6. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ X V XVII
Văn học Việt Nam giai đoạn này tiếp nối cảm hứng yêu nước, chống xâm lược của giai đoạn trước, các tác giả tập trung viết về cuộc kháng chiến chống quân Minh (Quân Trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Thiên Nam ngữ lục - tác phẩm diễn ca lịch sử viết bằng chữ Nôm)… Bên cạnh đó, có một bộ phận tác giả đã bắt đầu đề cập đến những vấn đề hiện thực xã hội, những khía cạnh khác của đời sống, nội dung các tác phẩm bắt đầu có sự chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca sang phê phán những suy thoái về đạo đức. Do những thay đổi đáng kể trong nội dung sáng tác văn học nên người phụ nữ cũng được nhắc đến nhiều hơn trong thơ trữ tình thế kỷ XV - XVII.
Số lượng các bài thơ có sự xuất hiện của nhân vật phụ nữ nhiều hơn hẳn và nội dung, hình thức cũng có nhiều thay đổi so với thơ những thế kỷ trước. Phần lớn các sáng tác này thuộc thể thơ thất ngôn bát cú, tuy nhiều bài chỉ nhắc đến người phụ nữ như một đối tượng phụ để làm nổi bật chủ đề chính của tác phẩm nhưng cũng cho thấy được các tác giả đã có ý thức đưa đối tượng này vào văn học, góp phần nới rộng phạm vi đề tài - chủ đề của tác phẩm.
Có thể điểm qua một số bài thơ của các tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Vũ Cán… có nhắc đến những người vợ, người mẹ, hoặc những hình ảnh phụ nữ đời thường. Dù chỉ là những hình ảnh thoáng qua nhưng ít nhiều cũng đã có những bài bộc lộ tình cảm yêu thương, xem trọng vai trò của người phụ nữ như một chỗ dựa tinh thần để nhớ và để trân trọng:
- “Nhật noãn huyên đường nhập vong tần”
(Nắng ấm, ngỡ có hình mẹ già nhiều lần hiện trong mắt) (Phụng sứ đăng trình tự thuật - Nguyễn Thực) - “Nhà ngặt bằng ta ai kẻ vì!
Khó khăn phải lụy đến thê nhi”
- “Mỹ nhân nhất biệt kỷ thu phong”
(Người đẹp xa cách đã mấy độ gió thu về)
(Ức cố nhân - Đặng Minh Bích)
- “Thời cung thung cấp hữu bần thê”
(Bữa lo gạo nước có bần thê)
(Tức sự(nhất) - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- “Sơ văn thú phụ sầu vô mị”
(Mới nghe vợ lính buồn không ngủ)
(Thu thanh - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- “Tú thát giai nhân đê ngọc trướng”
(Nhà vàng người đẹp thầm buông trướng)
(Xuân hàn -Nguyễn Bỉnh Khiêm) - “Nhất chủng Tiêu quan chinh phụ oán
Tổng tương ly hận nhập thu thanh”
(Quan ải mịt mù chinh phụ oán Tiếng thu thảy gợi biệt ly tình)
(Thôn xá thu châm - Nguyễn Trãi) hoặc nhắc đến người phụ nữ để miêu tả bức tranh sinh hoạt đời thường, ở đây, cuộc sống hiện lên sinh động, đầy màu sắc:
- “Tiếng nói của đàn bà Mán líu lô thô kệch”
(Sơn hành - Vũ Cán) - “Cóng thuật lũ khuynh mưu phụ tửu”
(Rượu vợ những nghiêng cong nếp mới)
(Thứ vận Hoàng môn thị lang Nguyễn Cúc pha hạ tân cư thành - Nguyễn Trãi) - “Ấu phụ thì qua xâm hiểu khứ,
Lão cô sừ đậu hướng bô qui”
(Nàng dâu sớm đã gieo dưa đó. Bà lão chiều còn xới đậu dây)
và cũng có khi các tác giả nhắc đến người phụ nữ để tạo ra sự đối lập, khẳng định chí hướng của kẻ làm trai đội trời đạp đất:
“Tứ phương tự cổ nam nhi chí,
Khẳng luyến trùng khâm bạn nữ nhi?”
