Vẻ đẹp và tài năng của người phụ nữ

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình việt nam thế kỷ xviii xix (Trang 57)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.Vẻ đẹp và tài năng của người phụ nữ

2.1.1. Vẻ đẹp của người phụ nữ

Vẻ đẹp của người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ XVIII - XIX được các tác giả chú ý khắc họa một cách toàn diện ở cả ngoại hình và nội tâm. Đó là cái đẹp từ hình thức cho đến tâm hồn, cái đẹp lay động con người từ những giá trị thực, được cảm nhận qua nhiều bình diện. Những người phụ nữ trong xã hội có thể có những hoàn cảnh sống khác nhau, thuộc những tầng lớp xã hội khác nhau nhưng phần lớn đều mang những đức tính tốt đẹp, cao quý, có nhân cách và phẩm hạnh đáng được tôn trọng. Họ nhận được những cái nhìn thiện cảm, những tình cảm trân trọng của các tác giả.

Về ngoại hình, các tác phẩm thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ trong cả môi trường quý tộc và bình dân với những nét khác biệt nhất định. Phụ nữ quý tộc thường gắn liền với châu ngọc, với vẻ ung dung yểu điệu, với những đặc trưng thể hiện thân phận của họ. Các tác giả rất khéo léo lựa chọn hình ảnh so sánh, vẽ nên nét đẹp đằm thắm của người phụ nữ quý tộc một cách tinh tế trong nhiều hoàn cảnh, vẻ đẹp ấy vẫn là vẻ đẹp thuần Việt, vẫn hiền hòa và dịu dàng ngọt ngào...

- “Quảng hàn cung lý giáng tiên nga. Thác nhập thi thư thế đức gia”

(Trên cung Quảng hàn giáng xuống một nàng tiên, Thác sinh vào một gia đình thi thư, đạo đức)

- “Mộng hồi la trướng, lệ châu san, Lãn hoán kinh thoa liễm thúy hàn”

(Giấc mơ về nơi la trướng, thấy bà rơi hạt châu,

Ra chiều lười biếng, không thay cái kinh thoa cài trên mái tóc)

(Tống nội tử Ngô Vũ Khanh nam quy - Nguyễn Thông) - “Bất luận vũ kiều ca mị xứ

Lễ dung như thử đại gia nan”

(Không kể nết yêu kiều của điệu múa và vẻ duyên dáng của tiếng ca, Dung nhan lễ mạo như thế, khó có ai theo được)

(Thập tư, V - Ngô Thì Sĩ) Những người phụ nữ quý tộc được thể hiện với vẻ bề ngoài hào nhoáng, rực rỡ. Vẻ bề ngoài ấy có sự khác biệt nhất định so với phụ nữ bình dân. Nếu những người phụ nữ trong môi trường quý tộc khoác lên mình vẻ đẹp đài các, quý phái, sang trọng thì trong môi trường bình dân, người phụ nữ lại toát lên vẻ đẹp giản dị và khỏe khoắn. Họ có thể không quần là áo lượt, không đi đứng khoan thai mà rất năng động để phù hợp với tính chất cuộc sống mà họ có.

Người phụ nữ bình dân sống một cách thanh đạm, không có nhà cao cửa rộng, không có châu báu ngọc ngà mà khỏe khoắn và gắn liền với môi trường họ đang sống, gắn liền với công việc, với tự nhiên. Những người phụ nữ bình dân thường đơn giản, mộc mạc và bình dị. Mỗi một môi trường sống tạo cho người phụ nữ một vẻ đẹp bề ngoài phù hợp, không gượng gạo. Chính sự phù hợp ấy đã làm nên nét đẹp riêng của họ:

- “Sơn thôn nhi nữ cái vô hoa”

(Con gái làng núi mái tóc không cài hoa)

(Quá sơn gia - Miên Trinh) - “Tân đầu chúng nữ cán,

Chiếu kiến hồng phấn trang. Hồng trang nhập hoa lí, Hồ điệp loạn y thường”

(Đầu bến, các cô gái giặt áo,

Soi thấy má hồng trang điểm [của mình]. Má hồng son phấn đi vào hoa,

Bướm bay vờn trên xiêm áo)

