Các nguồn tài trợ từ việc vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị tài chính (Trang 149 - 153)

2. CÁC NGUỒN TÀI TRỢ NGẮN HẠN

2.3.Các nguồn tài trợ từ việc vay ngắn hạn

Các nguồn tài trợ ngắn hạn do vay mượn có thể được chia làm hai loại: Nợ có đảm bảo và nợ không có đảm bảo.

2.3.1. Nguồn tài trợ ngắn hạn không có đảm bảo

Những doanh nghiệp có tiềm lực mạnh, có uy tín có thể nhận được những khoản tiền vay ngắn hạn không có đảm bảo, do các ngân hàng tài trợ mà không đòi hỏi bất cứ sự đảm bảo nào.

Các hình thức tài trợ ngắn hạn không có đảm bảo chủ yếu bao gồm: - Hạn mức tín dụng hay rút vượt.

- Hợp đồng tín dụng tuần hoàn. - Tín dụng thư.

- Tài trợ theo hợp đồng.

a. Hạn mức tín dụng (Overdraft or Line of credit)

Hạn mức tín dụng hay rút vượt là một thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng mà theo đó, ngân hàng đồng ý tạo sẵn một khoản tín dụng nào đó trong tài khoản của công ty. Doanh nghiệp có thể sử dụng khoản tín dụng này trong hạn mức thỏa thuận với ngân hàng. Thỏa thuận này thường được thiết lập trên cơ sở từng năm.

Chẳng hạn, nếu một thỏa thuận quy định hạn mức tín dụng của công ty A là 1000 triệu VND, thì điều đó có nghĩa là công ty có thể sử dụng số tiền này do ngân hàng tài trợ mà không phải có bất cứ sự đảm bảo nào.

Tại thời điểm kết thúc mối năm, ngân hàng sẽ xem xét lại tình hình hoạt động tài chính của công ty và trên cơ sở đó có thể gia hạn hay điều chỉnh hạn mức tín dụng.

Chi phí của nguồn tín dụng này được tính trên tổng giá trị tín dụng mà công ty đã sử dụng.

Nhìn chung, đây là nguồn ngân quỹ có chi phí thấp. Song bất lợi của hình thức này là doanh nghiệp phải duy trì khả năng tài chính để hoàn trả khi ngân hàng yêu cầu, tức là ngân hàng có thể từ chối thực hiện thỏa thuận cấp tín dụng.

b. Thỏa thuận tín dụng tuần hoàn (Revolving credit agreement)

Thỏa thuận tín dụng tuần hoàn cũng là một nguồn tài trợ ngân quỹ do các ngân hàng thương mại cấp cho doanh nghiệp. Theo thỏa thuận này, doanh nghiệp có thể sử dụng toàn bộ hạn mức tín dụng theo thỏa thuận với ngân hàng vào bất cứ thời điểm nào.

Vào thời điểm cuối năm, nếu hai bên không có yêu cầu thay đổi thì khoản tín dụng này lại được tái tục.

Như vậy, tín dụng tuần hoàn là một nguồn tài trợ khá ổn định. Tuy nhiên doanh nghiệp phải trả lãi trên tổng mức tín dụng đã thỏa thuận bất luận có sử dụng chúng hay không. Thể thức thanh toán và lãi suất tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên.

c. Tín dụng thư (Letter of credit – LC)

Tín dụng thư thường được các doanh nghiệp sử dụng để nhập khẩu hàng hóa. Doanh nghiệp nhập khẩu có thể đề nghị một ngân hàng cung cấp tín dụng để mua hàng hóa từ một nhà xuất khẩu nước ngoài. Nếu ngân hàng chấp nhận cấp tín dụng, thì họ sẽ ký phát một tín dụng thư cam kết sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu khi nhận được bộ hồ sơ xuất khẩu. Tín dụng thư này được gửi tới ngân hàng liên lạc, đại diện cho nhà xuất khẩu.