(Vùng vẫy bốn phương ấy là chí nam nhi xưa nay,
Há chỉ quyến luyến chăn gối làm bạn với nữ nhi hay sao?) (Thu dạ hữu hoài - Phùng Khắc Khoan) Bên cạnh những hình ảnh thoáng qua nói trên, người phụ nữ trong cuộc sống đã được các tác giả trung đại khắc họa ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đáng chú ý ở mảng đề tài viết về người phụ nữ thế kỷ XV - XVII là những tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Húc, Thái Thuận, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Thánh Tông, Ngô Chi Lan… Không chỉ có những bài thơ nhắc đến một cách thoáng qua mà các nhân vật nữ trong tác phẩm của họ là đối tượng mà các nhà thơ trực tiếp hướng đến, trực tiếp bộc lộ tình cảm.
Một số tác giả tập trung miêu tả vẻ đẹp của các nhân vật nữ ở nhiều góc độ. Vẻ đẹp của người ca nữ xinh đẹp, uyển chuyển như “oanh ca”, “yến nhởn” đem đến niềm vui đến cho người thưởng thức. Đối tượng “đào nương” trong tác phẩm cùng tên lần đầu được đề cập đến trong thơ trữ tình với những sắc thái tình cảm đẹp đẽ, với sự tôn trọng và sự nhìn nhận:
“Chói chói danh đà nổi thửa danh, Nào chiều là chẳng vẹn trong minh. Xênh xang yến nhởn mười phân đẹp, Dắng dõi oanh ca may cấp thanh”
(Đào nương - Trịnh Căn) Hoặc cô thiếu nữ duyên dáng, hòa mình trong vẻ đẹp hài hòa, tươi sáng của tự nhiên trong Thái liên khúc của Ngô Chi Lan. Vẻ đẹp của cô gái được đặt song song bên cạnh hoa sen tạo nên một cảm giác thanh thoát:
“Mạc khiến phong suy mấn, Băng ky nguyên tự lương”
(Tóc mây chẳng khiến gió lồng,
Làn da trắng hồng, cảm thấy mát thay! - Băng Tâm dịch) Nguyễn Thiên Túng với Đề Khâm Châu Trưng nữ tướng miếu đã bộc lộ lòng kính phục đối với lòng dũng cảm của nữ tướng, đồng thời đề cao người phụ nữ đã lưu danh sử sách bằng tài năng của mình:
“Lợi tùy lưu thủy phù vân viễn, Danh dữ nhàn hoa dã thảo hương”
(Lợi đã theo nước chảy như mây nổi,
Danh vẫn thơm sực nức như hoa cỏ ngoài đồng)
Thái Thuận có một số bài đề cập trực tiếp đến người phụ nữ kèm theo nhiều trạng thái cảm xúc của nhân vật và của chính tác giả:
- “Hồng nhan lạc tận, nga mi lão, Trường đoạn vô nhân vấn dã hoa”
(Má hồng phôi pha, mày ngài già cỗi,
Đau lòng thay, có ai chú ý đến cánh hoa đồng nội)
(Tây Hồ xuân oán) - “Kim ốc khước tàm tân yểu điệu,
Thanh lâu uổng tín cựu thuyền quyên”
(Thẹn với những cô gái trẻ đẹp mới vào nhà vàng, Tin gì nữa người kỹ nữ già ở chốn lầu xanh!)
(Lão kỹ ngâm) Viết về những người phụ nữ đã hết thời xuân sắc với một thái độ thương cảm pha lẫn xót xa, nhà thơ để những nhân vật ấy tự cất lên tiếng nói cho phận số mình tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ cao đối với người tiếp nhận. Đối tượng kỹ nữ vốn bị xã hội ghẻ lạnh nhưng nhà thơ vẫn bày tỏ sự cảm thông sâu sắc cho tình cảnh già nua, trơ trọi, bấp bênh, thiếu thốn của họ.
