6. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Đời sống tình cảm nhiều bất hạnh
Chế độ phong kiến ràng buộc con người vào nhiều luật định mang tính chất khiên cưỡng, dẫu thiệt thòi về quyền lợi là thiệt thòi chung mà tất cả mọi người ít nhiều phải chịu nhưng người phụ nữ chính là đối tượng bị xã hội phong kiến áp đặt và hạn chế nhiều nhất. Hạn chế đối với người phụ nữ tồn tại ở mọi mặt của đời sống mà đi đâu, làm gì họ cũng vấp phải. Đời sống tình cảm của con người nói chung có một phạm vi rất rộng lớn bởi nó bao trùm lên nhiều mối quan hệ xã hội. Ở đây, người phụ nữ được các tác giả trung đại nhắc đến với nhiều vai trò (mà chủ yếu là vai trò trong gia đình) và bất hạnh mà họ gặp phải cũng thường gắn liền với những vai trò ấy. Cụ thể, các vấn đề được đề cập nhiều nhất chính là cuộc sống bị phụ thuộc, hôn nhân thiếu thốn tình cảm, ít được quan tâm và bị động ở mọi mặt của người phụ nữ…
Đời sống tình cảm nhiều bất hạnh là thực trạng phổ biến, dễ bắt gặp, được các tác giả chú ý và thể hiện như một vấn đề nổi trội trong thơ trữ tình thế kỷ XVIII - XIX. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận một bộ phận tác giả (là nam giới) đã thể hiện tình yêu thương hết sức sâu sắc dành cho người bạn đời của mình, hoặc những người phụ nữ từng quen biết. Những người phụ nữ ấy (ở một khía cạnh nào đó) đã có thể xem là may mắn trong cuộc sống khi được yêu thương, được tôn trọng:
- “Ân đắc tao khang đáo bạch đầu”
(Mong sao giữ được tình nghĩa ấy cho đến lúc bạc đầu)
- “Hối bất đương sơ hạp dữ canh, Toại nhân phú quí, lụy khuê khanh”
(Tiếc rằng xưa kia không chồng cày vợ mang cơm, Chỉ bởi giàu sang để lụy cho nàng)
(Hoài nội - Ngô Thì Nhậm)
- “Huyên thất trường vi tam thập niên, Truy hoan vãng sự trướng lưu xuyên
(Xa mẹ đã lâu, ba mươi năm rồi,
Tìm niềm vui qua chuyện cũ, đau lòng nhìn dòng sông trôi xuôi) (Tiện tỉ húy nhật cảm hoài - Phan Huy Chú) Tình cảm đối với vợ được thể hiện một cách sâu sắc, ấn tượng bằng những tiếng khóc trong thơ của nhiều tác giả. Nỗi đau, day dứt tự trách và tiếc nuối thời gian cùng chung sống cũng là những cách khác để các tác giả bày tỏ tình yêu, thái độ trân trọng khi mất đi người thân:
- “Cân trất truy tùng ngũ thập niên, Ỷ hòe nhất mộng dĩ thành niên”
(Khăn lược cũng nhau đã năm mươi năm,
Một giấc mộng tựa cây hòe đã thành giấc ngủ dài)
(Điệu nội - Nguyễn Khuyến) - “Thái diêm bần vị khuyết,
Tân khổ nhữ qui lai!”
(Nhà ta tuy nghèo nhưng dưa muối vẫn không thiếu, Dù có tân khổ con hãy cứ trở về)
(Mộng vong nữ - Cao Bá Quát) - “Ký qui tuy tổng Bành Thương thị,
Khế thoát tranh như cốt nhục hà”
(Chết non đều cung chung số phận,
Song cảnh chia ly nay, tình cốt nhục tính sao ?)
Thông qua những tác phẩm này, phần nội dung nổi lên là tình yêu thương sâu sắc, nỗi buồn và sự luyến tiếc của các tác giả dành cho người phụ nữ nhưng đồng thời lại đặt ra một vấn đề khác là sự quan tâm khi người thân của họ dường như vẫn chưa đúng mức? Tình cảm yêu thương ấy chưa đủ để số phận chung của người phụ nữ trong thời đại cũ sáng sủa, nhẹ nhàng hơn bởi những tác giả ấy vẫn chỉ là một bộ phận rất nhỏ của thời đại. Dẫu như thế thì trước hết và trên hết tình cảm ấy cũng rất đáng trân trọng và ghi nhận.
