Kinh nghiệm về phát triển hệ thống giao thông công cộng đô thị nhằm

Một phần của tài liệu Luận văn: Đầu tư với sự phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010 pot (Trang 27 - 29)

IV. Kinh nghiệm của một số quốc gia về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

4.Kinh nghiệm về phát triển hệ thống giao thông công cộng đô thị nhằm

nhằm cải thiện bộ mặt giao thông đô thị ở Việt Nam

Giao thông đô thị là một vấn đề hết sức nan giải đối với nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Hầu như các đô thị lớn đều gặp phải tình trạng tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường. Điển hình như Băng Kốc thủ đô Thái Lan có mật độ dân số là 3000 người/ , có khoảng 3.4 triệu ô tô con, tính bình quân cứ 2.5 người có một ô tô con. Kết quả của tình hình này đã làm cho Băng Kốc trở thành thành phố có chất lượng môi trường kém nhất thế giới. Vì vậy nhiều thành phố đã và đang phát triển hệ thống giao thông công cộng (GTCC) thay cho những phương tiện cá nhân như ô tô con và xe máy để giữ gìn môi trường và bảo vệ nguồn tài nguyên của đất nước. Muốn hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân và khuyến khích mọi người chuyển sang sử dụng phương tiện GTCC chỉ một biện pháp tốt nhất và hiệu quả nhất là phải có hệ thống cung cấp dịch vụ GTCC ngày càng nhiều với chất lượng tốt nhất, thoả mãn được nhu cầu của

khách và giá vé phải rẻ. Một số hình thức giao thông công cộng đang phát triển hiện nay ở các đô thị là hệ thống xe buýt và giao thông đường ray.

Hiện nay giao thông đường ray đang được sự quan tâm chú ý khá phổ biến của các nước trên thế giới. Giao thông đường ray là phương hướng chỉ đạo sử dụng đường sắt trong thành phố, gọi chung là phương thức hiện đại hoá giao thông chạy bằng điện, bao gồm: đường xe điện ngầm, đường ray nhẹ (light rail), đường sắt một đường ray, xe điện (tramcar).Vận chuyển đường ray có các ưu điểm sau: 1- Có đường chuyên dụng riêng, tốc độ vận chuyển nhanh, tín hiệu an toàn; 2- Sử dụng tài nguyên năng lượng sạch là điện, không chiếm dụng tài nguyên dầu mỏ ngày càng cạn kiệt; 3- Cơ bản không gây bất cứ ô nhiễm nào đối với không khí, thuộc phương thức vận tải “màu xanh”; 4- Có tính thay thế mạnh, dung lượng vận chuyển lớn, có thể thay thế xe ô tô ở mức độ rất lớn; 5- Chiếm dụng diện tích đất ít; 6- Giá xây dựng thấp. Việt Nam đang nghiên cứu vận dụng mô hình này vào thực tiễn và thí điểm đầu tiên có lẽ là thủ đô Hà Nội, vì trước kia Hà Nội đã có một hệ thống đường ray trong thành phố nay có thể phục hồi lại.

Trong phát triển hệ thống giao thông công cộng bằng xe buýt, một số quốc gia Đông Nam á đã xây dựng các tuyến đường dành riêng cho xe buýt như ở Jakarta (Indonesia), thành phố Singapore.. Lợi ích của đường dành riêng cho xe buýt khá rõ:: các xe chạy tự do không bị cản trở và không gây tắc nghẽn giao thông, xe chạy với tốc độ cao, tần suất lớn và hoạt động rất đúng giờ nên sẽ hấp dẫn khách đi lại. Vừa qua, với sự giúp đỡ của tổ chức JICA Nhật Bản, TP Hồ Chí Minh đã mạnh dạn tổ chức thí điểm “ làn ưu tiên cho xe buýt” trên đoạn đường Trần Hưng Đạo, bước đầu thành công, và nay tiến thêm một bước nữa là mở rộng thí điểm mô hình này cho một số tuyến đường khác và nghiên cứu xây dựng “làn đường dành riêng cho xe buýt” trong thành phố.

Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Vận tải ở Việt Nam giai đoạn 2001-2004

và tác động của nó tới sự phát triển KCHTGTVT

I. Vài nét về giao thông vận tải và sự cần thiết phải đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ở nước ta hiện nay.

Việt Nam là một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với vị trí địa lý thuận lợi, đường bờ biển dài, có mạng lưới kênh rạch chằng chịt... có khả năng phát triển được tất cả các loại hình giao thông phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Nếu như ở miền Bắc giao thông đường bộ đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu, buôn bán giữa các khu vực, vùng miền thì ở miền Nam giao thông đường thủy lại hết sức cần thiết cho việc đi lại trên sông nước. Từ khi đất nước được giải phóng hai miền Nam Bắc, tuyến đường sắt thống nhất đã đóng góp tích cực phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân hai miền, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. Ngày nay thì loại hình giao thông hàng không và hàng hải đang ngày càng phát triển vì vai trò không chỉ là cầu nối Việt Nam với khu vực và Thế giới mà còn tạo ra tiềm lực ngoại tệ dồi dào thúc đẩy kinh tế phát triển. Cùng với sự phát triển của các phương tiện giao thông và nhu cầu đi lại của nhân dân đặt ra yêu cầu cần phải đầu tư cải tạo, nâng cấp KCHT GTVT trên khắp cả nước để tạo tiền đề vật chất cho giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội thành công.

Trải qua một thời gian tương đối dài xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng và ngành giao thông vận tải nói chung, nước ta đã có những bước tiến đáng kể, xây dựng được nhiều công trình quan trọng trải khắp đất nước. Tuy nhiên theo sự đánh giá chung, cơ sở vật chất kỹ thuật GTVT nước ta còn ở trình độ phát triển thấp, không đồng bộ, chưa theo kịp các nước tiên tiến trong khu vực. Cụ thể:

Một phần của tài liệu Luận văn: Đầu tư với sự phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010 pot (Trang 27 - 29)