(Nam hồ - Miên Trinh)

Hữu sở cảm của Phạm Đình Hổ thể hiện cảm xúc của tác giả về vẻ đẹp ở cả ngoại hình và tính cách ngây thơ của cô gái nhỏ đất Trường An (nhiều người nghiên cứu cho rằng sáng tác này viết về Hồ Xuân Hương thuở còn là thiếu nữ ngây thơ). Cô gái làm những việc vừa sức mình (quét hoa rụng), vừa làm vừa ngắm hoa và nghĩ ngợi. Từ ngoại hình và hành động của cô toát lên vẻ đẹp trong sáng của một cô gái sống trong gia đình bình dân:

“Trường An tiểu nhi nữ, Tiêm thủ quán a hoàn Thâm khuê bất tri khổ Do tảo lạc hoa khan”

(Cô gái nhỏ đất Trường An, Bàn tay xinh quấn hai búi tóc

Chốn khuê phòng kín đáo chẳng biết khổ, Vẫn quét hoa rụng mà ngắm xem)

Những vần thơ đơn giản, trong sáng vẽ nên một cô thiếu nữ xinh xinh ngây thơ, hồn nhiên. Cô gái không có danh tính cũng không có thân thế rõ ràng, thứ rõ ràng nhất trong tác phẩm là vẻ ngây thơ thể hiện ra ngay từ cách “quấn hai búi tóc”, chưa biết lo nghĩ nên “chưa biết khổ”. Ta như cảm nhận được một vẻ đẹp xinh tươi, trong veo của cô gái trẻ vô tình lọt vào mắt của nhà thơ. Cái đẹp ấy là một trong những vẻ đẹp trong trẻo dễ bắt gặp trong cuộc sống đời thường đã tạo nên cảm xúc rung động mạnh mẽ trong tâm hồn tác giả.

“Con người trong thơ trung đại là con người vũ trụ. Điều này xuất phát từ quan niệm triết học phương Đông: “thiên nhân hợp nhất”, “thiên nhân tương dữ”, “nhân thân tiểu vũ trụ”. Con người tồn tại như một phần của vũ trụ, đứng giữa đất

trời, xung quanh là càn, khôn, nhật, nguyệt; bốn bề là tùng, trúc, cúc, mai” [12, tr.147]. Ở thơ trữ tình, đôi khi các nhà thơ viết về thiên nhiên với những đặc điểm rất gần với vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ và ngược lại. Hai đối tượng này một khi được đặt gần nhau hoặc được so sánh với nhau thường tạo ra cảm giác nhập nhòe, mơ hồ, nhờ đó, nâng cao giá trị thẩm mỹ cho tác phẩm. Vẻ đẹp, cách nhìn nhận người phụ nữ được nâng lên một tầm nhìn mang tính nghệ thuật cao:

- “Dương liễu phong khinh yêu đới trụy. Phù dung sương đạm kiểm chi hàn”

(Giải lưng thướt tha như làn gió nhẹ lướt cành dương liễu, Phấn mặt mát lạnh như màu sương nhạt điểm hoa phù dung)

(Đề mỹ nhân dao lỗ đồ - Lê Quang Định) - “Mai thê hạc tử, viên thành thú, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyệt tỉ phong di, khế túc duyên”

(Hoa mai là vợ, chim hạc là con, đó là thú vui, Chị trăng dì gió vốn có duyên nợ từ trước)

(Tự thuật - Tống Duy Tân) Các nhân vật thiếu nữ trẻ dù sống trong môi trường nào cũng thường mang vẻ đẹp tràn đầy sức sống, sức thanh xuân. Các tác giả miêu tả vẻ đẹp ngây thơ đáng yêu của những thiếu nữ trẻ, mơn mởn sức sống. Đây đơn giản là những cái nhìn mang tính chất thưởng thức cái đẹp, gần với việc miêu tả một bông hoa đẹp, một phong cảnh đẹp chứ hoàn toàn không gợi một chút thô tục nào. Nhìn vào vẻ đẹp trong veo ấy, người ta nhận ra một khía cạnh khác của cái đẹp để càng thêm yêu quý, trân trọng cuộc sống:

- “Thiếu tiểu thùy gia nữ, Phong tiền mại tiếu trang. Thiển mi chung học liễu, Đinh mẫn tảo sơ hương”

(Thiếu nữ nhà ai đó,

Mày thưa học nét liễu, Tóc ngắn vừa tỏa hương)

(Thiếu nữ tản kiều - Phạm Đình Hổ) - “Dao lỗ giai nhân cánh khả quan.

