau:

Tháng 12 1 2 3 4 5 6 7

Sản lượng 400 500 450 450 800 920 1.100 1.000

Tồn kho duy trì bằng 120% nhu cầu tháng sau. Biết tồn kho cuối tháng 12 là 600 đvị. Chi phí NVL là 0.08 triệu $/đvị mua trước nhu cầu 1 tháng và thanh toán vào tháng sau, chi phí nhân công 0.04 triệu $/đvị được trả ngay trong tháng và chi phí sản xuất chung 35 triệu mỗi tháng. Tiền lãi vay dài hạn trả vào tháng 5 là 50 triệu $. Hãy lập ngân sách sản xuất cho 6 thang đến và xác định thay đổi khoản phải trả trong kỳ?

5. Một công ty có doanh số hiện tại và dự kiến cho 6 tháng đến như sau:

Tháng 2 3 4 5 6 7 8 9

Sản lượng 680 620 600 540 500 550 800 850

Biết rằng thu ngay trong là 20%, thu sau 1 tháng 50%, thu sau 2 tháng 20% và số còn lại xem như mất mát. Hãy lập ngân sách bán hàng cho tháng 4-9 và xác định thay đổi khoản phải thu trong kỳ?

6. Một công ty kinh doanh nhiều loại sản phẩm, dự đoán doanh số bán ra cho các tháng đến như sau:

Tháng 9 10 11 12

Doanh số (triệu $) 80 100 150 120

Biết rằng thu ngay 20%, số còn lại là bán tín dụng, trong đó, 30% thu sau 1 tháng và 70% thu sau 2 tháng.

a. Hãy lập kế hoạch bán hàng và xác định thay đổi khoản phải thu cho 2 tháng 11-12? b. Giả sử, các khoản chi tháng 11 là 130 triệu $ và tháng 12 là 80 triệu $. Biết số dư tiền mặt tháng 10 là 50 triệu $ và cũng là số dư tiền mặt tối thiểu phải duy trì. Hãy lập kế hoạch ngân quỹ cho 2 tháng 11-12?

7. Một công ty dự định lập kế hoạch ngân sách ngân quỹ cho quí I. Doanh số hiện tại và dự đoán như sau:

Tháng 11 12 1 2 3 4

Doanh số (triệu $) 120 140 190 210 230 230

Dự kiến bán hàng của công ty như sau: 30% thu ngay trong tháng, số còn lại bán tín dụng, trong đó : 40% thu sau 1 tháng và 60% thu sau 2 tháng.

Dự kiến mua sắm NVL như sau: mua sắm NVL trước 1 tháng trị giá bằng 20% doanh số và thanh toán cho nhà cung cấp sau 1 tháng, chi phí nhân công bằng 50% doanh số và trả

ngay trong tháng, chi phí sản xuất chung 12 triệu $ mỗi tháng, chi phí bán hàng và quản lý bằng 5 % doanh số. chi phí khấu hao 25 triệu$/tháng, trả tiền thuế 20 triệu $ và thanh toán cổ tức 16 triệu $ vào tháng 3. Biết rằng số dư tiền mặt vào tháng 12 là 70 triệu$ và số dư tiền mặt cần duy trì tối thiểu là 65 triệu $. Hãy lập dự toán thu chi và kế hoạch ngân quỹ quí I cho công ty?

8. Một công ty có doanh số hiện tại và dự kiến như sau:

Tháng 4 5 6 7 8 9

Doanh số (triệu $) 320 300 275 275 290 330

Mua sắm (triệu $) 130 120 120 180 200 170

Các dự kiến bán hàng và mua sắm NVL của công ty như sau: bán hàng thu ngay trong tháng 10%, số còn lại bán tín dụng, trong đó : 20% thu sau 1 tháng, 80 % thu sau 2 tháng. Thanh toán tiền mua sắm NVL 40 % sau 1 tháng, số còn lại thanh toán sau 2 tháng.

Chi phí nhân công bằng 10% doanh số của tháng, chi phí sản xuất chung 12 triệu $ mỗi tháng. Trả tiền lãi vay theo kế hoạch vào tháng 6 và 9 là 30 triệu $, thanh toán cổ tức 50 triệu $ vào tháng 6, và trả tiền thuế 25 triệu $ vào các tháng 6,9. Đầu tư tài chính 300 triệu $ trong tháng 9. Biết rằng, số dư tiền mặt tháng 6 là 20 triệu $ và số dư tối thiểu cần duy trì (lề

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị tài chính (Trang 112 - 120)