II. Các giải pháp marketing chủ yếu trong cạnh tranh của hàng dệt
2. Các nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp (nhóm giải pháp vi mô)
2.5. Nhóm giải pháp giảm chi phí và giá thành xuất khẩu
Bất kì sản phẩm nào chứ không riêng gì sản phẩm dệt may, yếu tố giá cả bao giờ cũng là một yếu tố quan trọng quyết định tính cạnh tranh của sản phẩm. Đối với mọi doanh nghiệp, để thu đợc lợi nhuận cao thì phải tìm cách giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành xuất khẩu. Chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí tiêu hao máy móc, điện...trong đó yếu tố đáng kể vẫn là chi phí nhân công và nguyên vật liệu. Giá thành xuất khẩu liên quan đến rất nhiều yếu tố chi phí nh: vận chuyển, xếp dỡ, bảo hiểm, thuế...Trong điều kiện các doanh nghiệp dệt may Việt nam hiện nay, chi phí nhân công của ta so với khu vực cha phải là rẻ nhất, thêm vào đó nguồn nguyên phụ liệu cha đủ tự cung cấp mà vẫn phải nhập khẩu, gần đây giá điện lên cao, khiến các doanh nghiệp thật sự nan giải trong vấn đề giảm
chi phí sản xuất. Để làm đợc điều này, cách tốt nhất là bản thân các doanh nghiệp phải thực hiện hiệu quả nguồn lực của mình bằng cách hợp lí hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm thiểu những chi phí không cần thiết và chú ý những nguồn hàng bổ sung để giải quyết những khó khăn về đảm bảo tính liên tục trong sản xuất do tính thời vụ của hàng dệt may.
Về giá thành xuất khẩu, để giảm thiểu chi phí vận tải, xếp dỡ, phía Việt nam phải giành đợc quyền đảm nhiệm các chi phí đó để tiết kiêm vì làm tại Việt nam bao giờ giá cả cũng rẻ hơn. Hiện nay, chúng ta chủ yếu bán FOB nên có thể nói hàng dệt may cha thực sự “ Selling in” mà mới chỉ “ Selling to” tới thị trờng Bắc Mỹ. Tuy nhiên đây cũng không phải là điều hoàn toàn bất lợi. Một ví dụ nh vụ đình công các cảng biển nớc Mỹ đợt vừa qua khiến các nhà xuất khẩu hàng dệt may Châu á điêu đứng nhng Việt nam lại không bị ảnh hởng. Song nhìn về lâu dài, để thu đợc nhiều lợi nhuận hơn chúng ta phải chấp nhận rủi ro, tham gia chủ động xuất khẩu trực tiếp. Để làm đợc điều này, không chỉ ngành dệt may mà các ngành bên vận tải, bảo hiểm cũng phải vào cuộc, nâng cao tính chủ động của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam.
Tựu trung lại, theo đuổi một vấn đề cốt lõi trong kinh doanh là lợi nhuận, bản thân các doanh nghiệp phải thực sự nhạy bén với thời giá thị tr- ờng. Một mặt phải vừa liệu thời thế mà định giá bán sản phẩm, mặt khác phải có đợc những chiến lợc giảm chi phí sản xuất, giá thành xuất khẩu một cách hợp lí nhất-mà điều này cần phải có những nhà doanh nghiệp tổ chức, có chiến lợc nhân sự hiệu quả mới đem lại thành công và lợi nhuận đợc.