Dương liễu phong khinh yêu đới trụy”

(Người đẹp bơi chèo lại càng thêm ưa mắt,

Giải lưng thướt tha như làn gió nhẹ lướt cành dương liễu) (Đề mỹ nhân dao lỗ đồ - Lê Quang Định) - “Băng tác cơ phu, nguyệt tác thần.

Nhất ban kiều diệm huyễn nhiên chân”

(Da như băng tuyết, tinh thần như trăng sáng, Riêng một vẻ yêu kiều, huyền ảo mà chân thực)

(Kính trung mỹ nhân - Nguyễn Hành) - “An cứ kim loan lưỡng ngẫu liên.

Thành tiếu hoán nhân thiên lý mộng”

(Đôi chân như ngó sen vàng cong cong kẹp yên ngựa.

Nụ cười nghiêng thành, gọi người tỉnh giấc mộng nghìn dặm) (Mã thượng mỹ nhân - Ninh Tốn) Đặc biệt, các tác giả đi sâu vào thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, khai thác hình tượng người phụ nữ trong những vai trò khác nhau. Ở khía cạnh này, người phụ nữ hiện lên với những đức tính tốt đẹp tiêu biểu cho một người vơ, người mẹ, người con gái… trong những mối quan hệ ở gia đình và ngoài xã hội. Bất kể họ thuộc tầng lớp quý tộc hay bình dân thì họ vẫn mang những phẩm chất làm nên biểu tượng của người phụ nữ Việt, vẫn dịu dàng, yêu thương, chung thủy, chịu thương chịu khó, nhẫn nhịn và dám hy sinh. Những đức tính ấy của người phụ nữ luôn khiến người ta phải trân trọng, nâng niu.

Nét đẹp của người phụ nữ trong cuộc sống, trong sinh hoạt, ứng xử được ghi nhận qua những đức tính cần mẫn, chăm chỉ trong lao động. Đó là nét đẹp trong tính cách thuần hậu, đảm đang của người phụ nữ Việt:

- “Thôn lạc sinh nhai cần thiếu phụ, Thiềm tiền yêu nguyệt giản miên hoa”

(Thiếu phụ thôn quê, cách sinh nhai thật là cần mẫn,

Ngồi trước thềm chờ trăng sáng để chọn nhặt hoa cây bông) (Long Tịch thôn cư tạp vịnh I - Trịnh Hoài Đức) - “Táo ty phụ nữ các gia tâm,

Tam bồn xuất tự phiên hương kiển”

(Các phụ nữ ươm tơ, ai ai cũng đều hết sức.

Ba nồi ươm lần ra mối, trở mẻ kén nõn thơm tho)

(Quất xã táo ti - Trịnh Hoài Đức) - “Hữu muội đại huynh cung tử chức,

Thử thân ly mẫu khách tha hương”

(Có em gái thay anh lo phận sự làm con, Tấm thân này xa mẹ, lưu lạc quê người)

(Tư gia - Bùi Dương Lịch) Sự hy sinh thầm lặng của những người vợ, người mẹ ngày đêm vun vén gia đình để chồng, con lo công việc trọng đại. Người phụ nữ chấp nhận trở thành hậu phương mờ nhạt phía sau người đàn ông, âm thầm hoàn thành sứ mệnh của mình (sứ mệnh mà thời đại áp đặt lên họ) mà chẳng hề yêu cầu, đòi hỏi sự đáp trả. Đôi lúc, họ bị bỏ quên khi người đàn ông “chí tại bốn phương” muốn vẫy vùng ngoài biển lớn mà lơ là quan tâm đến gia đình, đến người thân. Những người mẹ ấy xem đó là lẽ đương nhiên, bởi“trung quân ái quốc” là điều mà bất kỳ một người mẹ nào khi sinh ra con trai đều phải dạy con, hạnh phúc của một người mẹ chính là khi nhìn thấy con mình lập nên danh nghiệp…