Cũng với cùng một cách thể hiện, nhà thơ còn dành nhiều tình cảm cho những người chinh phụ, khuê phụ đang chịu cảnh đơn chiếc, giam hãm tuổi xuân trong khuê phòng:
- “Cô chẩm hàn đăng thu cộng lãnh, Ly sầu biệt hận tửu tranh nồng”
(Gối chiếc, đèn tàn, khí lạnh mùa thu làm cho lạnh thêm, Hận sầu ly biệt cùng chén rượu tranh nồng)
(Thu khuê) - “Tái Bắc vân trường cô nhạn ảnh,
Giang Nam xuân tận lão nga mi. Tạc lai kỷ độ tương tư mộng, Tằng đáo quân biên tri bất tri”
(Ải Bắc mây lan, bóng nhạn đơn chiếc, Giang Nam xuân hết, mày xanh lạt phai. Biết bao lần tương tư trong mộng,
Từng mơ đến bên chàng, chàng có biết chăng?)
(Chinh phụ ngâm) Điều đặc biệt ở các tác phẩm này là cảm nhận sâu sắc của tác giả về nỗi đau, nỗi nhớ của những người trong chốn phòng khuê. Tâm trạng của họ, tình cảm và khát khao hạnh phúc đoàn viên của họ được tác giả thể hiện sinh động qua cách chọn không gian (chốn khuê phòng), thời gian (đêm khuya) và hình ảnh (gối chiếc, đèn tàn, trăng tà, hoa tàn, quốc kêu…). Sự kết hợp ấy tạo nên những bài thơ ướt đẫm tâm trạng sầu hận của nhân vật trữ tình, đồng thời chan chứa tình cảm nhân đạo của nhà thơ.
Lê Thánh Tông được xem là tác giả có khuynh hướng sáng tác đậm tính chính thống, xem trọng việc dùng văn chương để thuyết giáo đạo lý cũng có thơ đề cập trực tiếp đến nhân vật phụ nữ với thái độ ca ngợi và trân trọng:
“Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt, Giải oan chi lọ mấy đàn tràng. Qua đây mới biết nguồn cơn ấy,
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng”
Hoặc một vài tác phẩm khác trong tập Mai hoa thi của Lê Thánh Tông gợi đến vẻ đẹp ngoại hình và đức hạnh người phụ nữ như Thi, Thân Nhân Trung phụng họa:
- “Lệ sắc ngưng chi cam tịch mịch, Tiêm yêu thúc đái nhạ thanh cù”
(Sắc mai đẹp đẽ, da mai mịn màng thế mà lại chịu ở nơi tịch mịch, Vóc mai mảnh khảnh, thân mai yểu điệu cứ tưởng là khách tru tiên)
(Thi) - “Cô Dịch thiên tiên tiết tháo cô,
Phục phi tố luyện bội minh chu”
(Tinh thần tiết tháo chốn non xanh, Lụa trắng thân xòe ngọc trắng tinh)
(Thân Nhân Trung phụng hoa) Các tác giả thời trung đại nâng niu và thưởng thức vẻ đẹp của người phụ nữ bằng cách so sánh với hoa, với ngọc, với thiên nhiên để nhấn mạnh sự yêu kiều, thanh thoát. Hình ảnh của người thiếu nữ mơn mởn sức sống, tiết tháo trong ngần qua hình ảnh hoa mai đã thể hiện quan điểm của nhà thơ về cái đẹp của người phụ nữ - nét đẹp tròn đầy, toàn diện cả bên ngoài lẫn bên trong, từ ngoại hình đến nhân cách phẩm hạnh.