Nỗi bất hạnh trong đời sống tinh thần của người phụ nữ được phản ánh một cách hết sức đa dạng, sâu sắc. Có những hình ảnh chỉ đập vào mắt đã tạo nên cho các tác giả cảm xúc mạnh mẽ để viết nên tác phẩm: một người cung nữ già cô đơn tự xót xa cho cuộc đời mình, một cô gái nhỏ phải bươn chải lo cho cuộc sống của gia đình, một người bán áo giấy phải lấy chính thứ hàng hóa đem bán để đốt cho người thân của mình… tất cả những mảnh đời ấy đều chịu những nỗi đau, nỗi buồn rất riêng nhưng cũng rất phổ biến trong xã hội cũ. Cuộc đời ngắn ngủi, thời thế nhiễu nhương, đâu đâu cũng là những mảnh đời khốn khổ, đáng thương. Những con người nhỏ bé cứ vẫn phải cố gắng gượng bám víu để tiếp tục sống. Các tác phẩm này thể hiện tình cảm nhân đạo, đồng cảm với những khổ đau trong cuộc sống của con người:
- “Nhàn hoa vô chủ trục phong phi, Bạch phủ cung nhân độc tự bi”
(Hoa rơi không có chủ, bay theo ngọn gió,
Người cung nhân đầu đã bạc, tự thương xót mình)
(Giam trung kiến cố lão nhân khấp tự loạn ly nhân hữu cố cung chi cảm - Trần Danh Án) - “Phong lộ quá kiều hồn bất giác,
Ỷ môn ưng hữu vọng hùng qui”
(Trong sương gió cứ thản nhiên qua cầu không biết rét, Vì nghĩ rằng ở nhà có người đang tựa cửa mong mình về)
- “Thiếp gia thân đảng tại kỳ nội, Thử vật sở tu bất kỳ mại”
(Bà con nhà tôi cũng ở trong đám những người bị chết, Cho nên áo giấy này để dùng mà cúng chứ không bán)
(Mại chỉ y - Miên Thẩm) Xã hội ngày một rối loạn, dân chúng thấp cổ bé họng chẳng biết nương tựa vào ai để sống, người chết vì đói kém loạn lạc mỗi ngày mỗi tăng theo cấp số nhân. Trong tình cảnh ấy, những người phụ nữ vẫn phải bươn chải ngoài xã hội bất chấp rủi ro rình rập, phải gạt nước mắt để lo sinh kế, để tiếp tục sống vì bản thân và vì gia đình. Viết về một đối tượng (nhân vật phụ nữ) nhưng những tác phẩm này mang tính thời đại với tầm khái quát cao, nêu bật lên thực trạng cuộc sống của cả một xã hội.
Không nỗi khổ nào giống nỗi khổ nào, mỗi một hoàn cảnh tạo nên một bi kịch tinh thần khác nhau cho những nhân vật nữ trong thơ. Nỗi đau của những người phụ nữ ấy dẫu thế nào vẫn quanh quẩn với gia đình, với thân phận và ám ảnh nhất chính là bi kịch mà họ phải chịu từ chính ngôi nhà của mình - bi kịch của đời sống hôn nhân không hạnh phúc. Xã hội phong kiến thời ấy “Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”, những người phụ nữ đều phải chấp nhận vô điều kiện. Nếu may mắn, người phụ nữ có thể yên phận với vị trí làm vợ và chăm lo gia đình dù đa số vẫn phải ngậm ngùi cảnh lấy chồng chung hoặc vẫn phải chịu cảnh cô đơn ghẻ lạnh. Nhưng nếu không may rơi vào cảnh lẽ mọn thì thật sự là bi kịch. Bởi thân lẽ mọn nhiều khi chẳng khác gì thân tôi đòi, hoặc phải chịu cảnh
“đồng sàng dị mộng”, có chồng mà cũng như không. Hôn nhân trong xã hội phong kiến nhiều lúc hết sức tàn bạo với người phụ nữ, đày đọa không thương tiếc về tâm hồn và khiến người phụ nữ mất hết khả năng hưởng thụ hạnh phúc:
“Khứ tuế đào hoa phát, Lân nữ sơ học kê. Kim tuế đào hoa phát, Dĩ giá lân gia tê”
(Năm ngoái hoa đào nở,
Cô láng giềng mới học cài trâm. Năm nay hoa đào nở,
Cô đã đi lấy chồng, nhà liền kề phía tây)