- “Phả nại từ thân thâm niệm tử, Trữ lập giang biên địa nhất đầu Sa thùy nhãn để châu song lệ”

(Làm sao thấu được nỗi lòng mẹ hiền nhớ con, Đứng lặng nơi gò đất ven sông

Bỗng dưng đáy mắt nhỏ đôi hàng lệ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Tư thân thuật hoài - Lê Anh Tuấn)

- “Phụ mẫu sinh nhi giáo hiếu trung,

Thượng nghi báo quốc lập kỳ công”

(Cha mẹ sinh con dạy điều trung hiếu, Trên hết phải lập kỳ công báo đền tổ quốc)

(Xuân nhật ức song thân cảm tác - Đào Tấn) Trịnh Doanh với hai bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Ban chánh cungBan Đông cungtặng cho hai người vợ thể hiện những tình cảm trân trọng đối với sự hiền thục, đảm đang của họ. Ông đặt vào thơ những suy nghĩ của chính mình, ghi nhận những gì mà họ đã cố gắng trong đạo làm vợ, làm mẹ:

- “Tần tảo bấy nay vẹn đạo thường,

Tiếng khen đã ngợi giá Nhâm Khương”

(Ban chánh cung) - “Đội đức hồng quân nhuần tháng hạ,

Rước điềm thái đại tỏ trăng thu”

(Ban Đông cung)

Vọng phu thạch (hòn Vọng phu) được hai tác giả Nguyễn Du và Cao Bá Quát đưa vào những tác phẩm cùng tên với mục đích ca ngợi tấm lòng thủy chung son sắt của người vợ ôm con chờ chồng đến hóa đá. Hình ảnh ấy đã trở thành tấm bia tôn vinh đức hạnh của những người phụ nữ trọn thủy tròn chung, sống vì gia đình và đặt gia đình lên trên hết:

- “Lệ ngân bất tuyệt tam thu vũ,

Đài triện trường minh nhất đoạn văn”

(Mưa thu như dòng lệ chảy không ngớt

Lớp rêu như ghi lại một bài văn ca tụng nàng)

(Vọng phu thạch - Nguyễn Du) - “Huyết lệ yên hòa, minh nguyệt thấp,

Thiên hoang địa lão tình do tạc Dạ dạ xao tàn bích động chung”

(Nhói đẫm dưới trăng trong, tưởng dòng lệ máu, Mây phủ chòm rêu biếc, ngỡ mái tóc thơm. Trời tàn, đất cỗi, mối tình vẫn như xưa,

Tiếng chuông trong động biếc, đêm đêm cứ văng vẳng đến tàn canh)

(Vọng phu thạch - Cao Bá Quát)

Những người phụ nữ vốn đã thiệt thòi với thân phận mình trong một xã hội “trọng nam khinh nữ” như xã hội phong kiến lại càng bị thiệt thòi khi phải gánh vác, bươn chải lo cho gia đình. Nhân vật nữ bình dân đôi khi sống cuộc sống hết sức nhọc nhằn, lam lũ nhưng vẫn kiên cường và cần mẫn lao động. Sự tần tảo đảm đang của người phụ nữ, đặc biệt là phẩm chất của những người phụ nữ bình dân, đã trở thành đức tính cao đẹp được ghi nhận như những phẩm chất tiêu biểu làm nên hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam từ trung đại đến hiện đại:

- “Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng”

(Thương vợ - Trần Tế Xương) - “Ninh sử thiếp phúc nội,

Mạc sử tàm thực khuyết Thiếp nội nhất thân khổ, Tàm bão bát khẩu hoạt”

(Thà bụng em chịu đói,

Chứ không để tằm ăn không no. Em đói một thân khổ,

Nhưng tằm no thì nuôi sống cả nhà tám miệng ăn)

(Tàm phụ từ - Miên Trinh) - “Thiệp lịch ninh từ Tam Điểm hiểm,

(Lặn lội nào quản núi Ba Dội hiểm trở,

Thê lương chẳng ngại đường ngàn dặm xa xôi) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Đồ ngộ đảm nhi tầm phu giả - Đoàn Nguyễn Tuấn) Bản lĩnh của người phụ nữ không phải chỉ loanh quanh với công việc nội trợ, chăm chồng chăm con mà còn thể hiện ở sự tần tảo, không quản ngại vất vả để lo sinh kế cho gia đình. Lo trong lo ngoài, chu toàn cho nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, lại bận bịu “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” với việc đồng áng nhà nông, đồng thời san sẻ lo toan với chồng. Nghị lực phi thường và bản lĩnh đáng khâm phục ấy đã được nhiều tác giả ghi nhận và thể hiện một cách sinh động trong tác phẩm.

Với số lượng tác phẩm lớn viết về người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ XVIII - XIX, các tác giả đã đi sâu khai thác vẻ đẹp của người phụ nữ trong nhiều môi trường, nhiều hoàn cảnh. Vẻ đẹp của người phụ nữ được khắc họa cả ở ngoại hình và nội tâm, trở thành một hình tượng đẹp toàn diện với hình dung uyển chuyển, đức hạnh tròn đầy. Dẫu có lúc vẻ ngoài hằn lên nét lam lũ, không điểm phấn tô son, không có thời gian soi gương chải chuốt thì người phụ nữ vẫn đẹp một vẻ đẹp rất riêng - vẻ đẹp của sự lao động cần mẫn, vẻ đẹp cao quý của đức hy sinh.

2.1.2. Tài năng của người phụ nữ

Như đã nói, chân dung phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ XVIII - XIX được khắc họa một cách chân thực, toàn diện không chỉ ở ngoại hình, nội tâm mà còn ở khía cạnh tài năng... Số lượng thơ nở rộ, áp đảo so với những thế kỷ trước. Nội dung và hình thức thơ cũng phong phú và đa dạng hơn, lột tả nhiều khía cạnh, ở nhiều góc độ và mức độ số phận của người phụ nữ.

Nguyễn Du thể hiện sự trân trọng đối với những người ca kỹ có tài năng đánh đàn, múa hát gây xúc động lòng người nhưng không gặp may mắn trong cuộc sống. Họ là những người phụ nữ không có được một số phận bình lặng như những người khác, phải làm nghề mua vui cho thiên hạ, dựa vào sự tán thưởng, yêu thích của người khác để kiếm sống.

Long thành cầm giả ca, Điếu La thành ca giả, Ngô gia đệ cựu ca cơ, Độc Tiểu Thanh kí... là những tác phẩm đặc sắc thể hiện rõ nét tình cảm chân thành và

sâu sắc của tác giả dành cho những kiếp người bất hạnh, nhất là những người phụ nữ khổ đau, bị vùi dập trong xã hội thời phong kiến Việt Nam. Những hình ảnh ấy, số phận ấy đều mang tính điển hình sâu sắc, phản ảnh hiện thực xã hội đương thời và đều đã tố cáo mạnh mẽ tính chất tàn nhẫn của xã hội cũ. Long thành cầm giả ca

được sáng tác bằng thể thơ cổ, có nguồn gốc từ thơ Nhạc phủ đời Hán (Trung Quốc). Tác phẩm viết về một con người tài hoa một thời, giờ nhan sắc tiều tụy, không còn ai chú ý đến nữa. Nhà thơ tỏ lòng xót thương ngậm ngùi của mình đối với cô gái gảy đàn, qua đó, nghĩ đến cuộc đời dâu bể. Bài thơ mang một tinh thần nhân đạo cao cả. Tác gia sử dụng thể cổ phong với tính chất tự do không hạn chế câu chữ, không cần niêm - đối chặt chẽ và có tính tự sự, tính trữ tình để tường thuật lại một cảnh ngộ mà nhà thơ bất chợt nhìn thấy, đồng thời nói lên những cảm nghĩ

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình việt nam thế kỷ xviii xix (Trang 57)