Cơ cấu sản phẩm của hàng dệt may Việt nam

Một phần của tài liệu Marketing quốc tế và vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Bắc Mỹ (Trang 36 - 42)

II. Tổng quan về thị trờng hàng dệt may Bắc Mỹ dới góc độ Marketing

2.2.Cơ cấu sản phẩm của hàng dệt may Việt nam

1. Năng lực sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật

2.2.Cơ cấu sản phẩm của hàng dệt may Việt nam

Ngành dệt, may Việt nam cũng nh ngành dệt may của các nớc khác đ- ợc chia ra làm 2 mảng chủ yếu là dệt và may. Nói về sản phẩm dệt, chúng ta thờng nhắc tới các sản phẩm dệt nh dệt thờng, dệt kim, dệt len, dệt lụa, dệt gấm, dệt thổ cẩm.

Tuy nhiên các sản phẩm dệt mang tính độc đáo, riêng có của Việt nam thờng là dệt thủ công từ các chất liệu tự nhiên đặc sắc nh tơ tằm, sợi bông, đay..tạo nên những sản phẩm vải nổi tiếng nh lụa Hà Đông, lụa Vạn Phúc, thổ cẩm Mai Châu, Hoà Bình..Tuy nhiên những sản phẩm thủ công này chỉ mang tính chất “đặc sản” chứ xét về tỷ trọng trong toàn ngành dệt thì chiếm rất ít. Phần lớn các sản phẩm dệt của chúng ta là các sản phẩm dệt công nghiệp tại các nhà máy dệt lớn nh Công ti dệt Hà Nội, Công ti dệt 8-3, Công ti dệt kim đông xuân, Công ti dệt Nam Định. Các loại sản phẩm dệt chủ yếu là sợi OE dành cho đan kim, sợi cọc thờng, vải cũng có vải dệt thờng và vải đan kim. Bảng số liệu sau đây cho biết sản lợng sợi của sản phẩm dệt:

Bảng 13-Cơ cấu sản phẩm dệt của Tổng công ti dệt may Việt nam( đến 28/2/2002) Sản phẩm Số lợng 1. Sợi • Sợi OE(chiếc) • Sợi cọc(chiếc) 10.178 (rotor) 885.756 (cọc sợi) 2. Vải • Vải dệt(1000m2) • Đan kim (kg) 159.774 13.000

Nguồn: Tổng công ty Dệt- may Việt Nam

Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta nhận thấy, sản phẩm vải dệt chiếm tỷ trọng lớn hơn sản phẩm vải đan kim, sợi OE chiếm tỷ trọng cha nhiều. Nhu cầu thị trờng hiện nay đang mở rộng sản phẩm đan kim, đặc biệt là thị trờng Bắc Mỹ. Vậy sản phẩm sợi OE, dệt đan kim cần đẩy mạnh hơn nữa để đáp ứng nhu cầu lớn của thị trờng hiện nay.

Thứ đến là cơ cấu sản phẩm may mặc. Ngành may mặc phong phú hơn về cơ cấu sản phẩm vì đây mới chính là cơ cấu chính cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam. Trớc đây, các sản phẩm may công nghiệp chủ yếu là các loại quần áo bảo hộ lao động, quần áo thờng dùng ở nhà hay đồng phục học sinh. Cho đến nay, cơ cấu sản phẩm đã thay đổi rất nhiều, phong phú hơn rất nhiều về chủng loại để đáp ứng đợc yêu cầu của những nhà nhập khẩu. Các sản phẩm đợc mở rộng hơn, gồm cả quần áo thể thao, quần áo jean, comple, veston v.v. Ngay cả sản xuất phụ liệu may cũng đã có những tiến bộ nhất định về chủng loại và chất lợng. Các sản phẩm nh chỉ khâu, khoá kéo, mex, bông tấm, nút nhựa..cũng đã có nhiều loại và đủ tiêu chuẩn chất lợng cho

ngành may xuất khẩu. Bảng 14 đơn cử cơ cấu sản phẩm may xuất khẩu chủ yếu của Việt nam hiện nay:

Bảng 14-Cơ cấu sản phẩm may xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2002

Sản phẩm Số lợng ( 1000 chiếc) 1. Jacket 7409 2. Sơ mi 10942 3. Quần 6193 4. Hàng dệt kim 19744 5.áo len 164 6. Quần áo khác 4648 Tổng 49100

Nguồn : Tổng công ti Dệt- may Việt Nam

Qua đây, chúng ta thấy, trong số những mặt hàng xuất khẩu chính, vải dày vẫn cha đáng kể mà chủ yếu vẫn là hàng dệt kim(40%), áo sơ mi(22%) và quần áo các loại. Do còn nhiều khâu thao tác thủ công nên năng suất trong ngành may của Việt nam khá thấp so với các nớc. Dù khách hàng có nhu cầu nhng sản xuất vẫn cha đáp ứng đợc. Khâu thiết kế tạo mode còn yếu nên chủ yếu là may gia công hoặc theo mẫu đặt hàng của nớc ngoài. Hầu nh sản phẩm với nhãn mác của Việt nam vẫn vắng bóng trên thị trờng quốc tế. Bớc đầu mới chỉ có những bộ cách tân về áo dài truyền thống xuất hiện trong một số giải thởng thời trang hay chỉ là trình diễn trên sàn catwalk.

2.3.Thị tr ờng tiêu thụ trong n ớc và khả năng xuất khẩu.

a/ Thị trờng tiêu thụ trong nớc.

từng bớc đợc nâng cao. Khi cái ăn về cơ bản đã đủ, ngời ta chú trọng hơn đến cái mặc. Bây giờ không chỉ là mặc cho ấm mà phải là mặc cho đẹp. Mặc đẹp đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của một bộ phận dân c thu nhập khá. Tuy nhiên phần lớn dân Việt nam vẫn là tầng lớp nông dân với mức sống trung bình và có một phần không nhỏ bộ phận thu nhập thấp. Chính vì thế, để khai thác thị trờng nội địa, cơ cấu sản phẩm phải có nhiều cấp khác nhau, đáp ứng đợc nhu cầu của mọi tầng lớp dân c.

Hiện nay, cạnh tranh trong thị trờng may mặc nội địa ngày càng trở nên quyết liệt do có hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế, từ các doanh nghiệp nhà nớc đến các công ti trách nhiệm hữu hạn, các cơ sở sản xuất t nhân và các hộ gia đình, các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nớc ngoài. Đặc biệt là sự cạnh tranh dữ dội của hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc (mà chủ yếu là nhập lậu) với giá cả rẻ, mẫu mã đa dạng phù hợp với sức mua của đại bộ phận ngời dân sống ở nông thôn. Một ví dụ cụ thể nh đợt vừa qua, Ban chỉ đạo 127TW về chống buôn lậu, hàng giả gian lận thơng mại đã thí điểm trên 5 tỉnh, thành phố lớn là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh kiểm tra mặt hàng vải nhập ngoại. Dù vải lậu đã bị truy quét rất nhiều nhng cũng chỉ nh “bắt cóc bỏ đĩa” vì số lợng vải lậu quá nhiều, tràn ngập thị trờng và đã trở thành thói quen tiêu dùng của ngời dân. Dù vải lậu bị truy quét song vải nội vẫn cha đủ sức đẩy lùi vải ngoại ngay tại sân nhà. Đây thực sự là vấn đề nan giải của toàn ngành dệt may Việt nam.

Dù sao, các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc Việt nam đã nhận thấy tầm quan trọng và tiềm năng to lớn của thị trờng nội địa. Các biện pháp khai thác thị trờng nh quảng cáo, tiếp thị, triển lãm đợc các công ty may mặc thực hiện và bớc đầu đã đạt đợc hiệu quả. Có những doanh nghiệp đã mở hàng trăm cửa hàng, đại lí bán giới thiệu sản phẩm ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nớc nh Công ti Việt Thắng, Công ti may Nhà Bè, Công ti may

10...Ngoài ra các công ti còn liên kết với các chợ đầu mối để tiêu thụ nhằm tăng doanh thu. Bớc đầu doanh thu nội địa cũng cho thấy những dấu hiệu khởi sắc của ngành dệt may Việt nam.

Bảng 15-Doanh thu dệt may tại thị trờng nội địa trong những năm gần

đây.

Đơn vị : tỉ đồng

Năm 1997 1998 1999 2000 2001

Doanh thu nội địa 2767 2996 3210 3452 3665

Các công ti may 2705 2909 3095 3330 3530

Các công ti dệt 62 87 105 122 135

Nguồn: Báo cáo thống kê của Tổng công ti Dệt- may Việt nam.

Bảng thống kê trên cho thấy, doanh thu nội địa hàng dệt chiếm tỷ trọng còn quá nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu vừa qua là sự lấn át hàng vải ngoại nhập lậu của Trung Quốc, Thái Lan với giá rẻ, mẫu mã đa dạng, đẹp, trong khi đó giá thành sản phẩm của chúng ta còn quá cao, trình độ công nghệ còn thấp kém. Ngay cả hàng may dù có tỷ trọng cao nhng cũng không thể nói là đã chinh phục thị trờng nội địa mà vẫn bị hàng Trung Quốc ngập tràn tại các chợ bán buôn, bán lẻ trong cả nớc.

Trong phạm vi đề tài này, thị trờng cần tập trung vào xuất khẩu mà các doanh nghiệp dệt may đang hớng tới để có chỗ đứng xứng đáng trong trờng quốc tế.Vì thế chúng ta xem xét cụ thể khả năng xuất khẩu của hàng dệt may Việt nam nh thế nào trong thời gian qua và triển vọng mở rộng xuất khẩu vào thị trờng Bắc Mỹ sắp tới.

b/ Khả năng xuất khẩu :

Trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng không ngừng. Đặc biệt từ sau khi Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt nam

của Việt nam tăng vọt, đa hàng dệt may gần đây thành nhóm hàng có vị thế xuất khẩu đứng thứ hai sau dầu thô.

Bảng 16-Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt nam qua các năm Đơn vị: triệu USD (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1997 1998 1999 2000 2001 2001/2000

1530 1450 1747 1892 2079,782 109,93%

Nguồn : Báo cáo thống kê Vụ xuất nhập khẩu-Bộ thơng mại

Trong 9 tháng đầu năm 2002, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam đạt khoảng 1,6 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kì năm 2001, riêng thị trờng Mỹ đạt tới 435 triệu USD, tăng gấp 9 lần so với mức thực hiện cả năm 2001. Khả năng hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm 2002 với mức 2,4 tỷ USD là hoàn toàn nằm trong tầm tay.Tuy nhiên những kết quả tích cực này của ngành dệt may liệu có duy trì và phát triển lâu dài đợc hay không một khi phía trớc còn rất nhiều thách thức đang chờ đợi? Chúng ta thấy khả năng xuất khẩu của hàng dệt may là rất lớn nhng cho đến nay vẫn cha khai thác đợc hết các thị trờng. Về thị trờng hạn ngạch hiện nay, chúng ta có các thị trờng là EU, Canada, và sắp tới có thể sẽ là Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tạm thời Hoa Kỳ vẫn đang là thị trờng phi hạn ngạch lại đợc hởng thuế suất MFN. Trong thời gian tới Hoa Kỹ sẽ xúc tiến đàm phán vấn đề hạn ngạch đối với Việt nam.

Mức tăng trởng xuất khẩu hàng dệt may Việt nam không chỉ phụ thuộc vào năng lực sản xuất mà còn phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ thơng mại giữa Việt nam và các nớc. Chính vì vậy, để tăng cờng hơn nữa xuất khẩu hàng dệt may ngoài sự nỗ lực không ngừng của bản thân các doanh nghiệp, còn phải nhấn mạnh vai trò xúc tiến thơng mại và sự hỗ trợ mang tầm vĩ mô của Chính Phủ.

Một phần của tài liệu Marketing quốc tế và vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Bắc Mỹ (Trang 36 - 42)