Khi nhận được thông báo của ngân hàng liên lạc, nhà xuất khẩu sẽ giao hàng, hoàn chỉnh bộ hồ sơ và ký phát hối phiếu đòi tiền và gửi tới ngân hàng phát hành LC thông qua ngân hàng bên xuất khẩu. Ngân hàng phát hành sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu khi nhận được chứng từ hợp lệ số tiền ghi trong LC thông qua ngân hàng đại diện của nhà xuất khẩu.

Sau khi thanh toán hoàn tất, số tiền này sẽ trở thành một khoản tín dụng do ngân hàng tài trợ cho nhà nhập khẩu. Trong những giao dịch này nhà nhập khẩu phải trả hoa hồng cho ngân hàng.

Để được chấp nhận mở tín dụng thư, thì trước đó nhà nhập khẩu thường phải ký quỹ một khoản tiền nào đó tại ngân hàng. Độ lớn của khoản tiền này tùy thuộc vào vị thế tín dụng của nhà nhập khẩu theo cách đánh giá của ngân hàng và quy định của ngân hàng Nhà nước.

d. Tài trợ theo dự án hay hợp đồng (Transaction Loan)

Khi một doanh nghiệp nhận được một hợp đồng, hay dự án để cung ứng hàng hóa hay dịch vụ cho khách hàng, doanh nghiệp có thể tiếp xúc với ngân hàng và yêu cầu tài trợ ngân quỹ cho quá trình thực hiện hợp đồng (hay dự án).

Chẳng hạn, một doanh nghiệp nhận được một hợp đồng cung ứng hàng hóa cho một công ty lớn. Công ty có thể đề nghị ngân hàng cho vay một khoản tiền theo thể thức cấp tín dụng theo hợp đồng để mua nguyên liệu và thanh toán các chi phí khác nhằm hoàn thành hợp đồng. Ngân hàng thường sẵn sàng chấp thuận tài trợ tín dụng theo thể thể thức này, nhất khi là bên đối tác của doanh nghiệp là những công ty lớn và đáng tin cậy. Đồng thời, ngân hàng thường đảm nhận các dịch vụ thanh toán cho hợp đồng, do đó các khoản thu từ hợp đồng thường được khấu trừ vào khoản tín dụng đã cấp.

Trường hợp trong khi đang thực hiện hợp đồng mà công ty tiếp tục ký được những hợp đồng khác, thì ngân hàng có thể đánh giá riêng lẻ từng hợp đồng và chấp thuận tài trợ cho các hợp đồng đó.

Hình thức tài trợ theo hợp đồng thường được sử dụng để tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là các nhà thầu.

Tỷ lệ lãi suất của các khoản cho vay không có đảm bảo thường thay đổi tùy theo ngân hàng và phụ thuộc vào vị thế tín dụng của doanh nghiệp đi vay.

2.3.2. Tài trợ ngắn hạn có đảm bảo

Trong nhiều trường hợp, các khoản tài trợ không có đảm bảo có thể đem lại rủi ro cho người đi vay. Bởi vậy, phần lớn tín dụng mà các định chế tài chính cung ứng cho các doanh

nghiệp thường là tín dụng có đảm bảo. Hình thức đảm bảo thông dụng nhất mà các định chế tài chính thường yêu cầu là thế chấp (Collateral). Tài sản thế chấp thường bao gồm các khoản phải thu, giấy hẹn nợ (Promissory note), các loại hàng hóa, bất động sản, các loại chứng từ có giá khác, hoặc là sự bảo lãnh của thể nhân hay pháp nhân khác v.v…

Các hình thức tài trợ ngắn hạn có đảm bảo bao gồm:

a. Vay có thế chấp bằng khoản phải thu

Một doanh nghiệp có thể cung cấp sự đảm bảo đối với một khoản vay ngắn hạn bằng cách sử dụng các hóa đơn thu tiền bán hàng để thế chấp tại các định chế tài chính. Nếu các tổ chức tài chính chấp thuận tài trợ thì họ sẽ tiến hành đánh giá chất lượng của các hóa đơn và sau đó ấn định giá trị của khoản cho vay. Giá trị của khoản cho vay tùy thuộc vào mức độ rủi ro của khoản phải thu và thường dao động từ 20 đến 90% giá trị danh nghĩa của khoản phải thu.

