Tài năng của người phụ nữ

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình việt nam thế kỷ xviii xix (Trang 65 - 70)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Tài năng của người phụ nữ

Như đã nói, chân dung phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ XVIII - XIX được khắc họa một cách chân thực, toàn diện không chỉ ở ngoại hình, nội tâm mà còn ở khía cạnh tài năng... Số lượng thơ nở rộ, áp đảo so với những thế kỷ trước. Nội dung và hình thức thơ cũng phong phú và đa dạng hơn, lột tả nhiều khía cạnh, ở nhiều góc độ và mức độ số phận của người phụ nữ.

Nguyễn Du thể hiện sự trân trọng đối với những người ca kỹ có tài năng đánh đàn, múa hát gây xúc động lòng người nhưng không gặp may mắn trong cuộc sống. Họ là những người phụ nữ không có được một số phận bình lặng như những người khác, phải làm nghề mua vui cho thiên hạ, dựa vào sự tán thưởng, yêu thích của người khác để kiếm sống.

Long thành cầm giả ca, Điếu La thành ca giả, Ngô gia đệ cựu ca cơ, Độc Tiểu Thanh kí... là những tác phẩm đặc sắc thể hiện rõ nét tình cảm chân thành và

sâu sắc của tác giả dành cho những kiếp người bất hạnh, nhất là những người phụ nữ khổ đau, bị vùi dập trong xã hội thời phong kiến Việt Nam. Những hình ảnh ấy, số phận ấy đều mang tính điển hình sâu sắc, phản ảnh hiện thực xã hội đương thời và đều đã tố cáo mạnh mẽ tính chất tàn nhẫn của xã hội cũ. Long thành cầm giả ca

được sáng tác bằng thể thơ cổ, có nguồn gốc từ thơ Nhạc phủ đời Hán (Trung Quốc). Tác phẩm viết về một con người tài hoa một thời, giờ nhan sắc tiều tụy, không còn ai chú ý đến nữa. Nhà thơ tỏ lòng xót thương ngậm ngùi của mình đối với cô gái gảy đàn, qua đó, nghĩ đến cuộc đời dâu bể. Bài thơ mang một tinh thần nhân đạo cao cả. Tác gia sử dụng thể cổ phong với tính chất tự do không hạn chế câu chữ, không cần niêm - đối chặt chẽ và có tính tự sự, tính trữ tình để tường thuật lại một cảnh ngộ mà nhà thơ bất chợt nhìn thấy, đồng thời nói lên những cảm nghĩ của nhà thơ trước tình cảnh đó. Với độ dài cần thiết của thể “ca hành”, nhà thơ có thể thuật lại một đoạn đường đủ dài để tạo ra sự đối lập mang tính chất bước ngoặt trong cảm xúc của người tiếp nhận. Bên cạnh nhận thức về cuộc đời xoay vần thì thái độ trân trọng tài năng gảy đàn của nàng Cầm của nhà thơ hết sức rõ rệt. Không chỉ tán thưởng nàng mà tác giả còn ghi lại tiếng trầm trồ của mọi người khi nghe nàng gảy khúc Cung Phụng ấy. Tiếng đàn giàu cảm xúc khiến lòng người ngây ngất, tiếng đàn khoan nhặt sống động đưa con người bay bổng đến những miền đất của trí tưởng tượng:

“Kì thì tam thất chính phương niên Hồng trang yểm ái đào hoa diện Đà nhan hám thái tối nghi nhân Lịch loạn ngũ thanh tùy thủ biến Hoãn như sơ phong độ tùng lâm Thanh như song hạc minh tại âm Liệt như Tiến Phúc bi đầu toái tích lịch Ai như Trang Tích bệnh trung vi Việt ngâm

Thính giả mĩ mĩ bất tri quyện”

Áo hồng ánh lên mặt hoa đào,

Má hừng rượu, vẻ ngây thơ, rất dễ thương,

Năm cung réo rắt, theo ngón tay mà thay đổi điệu. Tiếng khoan như gió thoảng qua rừng thông, Tiếng trong như đôi hạc kêu trên cao thẳm, Tiếng lạnh như sét đánh tan bia Tiến Phúc

Tiếng buồn như Trang Tích ngâm tiếng Việt lúc bệnh, Người nghe say sưa không biết mỏi)

