Kinh nghiệm về phát triển hệ thống giao thông vận tải bền vững, hài hoà

Một phần của tài liệu Luận văn: Đầu tư với sự phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010 pot (Trang 25 - 26)

IV. Kinh nghiệm của một số quốc gia về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

1.Kinh nghiệm về phát triển hệ thống giao thông vận tải bền vững, hài hoà

hoà và bảo vệ môi trường.

Đứng trước những khó khăn của ngành GTVT như : tiêu hao tài nguyên năng lượng rất lớn đặc biệt là dầu mỏ, chiếm dụng tài nguyên đất cao hơn các ngành khác, gây ô nhiễm môi trường, không khí tiếng ồn lớn...đồng thời làm tăng gián tiếp chi phí xã hội như gây ách tắc giao thông, tai nạn giao thông, vì vậy phải nhanh chóng tìm ra phương thức mới để phát triển bền vững GTVT thích ứng với nhu cầu phát triển xã hội và môi trường. Trung Quốc là nước có dân số đông, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã lựa chọn phương thức ưu tiên phát triển đường sắt chứ không áp dụng mô hình phát triển phương tiện giao thông cuả các nước phương Tây (lấy xe ô tô làm chính). Sở dĩ như vậy là vì đường sắt là phương thức GTVT sử dụng tài nguyên năng lượng sạch và tiết kiệm năng lượng nhất (tỷ lệ tiêu hao năng lượng bình quân cho một đơn vị vận chuyển hàng không, đường bộ, đường sắt là khoảng 11:8:1). Bên cạnh đó, đường sắt có ưu điểm là đơn vị năng lực vận chuyển chiếm dụng diện tích đất ít (đường bộ chiếm gấp 25 lần so với đường sắt), sử dụng tài nguyên đất có hiệu quả. Trong vấn đề gây ô nhiễm đối với không khí, đường sắt bằng từ 1/40 đến 1/4 đường bộ, tiếng ồn cũng nhỏ hơn so với đường bộ.

Hiện nay, lượng vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt chiếm trên 60% tổng lượng vận chuyển hàng hoá toàn Trung Quốc đảm bảo nhu cầu trong phạm vi toàn Trung Quốc và phát huy tác dụng then chốt góp phần vận hành nền kinh tế quốc dân. Ngành đường sắt Trung Quốc đã đề ra đường lối chiến lược “ phát triển kiểu siêu việt”, mục tiêu tổng thể là hiện đại hoá mạng lưới đường sắt đến năm 2020, nâng cao năng suất vận chuyển và trình độ trang thiết bị kỹ thuật.

Việt Nam là nước có hệ thống đường sắt lạc hậu so với thế giới và chưa có quy hoạch cụ thể phát triển mạng lưới đường sắt trong cả nước. Kinh nghiệm Trung Quốc giúp chúng ta bài học cần quan tâm đầu tư cho ngành đường sắt vì những ưu điểm như khối lượng vận chuyển lớn, đường dài và không tốn kém như các hình thức khác...Trong tương lai đường sắt sẽ là phương tiện văn minh có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao với tốc độ nhanh, an toàn.

Một phần của tài liệu Luận văn: Đầu tư với sự phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010 pot (Trang 25 - 26)