Khi đã xác định được giá trị của khoản phải thu, doanh nghiệp sẽ gửi ngân hàng bản liệt kê danh sách các khoản phải thu, cam kết thời hạn trả và tổng giá trị sẽ vay. Doanh nghiệp cũng nhận được từ ngân hàng bảo đảm cam kết tài trợ và sau đó chuyển tất cả các khoản phải thu sang phần thanh toán và bù trừ cân đối công nợ khi chúng đáo hạn.

Thông thường, khi đã thiết lập được sự tin cậy ngân hàng có thể tiếp tục cho vay trên cơ sở nhận cầm cố những khoản phải thu mới.

b. Mua nợ (Factoring)

Doanh nghiệp có thể gia tăng nguồn ngân quỹ ngắn hạn bằng cách chiết khấu các khoản phải thu tại các định chế tài chính. Sau khi việc mua bán hoàn tất bên mua nợ sẽ có trách nhiệm thu hồi các khoản nợ khi chúng đáo hạn và chịu mọi rủi ro nếu gặp phải những món nợ khó đòi. Mua nợ được áp dụng cho cả bán hàng nội địa và xuất khẩu.

Hình 9.5 minh họa thành phần tham gia và các hoạt động liên quan trong một giao dịch mua nợ nội địa.

Hình 9.5. Các bên và các hoạt động liên quan trong một giao dịch mua nợ nội địa

Hơn thế nữa, các doanh nghiệp còn có thể thỏa thuận với bên mua nợ và bán chịu cho khách hàng mà không phải chịu nhiều rủi ro. Bởi công ty mua nợ sẽ kiểm tra vị thế tài chính của khách hàng trước khi chấp nhận sẽ mua chứng từ của một thương vụ bán chậm trả. Tuy nhiên chi phí của nguồn tín dụng này khá cao, bởi công ty mua nợ sẽ áp dụng mức chiết khấu cao để bù đắp các chi phí như chi phí kiểm tra tư cách tín dụng của khách hàng, rủi ro không thu hồi được nợ và lợi nhuận của họ.

c. Vay thế chấp bằng hàng hóa

Bên cạnh các loại chứng từ có giá, doanh nghiệp cũng thường sử dụng các loại hàng hóa, tài sản để thế chấp cho các khoản vay ngắn hạn. Trị giá của những khoản vay này tùy

Khách hàng

Doanh nghiệp Người mua nợ (ngân hàng công ty tài chính, công ty mua nợ)

Bán chứng từ bán hàng (1) cho người mua nợ

(2) Trả tiền theo thỏa thuận (3) (4) Trả tiền cho người mua nợ Bán cho khách hàng trả tiền người mua nợ

thuộc vào mức độ rủi ro, khả năng chuyển đổi thành tiền mặt và tính ổn định về giá cả của các loại hàng hóa thế chấp.

Vay có thế chấp bằng hàng hóa bao gồm có các hình thức sau: - Vay ký thác bằng hàng hóa.

- Vay có thế chấp bằng ký hối phiếu hàng di chuyển được. - Vay có thế chấp bằng ký hối phiếu hàng cồng kềnh.

* Vay ký thác bằng hàng hóa

Vay ký thác là khoản vay do ngân hàng tài trợ trên cơ sở những hàng hóa đặc biệt thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Đặc trưng của vay ký thác là nó chỉ được ngân hàng chấp nhận khi doanh nghiệp đi vay có những hàng hóa dễ nhận diện và có giá trị lớn trên thị trường.