Cầm ca luôn bị xem là một cái nghiệp chứ không được coi như một cái nghề trong xã hội phong kiến, những người ca kỹ thời ấy bị xã hội ném cho không ít cái nhìn khinh bỉ, bị hắt hủi và chà đạp. Thế nhưng, vượt lên trên mọi định kiến, tài năng của con người vẫn là thứ tồn tại khách quan không thể phủ nhận. Nàng Cầm không xinh đẹp lắm, nhưng ngón đàn của nàng, phép xã giao của nàng khiến người ta say đắm, ngây ngất. Đặc biệt, tiếng đàn của nàng được rất nhiều người yêu thích. Đó là sự thăng hoa của tài năng, của cảm xúc được thể hiện qua nhiều cung bậc. Bao nhiêu bậc trượng phu quân tử đã thưởng thức nàng, đã không tiếc vung tay thưởng nhiều tiền cho nàng để bày tỏ lòng cảm mến.

Ở một tác phẩm khác, Nguyễn Du cũng dành sự trân trọng dành cho người ca nữ xinh đẹp:

“Nhất chi nùng diễm há bồng doanh Xuân sắc yên nhiên động lục thành. Thiên hạ hà nhân liên bạc mệnh ? Trủng trung ưng tự hối phù sinh. Yên chi bất tẩy sinh tiền chướng Phong nguyệt không lưu tử hậu danh. Tưởng thị nhân gian vô thức thú, Cửu tuyền khứ bạn Liễu Kỳ Khanh”

(Như cánh hoa thắm từ cõi tiên xuống,

Thiên hạ ai kẻ thương người bạc mệnh?

Dưới mồ, chắc cũng hối hận cho kiếp phù sinh. Lúc sống, phấn son không rửa được nghiệp chướng, Chết rồi chỉ để lại tiếng gió trăng mà thôi.

Chắc nghĩ rằng trên đời không ai hiểu được mình, Nên xuống suối vàng làm bạn với ông Liễu Kỳ Khanh!)

(Điếu La thành ca giả) Một người ca nữ với “sắc đẹp uyển chuyển làm rung động cả sáu thành”, chắc hẳn đã làm rung động nhiều trái tim si tình và đã được tán thưởng không ít. Nhưng sắc đẹp cộng với tài hoa ca múa như “từ cõi tiên xuống” cũng không cứu vãn được số phận cô đơn của nàng, nằm xuống ba tấc đất, thứ nàng nhận được cuối cùng vẫn là sự châm chích không thiện cảm của người đời. Cái nhìn nhẹ nhàng và công bằng cho người ca nữ được tác gia bày tỏ vào những câu kết của bài thơ. Không chỉ bày tỏ lòng “thương người bạc mệnh”, tác gia đã thể hiện cái nhìn nhân đạo sâu sắc khi cho rằng khi nàng chết đi cũng là khi nàng đang bước chân trên con đường tìm kiếm một người “hiểu được mình”, chỉ vì cuộc sống thực không cho nàng gặp được người ấy nên nàng mới tìm kiếm ở một thế giới khác. Mặc kệ cái tiếng “xướng ca vô loài”, Nguyễn Du nhìn trực diện vào con người cô gái với tài năng và nhan sắc rung động lòng người nhưng số phận không may mắn - người con gái bạc mệnh đáng thương và đáng tôn trọng.

Trong Ngô gia đệ cựu ca cơ, một lần nữa Nguyễn Du lại bày tỏ sự cảm thông trước cảnh đời của người ca nữ nhưng ở một khía cạnh khác:

“Kiến thuyết giá nhân dĩ tam tử, Khả liên do trước khứ thời y”

(Nghe nói nàng đã có chồng và được ba con,

Ái ngại thay vẫn phải mặc cái áo thời trước (tức là vẫn làm con hát)) Một người con gái có giọng hát uyển chuyển, đã lấy chồng nhưng đến lúc đầu bạc vẫn chưa thoát được kiếp sống mua vui cho thiên hạ, điều ấy phần nào nói lên hoàn cảnh sống hiện tại của cô. Tác giả ái ngại thay cho cô và thương xót thay

cho cuộc sống bấp bênh của cô. Vào thời điểm ấy, có lẽ hạnh phúc của người phụ nữ chính là có được một gia đình êm ấm, được chăm sóc cho chồng con chứ không phải bươn chải với cái nghiệp cầm ca vốn bị mọi người nhìn với ánh mắt không mấy thiện cảm vì sinh kế.

