II. Thực trạng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở Việt
3. Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
3.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông
Biểu 11: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông giai đoạn 2001-2004 Đơn vị: % Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Tổng 4 năm VĐT toàn XH cho KCHTGTVT 100 100 100 100 100 1. Vốn NSNN (gồm cả ODA) 69.64 49.23 50.79 54.27 54.43 2. Vốn tín dụng ĐTPT nhà nước 19.58 11.22 7.17 3.19 8.66 3. Vốn trái phiếu chính phủ 3.03 12.41 12.35 23.10 14.73 4. Vốn của doanh nghiệp nhà nước 6.48 19.55 21.54 10.41 14.89 5. Vốn từ khu vực dân cư và tư nhân 0.47 4.70 5.05 5.59 2.78 6. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàI 0.79 2.90 3.10 3.44 4.51
Trong giai đoạn 2001- 2004, tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động cho đầu tư KCHTGT là 42,334 nghìn tỷ đồng trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất 54,43%. Điều đó thể hiện vai trò hết sức quan trọng của vốn ngân sách trong quá trình đầu tư phát triển KCHTGTVT ở nước ta hiện nay. Một đặc điểm nổi bật của cơ cấu này là các nguồn vốn từ khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng cao còn các nguồn vốn từ khu vực tư nhân và nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ.
Cơ cấu vốn đầu tư trên đang có sự điều chỉnh theo hướng hợp lý hơn: tăng dần tỷ trọng của các nguồn vốn ngoài ngân sách, tăng vốn đầu tư theo hình thức BOT, BT và tăng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Trong khu vực nhà nước thì vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước có xu hướng giảm tỷ trọng, thay vào đó vốn trái phiếu chính phủ và vốn của doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Các nguồn vốn có tính thương mại cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao đang ngày càng chiếm ưu thế trong cơ cấu vốn đầu tư.
Khác với các hình thức đầu tư khác, loại hình đầu tư xây dựng KCHTGT chủ yếu sử dụng vốn thuộc khu vực nhà nước trong đó chủ yếu là vốn ngân sách, vốn FDI và vốn tư nhân chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Có thể so sánh với cơ cấu vốn đầu tư của toàn xã hội để thấy sự khác biệt cơ bản này:
Biểu 12: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2001-2004 Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 Tổng VĐT toàn xã hội 1000 tỷ 145.6 163.3 170.3 176.8 1. Vốn NSNN (gồm cả ODA) 1000 tỷ 35.9 37.3 37.5 37.8 Tỷ trọng % 24.66 22.84 22.02 21.38 2. Vốn tín dụng ĐTPT nhà nước 1000 tỷ 20.3 22.4 23.5 25 Tỷ trọng % 13.94 13.72 13.80 14.14
3. Vốn của doanh nghiệp nhà nước 1000 tỷ 24.4 28.9 33 36
Tỷ trọng % 16.76 17.70 19.38 20.36
4. Vốn từ khu vực dân cư và tư nhân 1000 tỷ 35.9 43.9 45.3 47
Tỷ trọng % 24.66 26.88 26.60 26.58
5. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1000 tỷ 29.1 30.8 31 31
Tỷ trọng % 19.99 18.86 18.20 17.53
Theo sơ đồ trên, ta có thể nhận thấy vai trò quan trọng của nguồn vốn tư nhân và vốn trực tiếp nước ngoài đối với toàn bộ nền kinh tế- xã hội. Nếu như trong cơ cấu vốn đầu tư cho xây dựng KCHTGT, vốn ngân sách chiếm tỷ trọng cao nhất thì trong cơ cấu vốn đầu tư của toàn xã hội, vốn từ khu vực dân cư lại chiếm tỷ trọng lớn nhất 26,23%, vốn ngân sách chỉ chiếm 22,64%. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng chiếm tỷ trọng cao khoảng 18,5%. Cơ cấu vốn đầu tư của toàn xã hội tương đối ổn định trong giai đoạn này, không có thay đổi đáng kể về tỷ trọng các nguồn vốn đầu tư qua các năm. Ngược lại, cơ cấu vốn đầu tư phát triển KCHTGT biến đổi liên tục qua các năm một phần là do đặc điểm của hoạt động đầu tư này (kéo dài nhiều năm, rủi ro cao, vốn phân bổ theo từng năm không ổn định...).
cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phân theo nguồn vốn giai đoạn 2001-2004
22.64%
13.90%
18.64% 26.23%
18.58%
Cơ cấu vốn đầu tư KCHT GTVT phân theo nguồn vốn giai đoạn 2001- 2004
54.43% 8.66%
14.73% 14.89%
4.51%
2.78% Vốn ngân sách (bao gồm ODA) Vốn tín dụng ĐTPT của nhà nước Vốn trái phiếu chính phủ
Vốn của doanh nghiệp nhà nước Vốn từ khu vực dân cư và tư nhân Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàI