Thái độ, tình cảm của tác giả khi miêu tả hình tượng người phụ nữ

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình việt nam thế kỷ xviii xix (Trang 92 - 102)

6. Kết cấu của luận văn

2.4. Thái độ, tình cảm của tác giả khi miêu tả hình tượng người phụ nữ

“Kiểu nhà thơ trung đại đã thực hiện những cuộc giao tiếp “gián cách” vì thế giọng điệu chủ thể thường ẩn kín” [12, tr.147]. Với nhiều cách thức biểu hiện khác nhau trong thơ trữ tình thế kỷ XVIII - XIX, các tác giả viết về người phụ nữ với tình cảm yêu thương, ngợi ca vẻ đẹp, trân trọng của tác giả dành cho người phụ nữ. Sự trân trọng ấy thể hiện rõ nét qua những tác phẩm đề cập đến đời sống tinh thần, hoàn cảnh và số phận của các nhân vật. Trong một loạt tác phẩm như thế, số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên đầy ám ảnh với sự khó khăn thiếu thốn về vật chất, khổ sở đọa đày trong tâm hồn… Tác giả thể hiện sự thương cảm của cá nhân mình, nâng lên thành tình cảm nhân đạo trong các tác phẩm, hô hào cho quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả mọi người.

Ngô Thì Sĩ hết sức đề cao đạo vợ chồng, hiểu và đau xót cho người chốn khuê phòng phải chịu nỗi đau lạnh lùng cô độc, tình yêu ông dành cho vợ được xem là sâu sắc hiếm thấy:

- “Trịnh trọng hà thăng ngã bối tình”

(Trân trọng xiết bao mối tình của chúng ta)

(Chu thứ khuê thuật) - “Tảo tri viễn hoạn ly tình khổ,

Vạn hộ hầu, ô túc đạo tai!”

(Nếu sớm biết đi làm quan xa phải chịu cảnh khổ biệt ly, Thì tước vạn hộ hầu kia có đáng kể chi!)

(Chính thất một hậu, thứ thất lý khổn chính, diệc hiền thục, hữu phụ đức, phương thâm đắc ngẫu chi hỷ, hựu tăng táng ngẫu chi bi, cảm thành nhất luật) Chùm thơ tứ tuyệt Vãn thi tam tuyệt (Ba bài tứ tuyệt làm thơ viếng) và chùm thơ bát cú Sơ ngũ nhật, trực Đoan Ngọ tiết, tể sinh vi lễ nhân thành tam luật (Ngày mồng năm, gặp tiết Đoan Ngọ, giết con sinh làm tế, nhân đó làm ba bài thơ luật) thể hiện sự tiếc nhớ, đau xót, hụt hẫng trước việc mất đi người vợ, đồng thời, ngợi ca sự đảm đang, hiền thục của vợ. Cũng ở đây, tác giả thể hiện một quan niệm khá mới mẻ trong đạo vợ chồng chưa từng bắt gặp ở bất cứ một tác giả - tác phẩm nào trước đó:

“Sử ngã tất sinh, khanh tất tử, Hạp dư vi phụ nhĩ vi phu”

(Nếu ta tất phải sống và nàng tất phải thác, Sao chẳng cho ta làm vợ, nàng làm chồng?)

(Sơ ngũ nhật, trực Đoan Ngọ tiết, tể sinh vi lễ nhân thành tam luật - III) Cao Bá Quát cũng là một trong những nhà thơ lên tiếng mạnh mẽ cho số phận của người phụ nữ sống vào thời điểm ấy. Ông ca ngợi vẻ đẹp của các cô gái, đồng thời tỏ ra áy náy, day dứt khi nhìn vào hoàn cảnh cô đơn vò võ của những người khuê phụ nhốt mình trong bốn bức tường phòng khuê, ra vào ngơ ngẩn mong ngóng, trông đợi người chinh phu về:

- “Thiên biên chinh khách khuê trung phụ, Hà xứ tương tư bất đoạn hồn”

(Kẻ ở chân trời và người ở buồng khuê,

Nhớ nhau dù ở đâu, tâm hồn ai mà chẳng tan nát)

(Trệ vũ chung dạ cảm tác - Cao Bá Quát) - “Tự quân chi xuất hỹ,

Dạ dạ thủ không sang. Hải nguyệt chiếu cô mộng, Giang phong sinh mộ lương”

(Từ ngày anh ra đi,

Đêm đêm em giữ chiếc giường không. Trăng bể soi giấc mộng cô đơn,

Gió song thổi lạnh cả trời chiều)

(Tự quân chi xuất hỹ - Cao Bá Quát) Những người khuê phụ ấy vẫn cô đơn, phòng không chiếc bóng mỗi ngày dẫu rằng được xem là đã có chồng, họ chỉ có thể ngày đêm ôm nỗi nhớ da diết để biết rằng chồng vẫn còn đó. Đáng thương thay khi mỗi ngày trôi qua là mỗi lần họ nhìn thấy một phần xuân sắc trôi đi, không bao giờ trở lại… Có chồng cũng như không, không khác gì với cảnh “Một tháng đôi lần có cũng không” (Lấy chồng chung) của Hồ Xuân Hương. Thế nhưng, cảnh không có chồng bên cạnh dường như vẫn tốt hơn so với cảnh có chồng kề bên nhưng phải chịu sự hờ hững, lạnh nhạt của anh ta. Còn gì đau khổ hơn khi một người phụ nữ lấy anh ta làm chồng, anh ta lại xem người ấy như tôi đòi không công, mỗi ngày tối mặt với hàng đống công việc không tên mà chẳng bao giờ thấy người chồng ấy hỏi han đến. Đến nỗi người phụ nữ phải hối hận cho chính mình, thương xót cho chính mình:

“Thân này ví biết dường này nhỉ, Thà trước thôi đành ở vậy xong”

Tài nữ trong xã hội cũ có lẽ không thiếu nhưng ít ai được người đời biết đến và công nhận. Ngoài một số ít tài nữ được các tác giả Nguyễn Du, Ninh Tốn ngợi ca về mặt tài năng và thương xót cho cuộc đời đầy rủi ro bất trắc… Đào Tấn còn ca ngợi phu nhân Bùi Thị Xuân như một bậc nữ trung hào kiệt, khí thế, tài năng đáng được so sánh với Hoa Mộc Lan và Lương Hồng Ngọc, chẳng thua kém gì với kẻ trượng phu:

“Nam bang khởi thiếu Lan hòa Ngọc, Thiếu phó phu nhân thùy cảm đương”

(Nước Nam há thiếu Hoa Mộc Lan, Lương Hồng Ngọc, Phu nhân quan thiếu phó, ai dám sánh ?)

(Soạn thành Trường Giang chiến cổ diễn truyện tặng Bùi phu nhân) Có tài năng, có đạo đức nhưng mấy ai tìm được hạnh phúc trên đường đời, đó là điều nhức nhối mà các tác giả nhận thấy khi viết về những số phận riêng lẻ, đồng thời nhìn ra toàn cảnh cuộc sống của người phụ nữ… Cảm thương, trân trọng người phụ nữ bao nhiêu, các tác giả lại tỏ ra phẫn uất đối với những tác nhân làm nên số phận bất hạnh của người phụ nữbấy nhiêu. Hai thái độ này thực chất luôn đồng hành với nhau dẫu được thể hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp. Khi viết về số phận kém may mắn của người phụ nữ trong xã hôi phong kiến, các tác giả thường đã có ý thức về nguyên nhân gây ra nỗi đau ấy, dẫu không chỉ mặt gọi tên thì nội dung tác phẩm cũng phần nào thể hiện tầm nhận thức của các nhà thơ thời bấy giờ. Truy đến căn nguyên gốc rễ thì tất cả là do ý thức hệ phong kiến đã ăn sâu vào tiềm thức con người, gây nên nhiều hệ lụy không hay, thời thế đảo điên, nhân dân ta thán, đó là hoàn cảnh chung của cả xã hội. Người phụ nữ không chỉ chịu những sức ép ấy mà lại còn phải mang thêm gánh nặng từ gia đình, từ dư luận. Mỗi một hành động, việc làm lại phải đề ý đến ánh mắt dò xét của những người xung quanh, làm sao không mệt mỏi. Thế mới có những vần thơ “phớt” đời, bỏ ngoài tai lời dèm pha, mai mỉa để sống như mình vốn có của Hồ Xuân Hương:

“Quản bảo miệng thế đời chênh lệch, Không có nhưng mà có mới ngoan”

Nếu thân phận người phụ nữ vốn đã chịu nhiều bất công trong xã hội phong kiến thì những cô gái làm với nghiệp “xướng ca vô loài” lại càng bất hạnh, khổ sở, đau đớn. Gắn bó với nghiệp cầm ca, những người phụ nữ mua vui cho thiên hạ bằng lời ca tiếng hát, bằng nhan sắc và tuổi trẻ không nhận được nhiều sự tôn trọng của mọi người trong xã hội nặng nề định kiến lúc bấy giờ cũng là dễ hiểu. Điều tàn nhẫn nhất là những thứ khiến họ tồn tại với nghề sẽ rất mau chóng tàn phai theo thời gian, họ có thể được nhiều người yêu mến khi họ có tuổi trẻ, có sắc đẹp, có khả năng đàn hát mua vui nhưng khi họ già đi, xấu xí đi thì mọi người cũng chẳng muốn nhìn đến họ nữa, họ bị ghẻ lạnh và hắt hủi:

- “Tang hải kỷ hồi kinh nhập mộng, Quần thoa vô kế mạn tùy ba”

(Mấy hồi dâu bể nỗi kinh sợ vào cả trong giấc mộng, Phận quần thoa đành theo kiếp bèo bọt lênh đênh)

(Cựu ca cơ - Phạm Đình Hổ)

- “Tịch trung ca kỹ giai niên thiếu. Tịch mạt nhất nhân phát bán hoa, Nhan sấu thần khô hình lược tiểu. Lang tạ tàn mi bất sức trang”

(Trong đám ca kĩ đều trẻ tuổi.

Duy ở cuối chiếu có một nàng tóc đã hoa râm. Mặt gầy thần khô hình bé nhỏ,

Đôi mày phờ phạc không điểm tô)

(Long thành Cầm giả ca - Nguyễn Du) Vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ được khắc họa ở nhiều khía cạnh và được các tác giả dành nhiều giấy mực để ngợi ca (Hữu hoài - Trần Danh Án, Kính trung mỹ nhân - Nguyễn Hành, Đề tranh tố nữ - Hồ Xuân Hương, Nam hồ - Miên Trinh, Hữu sở cảm - Phạm Đình Hổ…) nhưng bên cạnh đó, đời sống nội tâm và vẻ đẹp đức hạnh vẫn được các tác giả chú ý nhiều nhất. Đôi khi, phụ nữ buộc phải trở thành nhân lực lao động chính trong gia đình, gánh vác sinh kế, nuôi chồng nuôi

con. Họ không quản ngại nắng mưa, khó nhọc kiếm tiền đóng sưu thuế, chăm lo cuộc sống cả gia đình, nỗi vất vả in hằn lên gương mặt thiếu điểm trang…

- “Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng”

(Thương vợ - Trần Tế Xương) - “Táo ty phụ nữ các gia tâm”

(Các phụ nữ ươm tơ, ai ai cũng đều hết sức)

(Quất xã táo ty - Trịnh Hoài Đức) - “Thủ túc bất ninh tức,

Hà hạ quán dữ trất?”