(Hoài cổ - Phạm Đình Hổ) Lấy chồng - sự kiện trọng đại của đời người con gái được sắp đặt khi họ còn là những cô bé mới lớn - ở lứa tuổi non dại ấy nên có lẽ chưa đủ nhận thức để họ dám phản kháng lại sự áp đặt, hệ lụy thường thấy là họ phải ép mình trưởng thành để phù hợp với vai trò làm vợ, họ nhanh chóng đánh mất sự ngây thơ của mình, đánh mất nụ cười và tuổi thanh xuân của mình:
“Lân nữ đối hoa khấp, Sầu thâm my chuyển đê”
(Cô láng giềng khóc trước hoa,
Lòng trĩu buồn, hàng lông mày sa xuống)
(Hoài cổ - Phạm Đình Hổ) Không thiếu những cô gái phải chịu cảnh cô đơn, sống cách xa chồng, không được hưởng niềm vui, niềm hạnh phúc của một gia đình thực thụ mà lúc nào cũng sống trong nỗi nhớ nhung, trông ngóng, đợi tin người chồng ở chốn xa xôi, hạnh phúc là một mong muốn ngoài tầm với. Thời gian không chờ đợi ai, tuổi xuân của họ cũng theo những ngày chờ đợi ấy mà trôi đi nhanh chóng, tin chồng vẫn như “bóng chim tăm cá”, biền biệt nơi đâu…
- “Tuế vũ phi phi dạ bế môn,
Cô đăng minh diệt tiễn vô ngôn”
(Mưa bụi lất phất, ban đêm đóng cửa, Ngọn đèn lẻ bóng lúc tỏ lúc mờ, im lặng)
(Trệ vũ chung dạ cảm tác - Cao Bá Quát) - “Đường thượng hữu giai nhân,
Ỷ lan sầu bất ngữ”
Ngồi tựa lan can buồn không nói)
(Thập thất dạ thừa nguyệt, tẩu bút ký hữu nhân - Cao Bá Quát) - “Tiểu kính ký viễn khiếp,
Hàn y lưu cố phường. Tri thủ các tự úy,
Bất khiến lưỡng tương vương”
(Chiếc gương nhỏ đã gửi vào tráp người đi xa, Tấm áo rét để lại trong phòng cũ.
Giữ những vật ấy để cùng tự an ủi, Không để cho đôi ta quên nhau)
(Tự quân chi xuất hỹ - Cao Bá Quát) Nhìn vào nơi khuê phòng, những người khuê phụ ngày đêm mong đợi tin chồng, mong ngày hội ngộ đoàn viên để họ sống vui vẻ quãng đời xuân trẻ, để mỗi ngày không ra vào trông ngóng, mỗi đêm không trằn trọc chẳng yên. Từ thời gian đầu của nền văn học viết Việt Nam, những nhân vật phụ nữ đã bị giam chặt trong chốn phòng khuê, họ bị xã hội giam hãm và cũng tự giam hãm mình trong cái không gian ấy rồi lại khổ sở nhìn tuổi trẻ bị thời gian gặm nhấm… Khi sắc đẹp không còn, ai dám chắc người chồng họ đợi chờ bao năm sẽ quay về với tình yêu trọn vẹn dành cho vợ? Ai dám chắc họ sẽ không bị hắt hủi bởi chính người chồng đã từng đầu ấp tay gối ấy?
Ở vào một hoàn cảnh khác - cảnh lẽ mọn đầy ám ảnh đối với bất cứ người phụ nữ nào trong xã hội - không may rơi vào cảnh lẽ mọn, nếu không bị vợ cả chèn ép, ức hiếp thì cũng bị đối xử rẻ rúng, đôi khi ôm hận mà chết trẻ. Có không ít những cái chết như thế trong xã hội cũ, các cô gái trẻ chết trên ngưỡng cửa trưởng thành, chết khi tài năng chưa được công nhận, chết trong cô đơn, lạnh lẽo và sau khi chết vẫn tiếp tục chịu sự ghẻ lạnh, hắt hủi từ gia đình chồng:
- “Chi phấn hữu thần liên tử hậu, Văn chương vô mệnh lụy phần dư”
- “Cha kiếp sinh ra phận má hồng, Khéo thay một nỗi lấy chồng chung”
(Lấy lẽ - Trần Tế Xương) Nếu không bị chèn ép đến chết thì lại phải chịu ấm ức, tức tưởi kéo lê suốt kiếp như số phận của những nhân vật nữ trong thơ Hồ Xuân Hương. Thơ bà gắn liền với cuộc đời bà. Hàng loạt những bài thơ của Hồ Xuân Hương viết về sự đắng cay của người phụ nữ “Ở trong chăn mới biết chăn có rận”, nếm trải đủ mùi tủi nhục, chua chát khi lấy lẽ người ta.