Sự cảm thông, thương xót của các tác giả dành cho người phụ nữ còn được đẩy lên một mức cao hơn là sự đồng cảm của tác giả đối với các nhân vật. Tài làm thơ của tài nữ Tiểu Thanh trong Độc Tiểu Thanh Ký của Nguyễn Du là một điển hình. Đại thi hào đã bày tỏ sự thương xót cho một cô gái tài năng hơn người phải chịu nỗi uất hận, đau buồn đến chết khi đang tuổi xuân thì phơi phới. Hoàn cảnh của Tiểu Thanh cũng là bi kịch mà rất nhiều phụ nữ trong xã hội cũ phải chịu đựng, nín nhịn, bất lực…

“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư, Độc điếu song tiên nhất chỉ thư”

(Vườn hoa cạnh Tây Hồ đã thành bãi hoang,

Ta chỉ viếng nàng qua bài ký đọc trước cửa sổ mà thôi)

Các tác giả trung đại cũng nhiều lần thể hiện tình cảm trước tài năng của người phụ nữ cùng thời. Quý cái tài, trọng cái tình của những người con gái mang phận má hồng bạc bẽo lại vượt lên trên định kiến của người đời để tự khẳng định mình, nổi danh tài nữ nhiều người biết đến:

- “Kiến thuyết giai chương xuất quý nhân, Lữ hoài bất giác bội ân cần”

(Nghe nói bài thơ hay là của quý nhân,

Tấm lòng lữ thứ bất giác thấy ân cần gấp bội)

(Ký tài nữ - Ninh Tốn) - “Sạ văn hàn mặc thuộc nga my,

Triển chuyển linh nhân bán tín nghi”

(Chợt nghe nói có người con gái giỏi văn chương, Khiến người ta phải nửa tin nửa ngờ)

- “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,

Đồng quản quân danh dĩ hữu dư!”

(Tự nghìn xưa, người đời ai chẳng chết,

Danh tiếng nàng còn truyền mãi trong sử truyện các bậc tài nữ) (Thập bất tất tư - Ngô Thì Sĩ) Những tài nữ có cùng sở thích và tài năng thi ca với các các tác giả - giới trí thức của thời đại - chỉ khác ở chỗ những người phụ nữ ấy không được xã hội tạo điều kiện để phát huy tốt nhất khả năng thiên phú mà mình có.

Ca ngợi, ngưỡng mộ và trân trọng là thái độ mà các tác giả dành cho những người phụ nữ có tài năng. Dù là người thân hoặc là những người xa lạ với nhau thì cũng không quan trọng bởi cái mà các tác giả nhìn vào để trân trọng không phải là mối quan hệ thâm giao ca tụng lẫn nhau, cái mà các nhà thơ trung đại ca ngợi chính là tài năng mà họ có thể nhìn thấy, nghe thấy… Đó là tiếng đàn uyển chuyển làm nên danh tiếng một thời của nàng Cầm, là giọng hát rung động sáu thành của người ca nữ, là những bài thơ được thiên hạ truyền tụng ngợi ca… Ngay khi thể hiện những điều đó vào tác phẩm của mình, các tác giả đã có ý thức trân trọng tài năng, thương cảm cho số phận của nhân vật. Bằng một vài nhân vật, tác giả khái quát thành tấm lòng xót xa cho cuộc đời của những cô gái có tài năng, có khát vọng sống nhưng bị cuộc đời phong tỏa, vùi dập không thương tiếc.

Có thể nói, các tác giả trung đại đã dành cho những người phụ nữ có tài năng trong xã hội cũ một sự quan tâm lớn, một chỗ đứng nhất định trong văn học. Trong thơ trữ tình, những tác giả sáng tác về đối tượng này đều có dụng ý tôn vinh , xem trọng tài năng các nhân vật nữ. Đó là một biểu hiện tiến bộ, khởi nguồn cho vấn đề bình đẳng giới, đòi quyền hạnh phúc cho mọi giai tầng xã hội.

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình việt nam thế kỷ xviii xix (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)