Theo thỏa thuận vay ký thác, người vay phải nộp văn bản ủy thác chỉ rõ những hàng hóa thuộc sở hữu của họ được giao cho ngân hàng quản lý. Đổi lại, doanh nghiệp nhận được một hối phiếu để được rút tiền từ ngân hàng để trang trải cho toàn bộ chi phí của giao dịch mua hàng. Sau đó, theo thoả thuận ngân hàng ký phát lệnh giải chấp để bán hàng và thanh toán khoản nợ.

* Vay thế chấp bằng ký hối phiếu hàng di chuyển được

Đối với những hàng hóa dễ vận chuyển được dùng làm thế chấp, chúng có thể đem lại nhiều rủi ro cho người cho vay, bởi người vay có thể mang bán chúng mà ngân hàng không biết. Do đó ngân hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp phải gửi hàng vào một kho công cộng trước khi chấp thuận cho vay.

Theo hình thức cho vay này, người vay không được phép bán hàng hóa khi chưa có lệnh giải chấp bằng văn bản của ngân hàng. Ngân hàng chỉ đồng ý cấp văn bản giải chấp khi họ được đảm bảo rằng tiền bán hàng sẽ được bên đi vay sử dụng để hoàn trả món nợ đã vay.

* Vay ký thác bằng chứng từ lưu kho hàng cồng kềnh

Loại thỏa thuận tín dụng này tương tự như thỏa thuận vay có thế chấp bằng ký hối phiếu hàng di chuyển được, chỉ khác là do hàng hóa thế chấp thuộc loại cồng kềnh (gỗ cây, sắt thép…) nên vật thế chấp là một hóa đơn lưu kho nội địa của công ty.

d. Bảo lãnh của bên thứ ba

Một công ty cũng có thể vay được những khoản tiền ngắn hạn nếu được một cổ đông chính hay một bên thứ ba khác có tư cách tín dụng tốt đảm bảo với ngân hàng là đồng ý làm người bảo đảm cho món nợ. Những người bảo lãnh này sẽ viết một cam kết gửi ngân hàng, khẳng định trách nhiệm trả món nợ thay cho người vay trong trường hợp người này bị mất khả năng chi trả.

Sự bảo lãnh có thể là riêng biệt hay bảo lãnh nối tiếp. Nếu là bảo lãnh riêng biệt thì nó chỉ đảm bảo cho một món nợ duy nhất, còn nếu là bảo lãnh nối tiếp thì nó bao trùm lên hàng loạt giao dịch vay mượn. Ngoài ra, bảo lãnh còn có thể là bảo lãnh toàn phần đối với khoản tiền vay.

2.3.3. Một số nguồn tài trợ ngắn hạn khác

Trong nền kinh tế phát triển, ngoài những hình thức tài trợ trên còn khá nhiều nguồn ngân quỹ ngắn hạn khác mà các công ty có thể huy động. hai công cụ thường được những công ty lớn sử dụng là thương phiếu và thuận nhận ngân hàng.

Thương phiếu: Là những giấy hẹn nợ, cam kết sẽ hoàn trả món nợ cho chủ nợ khi đáo hạn. Loại công cụ này thường do các công ty lớn, có tiềm lực tài chính mạnh phát hành để vay tiền của công chúng và các thành viên trên thị trường tiền tệ. Doanh nghiệp phải xin phép Ủy ban chứng khoán quốc gia mỗi khi phát hành.

Thuận nhận ngân hàng: Là một thỏa thuận mà ngân hàng cho phép khách hàng của nó ký phát hóa đơn trả tiền. Thỏa thuận này phát sinh khi người bán gửi hóa đơn thu tiền tới

người mua. Ngân hàng của người mua chấp nhận hóa đơn và ghi chú thuận nhận thanh toán lên trên đó. Theo thỏa thuận này, doanh nghiệp có thể mua hàng hóa, dịch vụ từ các nhà cung cấp và ngân hàng đồng ý sẽ thanh toán những hóa đơn này.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị tài chính (Trang 149 - 153)