Nói đến đường tình duyên long đong thì không thể không kể đến nữ sĩ Hồ Xuân Hương - người đã vài lần chịu cảnh lẽ mọn và cũng chừng ấy lần chịu cảnh đắng cay. Bà đem trọn vẹn những cảm xúc bất mãn của mình gieo vào trong thơ, tạo nên những bài thơ vừa giàu chất trữ tình vừa mang đậm tính hiện thực. Vài lần lấy lẽ người ta, vài lần góa bụa, mỗi một lần thay đổi như thế là một cảm giác khác nhau, tâm trạng khác nhau. Có lúc nhẹ nhõm: “Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!/ Thiếp bén duyên chàng có thế thôi”, có lúc hỗn độn không rõ ràng giữa thương xót và hận tủi: “Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ơi/ Cái nợ ba sinh đã trả rồi”, chung quy lại vẫn là một một cuộc đời lắm nỗi truân chuyên, lắm buồn thương, đầy nước mắt. “Hồ Xuân Hương có cái đặc điểm này, mà các nhà thơ cổ điển trước và đương thời với bà chưa dễ bì kịp, là sức chống đối xé phá cái xã hội phong kiến lỗi thời của thơ Xuân Hương. Chống đối, xé phá một cách tinh vi đến mức kỳ lạ” [8, tr.536]. Thơ Hồ Xuân Hương càng chua chát thì càng chứng tỏ sự khao khát hạnh phúc nơi nữ sĩ. Bỡn cợt chính mình nhưng bà lại tỏ ra rất cảm thông với những người phụ nữ bất hạnh khác trong xã hội:
“Dao cầu thiếp biết trao ai nhỉ? Sinh ký chàng ôi tử tắc quy”
(Bỡn bà lang khóc chồng) Chẳng thế mà Hồ Xuân Hương phải chua chát thốt lên tiếng lòng phẫn uất, chửi vào kiếp số không may mắn của mình. Mấy lần lấy chồng là mấy lần lấy chung
chồng, sống không khác gì kẻ tôi đòi“làm mướn không công”, chưa bao giờ được hưởng niềm vui vợ chồng hòa hợp, chưa từng được đức lang quân yêu thương:
“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng, Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”
(Lấy chồng chung) Đôi khi cảm xúc giữa đêm vắng, một mình uống rượu để mắng cái thân phận hồng nhan bạc bẽo, cái số kiếp bèo bọt chẳng có bạn tri âm:
- “Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ, Sau giận vì duyên để mõm mòm”
(Tự tình I) - “Canh khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non”
(Tự tình II) Có chồng mà cũng như không, người phụ nữ không may mắn trong tình duyên không có sự lựa chọn nào ngoài việc phải cắn răng chấp nhận, tự nuốt nước mắt đắng chát vào trong. Mọi sự so sánh đều là khập khiễng và chỉ mang tính tương đối nhưng nếu phải sống cảnh lẽ mọn “một tháng đôi lần có cũng không”, thì hóa ra không có lại hay hơn. Hồ Xuân Hương cũng đã phải chua chát thốt lên “thà trước thôi đành ở vậy xong” khi nói về cuộc tình duyên chẳng đáng luyến tiếc của mình…
Qua đây có thể tạm hình dung ra những khó khăn mà người phụ nữ của xã hội cũ phải chịu đựng trong cuộc sống, trong hôn nhân. Bất hạnh nhiều mặt, ấm ức đủ đường nhưng người phụ nữ lại không nhận được bất kỳ sự bảo vệ nào của luật pháp đương thời, lại thêm bị người đời dòm ngó, chỉ trỏ. Tự khóc cho số phận mình không may, khóc chán lại tự cười vào thói đời nhạt nhẽo. Sự phản ánh và tình cảm nhân đạo của các tác giả (trong đó có cả tác giả nữ giới) là sự thể hiện cao độ mong muốn một sự thay đổi mạnh mẽ trong tư tưởng, nhận thức của xã hội để người phụ nữ có quyền yêu và được yêu, có quyền lựa chọn hạnh phúc một cách bình đẳng với nam giới…