II. Đánh giá tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trờng
1. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trờng Bắc Mỹ
1.1. Mức kim ngạch xuất khẩu cụ thể qua các năm.
Năm 1994, năm đầu tiên khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt nam, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chỉ đạt trên 2 triệu USD. Chỉ một năm sau đó giá trị xuất khẩu đã tăng vọt một cách nhanh chóng đạt 16,87 triệu USD gấp trên 8 lần. Liên tục những năm tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng đều đặn. Sang năm 1996, kim ngạch hàng may mặc tăng 32,6% và giá trị xuất khẩu hàng dệt cũng tăng lên 2 lần so với năm 1995. Biểu17 dới đây sẽ nói rõ mức kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trờng Bắc Mỹ giai đoạn 1996_2001.
Biểu 17_Xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Bắc Mỹ 16,886 41,257 50,038 59,266 79,450 87,136 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Năm T ri ệu U SD
Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu-Bộ thơng mại Việt nam.
Qua đây chúng ta thấy, mức kim ngạch xuất khẩu vào thị trờng Bắc Mỹ tăng khá mạnh, năm 1996 mới chỉ ở mức 16,886 triệu USD, nhng năm 2001 đã lên đến 87,136 triệu USD, tăng gấp trên 5 lần so với năm 1996. Con số này sẽ còn tiếp tục tăng mạnh hơn nữa theo chiều hớng có nhiều biến chuyển thuận lợi nh hiện nay.
Nếu nói về thị trờng Bắc Mỹ, hàng dệt may Việt nam thời gian qua chủ yếu vẫn thực hiện theo phơng thức gia công cho các công ti nớc ngoài. Phần lớn nguyên phụ liệu do các công ti nớc ngoài cung cấp bởi Việt nam ch- a sản xuất nguyên phụ liệu phù hợp, chất lợng nguyên phụ liệu còn thấp, với phơng châm lấy công làm lãi. Mặt khác, khả năng của các doanh nghiệp Việt nam trong việc quản lí tất cả các khâu nh thiết kế mẫu mã, tiếp thị, phân phối...để có thể xuất khẩu trực tiếp vẫn còn rất hạn chế. Nhìn chung, tốc độ xuất khẩu hàng hoá Việt nam sang thị trờng Mỹ những năm qua vẫn tăng mạnh. Kể từ sau khi bãi bỏ lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt nam, Mỹ trở thành bạn hàng đứng thứ bảy của Việt nam (năm 1998) và Việt nam cũng đang đứng thứ 71 trong số 229 nớc xuất khẩu hàng hoá vào Mỹ. Mới trớc đây Việt nam cha đợc hởng MFN và mức thuế nhập khẩu vào Mỹ còn quá cao.
Trên thực tế, mức chênh lệch giữa thuế phi MFN và thuế có MFN là rất lớn, trung bình từ 30-40%. Ví dụ đối với quần áo có đan móc, bằng len hoặc lông động vật, thuế suất MFN là 16%, thuế áp dụng cho Canada, Mêhicô là 0%, trong khi đó thuế nhập khẩu đánh vào hàng Việt nam là 54,5%. Mức thuế nh trên làm triệt tiêu gần nh hoàn toàn khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt nam vốn không chiếm u thế về chất lợng. Từ khi Hiệp định thơng mại Việt Mỹ có hiệu lực, các doanh nghiệp dệt may chúng ta đã có thuận lợi hơn rất nhiều do đợc hởng u đãi từ MFN đem lại.
1.2. Tỷ trọng xuất khẩu vào thị tr ờng Bắc Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam. khẩu hàng dệt may của Việt nam.
Năm 2001 vừa qua, theo thống kê của Vụ xuất nhập khẩu_Bộ thơng mại thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nớc đạt gần 2,1 tỷ USD, một con số không nhỏ trong cơ cấu hàng xuất khẩu của cả nớc. Mặc dù xuất khẩu vào thị trờng EU vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (30%), thứ đến là Nhật Bản cũng với tỷ trọng tơng đơng( 30%) và Mỹ đứng thứ ba (4%) song tiềm năng thị trờng Bắc Mỹ sẽ còn nhiều hứa hẹn.
Bảng số liệu sau cho thấy tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam vào thị trờng Bắc Mỹ so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nớc từ năm 1996 đến 2001:
Bảng 18-Tỷ trọng thị trờng Bắc Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt may của Việt nam .
Đơn vị: triệu USD
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Tỷ trọng 1,5% 2,7% 3,5% 3,4% 4,2% 4%
Nguồn: Báo cáo thống kê Vụ xuất nhập khẩu- Bộ thơng mại Việt nam.
Điểm nổi bật ở bảng trên là tỷ trọng này tăng dần qua các năm, từ mức khiêm tốn 1,5% vào năm 1996 nay đã lên đến hơn 4% vào năm 2001, riêng năm 2002 này, ớc tính của quí I đã băng xuất khẩu của cả năm 2001. Đó cũng là những nