III. Đánh giá chung về những tác động của đầu tư tới sự phát triển kết cấu hạ tầng
1. Những tác động tích cực của đầu tư tới sự phát triển KCHTGTVT
1.1. Đầu tư làm gia tăng tài sản cố định cho nền kinh tế và cải thiện bộ
mặt giao thông đô thị.
Biểu 13: Những chỉ tiêu kết quả đạt được nhờ hoạt động đầu tư phát triển KCHTGT giai đoạn 2001-2004
Năng lực tăng thêm
Chỉ tiêu Đơn vị Năng lực có đến 2000 2001 2002 2003 2004 1. Đường bộ
- Đường làm mới và nâng cấp Km 209490 12878 14423.4 16154.2 17931.1
+ Trung ương Km 13220 1118 1252.16 1402.42 1556.69
+ Địa phương Km 196270 13020 14582.4 16332.3 18128.8 - Cầu trên các quốc lộ M 10800 12050 12260 12500
2. Đường Sắt
- Số Km đường sắt (chính tuyến) Km 2632 - Khôi phục và làm mới cầu ĐS M 1096 1284 1510 2200
- Thay ray và tà vẹt Km 44 52 65 76
- Năng lực Đ/s Thống Nhất Tr.tấn 45 45 54 54 57.5
3. Đường sông
- Số km đường sông Km 41900
- Số km đường sông đa vào khai
thác Km 11226 24 38 35 30
- Cầu cảng làm mới M 86 109 138 200
- Cải tạo luồng lạch Km 95 126 158 280
4. Đường biển
- Cầu cảng làm mới M 156 198 250 360
5. Hàng không
- Số tàu bay sở hữu Chiếc 6 8 11 13 17
Biểu phụ lục1: Tốc độ gia tăng liên hoàn của các kết quả đầu tư phát triển KCHTGTVT giai đoạn 2001-2004
Tốc độ tăng trưởng liên hoàn
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004
Bình quân năm
1. Đường bộ
- Đường làm mới và nâng cấp 100 12 12 11 11.7
+ Trung ương 100 12 12 11 11.7
+ Địa phương 100 12 12 11 11.7
- Cầu trên các quốc lộ 100 11.574 1.743 1.958 5.0
2. Đường Sắt
- Số Km đường sắt (chính tuyến)
- Khôi phục và làm mới cầu ĐS 100 17.153 17.601 45.695 26.1
- Thay ray và tà vẹt 100 18.182 25 16.923 20.0
- Năng lực Đ/s Thống Nhất 100 20 0 6.481 8.5
3. Đường sông
- Số km đường sông
- Số km đường sông đa vào khai thác 100 58.333 -7.895 -14.28 7.7 - Cầu cảng làm mới 100 26.744 26.606 44.928 32.5 - Cải tạo luồng lạch 100 32.632 25.397 77.215 43.4
4. Đường biển
- Cầu cảng làm mới 100 26.923 26.263 44 32.1
5. Hàng không
- Số tàu bay sở hữu 100 37.500 18.182 30.769 28.6 Sau 4 năm thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội cho xây dựng cơ sở hạ tầng, nước ta đã thu được những thành quả tốt đẹp. Cơ sở hạ tầng của các ngành đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không đều được cải thiện đáng kể, năng lực tăng thêm qua các năm.
Ngành đường bộ đã làm mới và nâng cấp được 61387 km trong đó có 5329 km đường quốc lộ, 62064 km đường địa phương (bao gồm khoảng 8000km đường giao thông nông thôn, 4000km đường đô thị, còn lại là đường tỉnh lộ và huyện lộ) và xây dựng, cải tạo 47610 m cầu. Hàng năm đường làm mới và nâng cấp tăng lên 11,7%, số met cầu trên các quốc lộ tăng bình quân 5%/năm. Ngành đường sắt tuy không xây mới thêm tuyến đường sắt nào song đã cải tạo nâng cấp 237km đường sắt (thay ray và tà vẹt), khôi phục và làm mới 6090 m cầu đường sắt. Nhờ đầu tư nâng cấp hệ thống đường sắt Thống Nhất mà năng lực vận tải
tăng lên từ 45 triệu tấn năm 2001 lên 57,5 triệu tấn năm 2004. Ngành đường sông đã mở rộng khai thông nhiều tuyến vận tải thuỷ, số km đường sông đưa vào khai thác tăng thêm 127 km, cải tạo 659 km luồng lạch và xây dựng mới 533 m cầu cảng trong 4năm; hệ thống thông tin báo hiệu hướng dẫn giao thông trên các tuyến đường ngày càng được hoàn thiện. Ngành đường biển với nhiều công trình cảng được khởi công và hoàn thành trong giai đoạn này (đặc biệt là năm 2004) làm tăng thêm 969m cầu cảng được làm mới, trung bình hàng năm tăng 32,1%.. Ngành Hàng Không với trên 6 nghìn tỷ đầu tư trang bị hệ thống máy bay làm số tàu bay sở hữu tăng lên 49 chiếc so với 6 chiếc năm 2000.
Hệ thống giao thông đô thị toàn quốc trong những năm qua tuy không xây dựng mới nhiều nhưng chất lượng được cải thiện đáng kể. ở các đô thị từ loại III trở lên, hầu hết các tuyến đường chính đều được rải nhựa, nâng cấp hệ thống thoát nước, hè đường, chiếu sáng và cây xanh. Nhiều dự án về giao thông đô thị được triển khai với mục tiêu chính là các trục giao thông đối ngoại, cửa ô, trục giao thông hướng tâm, các nút giao cắt, đường vành đai đã góp phần nâng cao năng lực thông qua ở các đô thị. Thành phố Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh phối hợp tốt với Bộ Giao thông Vận tải trong việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng các tuyến đường phục vụ cho phát triển đô thị mới, vành đai thành phố, phục vụ SEAGAMES. Thành phố Hà Nội tập trung cho các nút giao thông phía Nam sông Hồng ở các cầu lớn như Chương Dương, Nam Thăng Long, Nam cầu sông Hồng, các tuyến đối ngoại, cầu vượt Ngã Tư Vọng, Mai Dịch, đường vành đai III (đoạn Mai Dịch - Pháp Vân); hoàn thành cơ bản dự án tăng cường năng lực giao thông đô thị và xây dựng một số tuyến đường đạt tiêu chuẩn đường đô thị như đường Hoàng Quốc Việt, đường Trần Duy Hưng; Tp. Hồ Chí Minh đã hoàn thành những mục tiêu cơ bản của Dự án tăng cường năng lực giao thông đô thị, đang triển khai xây dựng đại lộ Đông-Tây; triển khai xây dựng một số cầu, đường, giải toả bớt mật độ xe của cầu Sài Gòn, xa lộ Hà Nội