(Tay chân không hề nghỉ ngơi,

Còn rỗi đâu mà rửa mặt với chải đầu)

(Tàm phụ từ - Miên Trinh) - “Ty thành vị thượng trữ,

An đắc thành quyền thất? Môn tiền lý chính lai, Thôi tô khí hà liệt”

(Tơ ươm xong chưa lên khung cửi, Thì làm sao thành tấm lụa được? Thế mà ngoài cửa bọn lý dịch đã đến, Thôi thúc nạp thuế mau)

(Tàm phụ từ - Miên Trinh) Nghe qua tâm sự của những người phụ nữ này, tác giả không khỏi thương xót cho những kiếp đời bé mọn. Một sự đối lập quá lớn giữa những người khuê các ở nơi nhà cao cửa rộng, mặc toàn áo lượt quần là, người đeo trang sức lấp lánh… với những người cả đời không biết đến những thú vui trong phòng khuê, bán mặt cho đất bán lưng cho giời, vất vả tần tảo không ngơi tay nhưng vẫn phải chạy ăn từng bữa:

Năm nắng mười mưa dám quản công”

(Thương vợ - Trần Tế Xương) - “Thính thử tàm phụ từ,

Thùy năng sinh trắc đát!”

(Nghe lời ca của người đàn bà nuôi tằm này, Ai là người có thể không sinh lòng thương xót?)

(Tàm phụ từ - Miên Trinh) Cũng chính sự tần tảo ấy đã không ít lần khiến các nhà thơ phải tự trách mình khi không chu toàn cho gia đình mình, không thể lo lắng cho vợ mà để vợ phải bươn chải ngoài xã hội:

- “Thê noa bần bệnh tinh vi lụy, Thiên địa thần nhân tri thử tâm”

(Vợ con nghèo, bệnh đều bị liên lụy

Trời, đất, thần, người hiểu rõ nỗi lòng này)

(Xuất môn - Hà Tôn Quyền) - “Tiền bạc phó cho con mụ kiếm,

Ngựa xe chẳng thấy lúc nào ngơi”

(Tự cười mình - Trần Tế Xương) - “Lý nguy sỉ ngã niên tiền ngộ,

Huề ấu lấn quân thử nhật thành”

(Gặp gian nguy, thẹn cho ta năm xưa lầm lỡ, Dắt con trẻ, thương cho nàng hôm ấy ra đi)

(Hoài nội - Ngô Thì Nhậm) Những cảm xúc đó là sự biết ơn pha lẫn tự trách khi phó mặc chuyện cơm áo, trách nhiệm với con cái lên đôi vai vợ. Tự cười vào sự bất lực của mình để càng thêm trân trọng đức hy sinh, thêm yêu thương sự đảm đang, tần tảo của vợ…

Một bộ phận tác giả khi viết về người phụ nữ đã lồng ghép chính mình vào trong đó hoặc tác phẩm có sự liên hệ đồng cảm sâu sắc với số phận tác giả. Sự đồng cảm này dễ thấy trong thơ của các nữ sĩ mà đặc biệt là thơ Hồ Xuân Hương.

Nhân vật và tác giả như hòa quyện vào nhau, thơ chất chứa nỗi u hoài và tâm tư chồng chất của một cuộc đời kém may mắn, đặc biệt là trong đời sống hôn nhân…

- “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng, Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”

(Lấy chồng chung) - “Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa?

Mảnh tình một khối thiếp xin mang”

(Không chồng mà chửa) - “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con”

(Tự tình II) Đủ mọi trạng thái của cảm xúc, từ than vãn nhẹ nhàng đến bức bối tột độ, tất cả đều nói lên rằng người phụ nữ ấy không có hạnh phúc và cô ta đang mong muốn có được hạnh phúc. Khác với những tác giả khác (là nam giới), Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ sống trong xã hội cũ, đã và đang bị những luật lệ phong kiến ràng buộc nên bà hiểu được cách nghĩ của nữ giới, biết rõ những khó khăn khổ sở mà phụ nữ phải chịu. Là một nhân chứng và cũng là một nạn nhân của xã hội phong kiến, bà nói tiếng nói thể hiện quan điểm của mình, cũng là lời nói thay cho tất cả phụ nữ đang chịu nỗi khổ giống như mình.

Bên cạnh thái độ bất mãn của Hồ Xuân Hương, sự đồng cảm sâu sắc của các tác giả trung đại còn thể hiện ở sự ngưỡng vọng dành cho những người phụ nữ có tài văn chương. Một số tác tác giả bày tỏ nỗi thương xót cho cuộc đời tài nữ và đồng cảm khi tìm thấy sự thân thuộc như giữa những người tri kỷ tri âm. Niềm vui của những cây bút tài năng gặp gỡ, những kẻ có cùng tâm sự tìm thấy nhau, xem nhau như tri kỷ:

- “Giang sơn chính đố vô ngâm bạn, Hàn mặc ninh kỳ hữu mỹ nhân”

(Đã ghét trước cảnh sông núi không có bạn ngâm vịnh, Nào ngờ nơi bút mực lại gặp mối duyên đẹp đẽ)

(Ký tài nữ - Ninh Tốn) - “Tiếu ngã liên tài tình thái trọng,

Thử tình ứng phó thử tài tri”

(Cười cho ta, mối tình liên tài quá nặng, Tình này cũng nên để cho người tài ấy biết)

(Ký tài nữ Thụy Liên - Ninh Tốn) - “Cổ kim hận sự thiên nan vấn,

Phong vận kỳ oan ngã tự cư”

(Mối hận cổ kim thật khó mà hỏi ông trời.

Ta tự coi như người cùng một hội một thuyền với nàng là kẻ vì nết phong nhã mà mắc phải nỗi oan lạ lùng)

(Độc Tiểu Thanh ký - Nguyễn Du) Nói một cách không quá thì nhiều ít gì, Ninh Tốn và Nguyễn Du cũng đã có một cái nhìn rất hay, rất tiến bộ về địa vị của người phụ nữ trong xã hội. Sự đồng cảm “như người cùng một hội một thuyền” ấy đã kéo con người lại gần với nhau, khoảng cách và quan niệm bất bình đẳng giới đã bị xóa nhòa. Tác giả bỏ qua vấn đề giới tính, bày tỏ tình cảm đến những người tài nữ bởi đã nghe nói đến hoặc đã được đọc đến những tác phẩm thể hiện tài hoa của họ. Đó là tình cảm của những tâm hồn đồng điệu mong tìm thấy người tri âm tri kỷ khi họ có cùng một mối quan tâm lớn - văn chương.

Có những hình ảnh chỉ đập vào mắt đã tạo nên cho các tác giả cảm xúc mạnh mẽ để viết nên tác phẩm: Giam trung kiến cố lão nhân khấp tự loạn ly nhân hữu cố cung chi cảm (Trần Danh Án), Mại chỉ y (Miên Thẩm), Đồ ngộ đảm nhi tầm phu giả (Đoàn Nguyễn Tuấn), Mẹ Mốc (Nguyễn Khuyến)… Các tác phẩm này thể hiện tình cảm nhân đạo sâu sắc, các tác giả đồng cảm, xúc động trước những khổ đau trong cuộc sống của con người:

“Nhàn hoa vô chủ trục phong phi, Bạch phủ cung nhân độc tự bi”

Người cung nhân đầu đã bạc, tự thương xót mình)

(Giam trung kiến cố lão nhân khấp tự loạn ly nhân hữu cố cung chi cảm

- Trần Danh Án) Các tác gia - tác giả trung đại đa phần thể hiện hình tượng người phụ nữ với sự trân trọng, yêu thương sâu sắc. Tình cảm ấy một mặt hướng đến người phụ nữ để động viên, nâng đỡ tinh thần, một mặt nhắm đến thành lũy phong kiến nhằm mục đích phê phán, đả kích. Tình người vẫn luôn tồn tại và sự cảm thông giữa người với người đã trở thành động lực để các nhân vật nữ đi vào văn học… Dù xét ở mặt nào, hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình thế kỷ XVIII - XIX đều chứa đựng tư tưởng nhân đạo cao cả của các tác giả.

Đi dọc theo chặng đường dài mười thế kỷ của văn học trung đại Việt Nam, các nhân vật nữ đã xuất hiện trong các trang viết từ khá sớm với nhiều cách thể hiện khác nhau của các tác giả, tuy nhiên, phải đến thế kỷ XVIII những nhân vật nữ ấy mới được chú ý đặc biệt và trở thành một hình tượng nhân vật trong văn học. Bằng

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình việt nam thế kỷ xviii xix (Trang 92 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)