Cùng một cảm hứng trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ, thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi cũng đẹp mượt mà, sử dụng nhiều hình ảnh gợi liên tưởng đến nét đẹp của người phụ nữ trong đời thực. Tính gợi cảm cao của ngôn ngữ tạo nên sự đồng hiện của hình ảnh thơ, mọi thứ hòa quyện vào nhau, bổ sung cho nhau chứ không tách bạch một cách rõ nét. Vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ Nôm vịnh cảnh (Dục Thúy sơn, Vân Đồn và nhiều bài trong Môn hoa mộc…) của Nguyễn Trãi tươi đẹp, rực rỡ và tràn đầy nhựa sống. Mỗi loài hoa là một vẻ đẹp, một sắc thái khác biệt:
- “Ấy chẳng Tây Thi thì Thái Chân Trời cho tốt lạ mười phân…”
- “Người đua nhan sắc thuở xuân dương Nghỉ chờ thu, cực lạ dường”
(Cúc)
- “Một đóa hoa đào khéo tốt tươi
Tường xuân mơn mởn thấy xuân cười”
(Hoa đào) Thưởng thức cái đẹp là thế nhưng đôi lúc nhà thơ lại rất nghiêm khắc với cái đẹp, đặc biệt là vẻ đẹp của người phụ nữ. Nguyễn Trãi nhìn nhận và tán thưởng cái đẹp nhưng ông xem cái đẹp như một thứ thanh tao giúp con người cảm thấy thanh thản và bình lặng chứ không u mê, chìm đắm trong nó mà quên đi chí hướng, hoài bão của mình. Qua đó nhắc nhở, nhắn nhủ người “hồng nhan”về cách ứng nhân xử thế:
- “Trụ mất quốc gia vì Đát Kỷ, Ngô lìa thiên hạ bởi Tây Thi”
(Răn sắc) - “Mấy kẻ hồng nhan thì bạc phận
Hồng nhan kia chớ cậy mình thay”
(Hoa nhài) Trong một trường hợp khác, nhà thơ đề cập trực tiếp đến tâm tình của cô thiếu nữ trước cảnh hè về. Chỉ bằng một hành động “dùng dằng chỉ biếng thêu”, thi nhân đã tinh tế cảm nhận được cảm xúc của cô. Băn khoăn tìm câu trả lời cho sự vận động của đất trời, tạo vật, chợt dấy lên cảm xúc nuối tiếc mùa xuân đến “não lòng”:
“Vì ai cho cái đỗ quyên kêu
Tay ngọc dùng dằng chỉ biếng thêu Lại có hòe hoa chen bóng lục
Thức xuân một điểm não lòng nhau”
Đôi khi, ông lại có những vần thơ da diết bày tỏ nỗi nhớ nhung, tâm trạng cô đơn hướng tới “khách lầu hồng”. Lời ướm hỏi rụt rè đượm chút hờn trách mượn áo để đắp lấy hơi mang ước nguyện gắn bó, giao hòa. Câu thơ sáu chữ gợi lên cảm giác tâm trạng đột nhiên chùng xuống, lạc lõng, cô độc trước hoàn cảnh đối lập người “đầm ấm” - kẻ “lạnh lùng”:
“Loàn đan ướm hỏi khách lầu hồng, Đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng. Ngoài ấy dù còn áo lẻ;
Cả lòng mượn đắp lấy hơi cùng”
(Thơ tiếc cảnh X) Dẫu rất ít trực tiếp miêu tả chân dung, hoàn cảnh số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ nhưng Nguyễn Trãi viết hay, viết nhiều về những nét đẹp của hình thể người phụ nữ song song với vẻ đẹp mê hoặc của thế giới tự nhiên.
Nguyễn Húc cũng có những vần thơ rất đẹp, rất đơn thuần theo kiểu “tức cảnh sinh tình” viết về vẻ đẹp của nữ giới - một nụ cười nhoẻn của một ai đó không quen biết, một vẻ đẹp trong veo như những hình ảnh từng bắt gặp trong rất nhiều bức tranh:
“Cô chu dao lạc đối giang can, Vân cách Vu phong nhập mộng nan. Doanh đắc ỷ lâu nhân nhất tiếu, Cáp như xuân ảnh hoạ trung khan”
(Dập dềnh thuyền mọn dọc bờ sông, Mây cách Non Vu, mộng khó thông. Chợt thấy trên lầu ai nhoẻn miệng,
Như trong bức hoạ bóng xuân lồng - Vân Trình dịch)
(Chu trung hữu kiến - Nguyễn Húc) Đồng thời, Nguyễn Húc cũng dành nhiều tình cảm khi viết về nỗi cô đơn, lạnh lùng của người khuê nữ trong Cưu đài thi tập, như: Phong vũ khuê tư (Nỗi niềm phòng khuê trong mưa gió), Thu khuê oán (Nỗi oán phòng khuê mùa thu)...
- “Tạc dạ nam lâu phong vũ cấp, Ngọc câu tà quải lang can khấp. Hiểu lai thấp thúy mãn liêm y, Yến tử phi phi thương xuất nhập”
(Đêm qua lầu nam mưa gió hắt,
Móc ngọc vén nghiêng lòng thổn thức. Sáng ngày lệ thấm ướt tua rèm,
Én lượn ra vào như chọc tức - Vân Trình dịch)
(Phong vũ khuê tư - Nguyễn Húc) Bài thơ nói đến một người khuê nữ ở chốn khuê phòng, lòng đầy tâm sự trước một đêm mưa gió. Hoàn cảnh trái ngược giữa người và ngoại cảnh đã tạo nên tâm trạng nặng nề của cô gái. Trong chốn khuê phòng, cô không thể có được cái tự do, thoải mái, an nhiên giống như loài chim trên bầu trời mà cô trông thấy. Hoàn toàn cô đơn trong thế giới của mình, cô ngậm ngùi ôm tâm sự về đêm, nuốt nước mắt vào sâu trong lòng…
Tác giả rất nhạy cảm và tinh tế khi miêu tả những cung bậc cảm xúc của người khuê nữ trong chốn khuê phòng - nơi người phụ nữ khép kín tuổi xuân, gửi lại tự do và sự hồn nhiên, vô tư tuổi trẻ. Tác giả dùng những hình ảnh rất chân thực để ghi nhận và phản ánh, để góp phần lột tả số phận và tâm trạng của một vài cá nhân tiêu biểu cho rất nhiều những hoàn cảnh tương tự như thế…
- “Tự quân chi xuất hỹ, Tu chiết thanh thanh liễu. Nguyệt tác lạc hoa phi,
Tuỳ phong nhập lang thủ” (Từ ngày chàng ra đi,
Thiếp bẽ bàng bẻ cành liễu xanh. Nguyện làm cánh hoa rụng,
Bay theo gió vào tay chàng)
- “Mộng hồi kinh khỉ tài la trụ, Tế tiễn thu thanh ký viễn phương”
(Bàng hoàng tỉnh mộng vội lấy lụa cắt áo,
Tưởng như cắt nhỏ tiếng thu gửi cho người phương xa) (Thu khuê oán - Nguyễn Húc) Không phải ngẫu nhiên mà những nhân vật phụ nữ này đều được nhà thơ đặt vào cái không gian bó hẹp của bốn bức tường - khuê phòng. Không gian ấy khiến họ phải thốt lên những tiếng kêu ai oán, không gian ấy tạo nên và xoáy sâu thêm nỗi đau của người phụ nữ khi mỗi ngày nhìn thời gian đem tuổi xuân đi qua mà lại bất lực chẳng thể níu giữ.
Cũng viết về nhân vật phụ nữ, người thiếu phụ trong Khuê tìnhcủa Nguyễn Bỉnh Khiêm có hoàn cảnh cô đơn trong khuê phòng giữa đêm mưa vắng lặng, chợt buông một tiếng thở dài:
“Hốt văn hàn khí xâm liên mạc, Thủy giác nhân tình hữu biệt li”
(Bỗng nghe hơi lạnh thấm vào rèm màn, Mới biết tình người có nỗi biệt ly)
(Khuê tình - Nguyễn Bỉnh Khiêm) Hoàn cảnh của thiếu phụ này cũng tương tự những người phụ nữ trong các sáng tác của Nguyễn Húc nói trên, tuổi trẻ bị thời gian lặng lẽ lấy cắp, bị chôn vùi trong nhớ nhung và chờ đợi, cuộc đời không được tự do sống và tận hưởng nhưng chưa từng dám oán trách bất cứ ai, họ lặng lẽ chấp nhận xem đó là số phận của mình và những người phụ nữ giống như mình…
Thái độ của các tác giả nhìn chung đều thể hiện sự tôn trọng, sự cảm thông và yêu mến đối với những nhân vật phụ nữ ấy. Thơ viết về nhân vật người phụ nữ giai đoạn này hầu hết là thơ thất ngôn bát cú thay vì thất ngôn tứ tuyệt như ở giai đoạn trước. Tất nhiên không thể dựa vào dung lượng thơ để khẳng định rằng tình cảm của các nhà thơ đối với người phụ nữ giai đoạn này dạt dào hơn trước. Thế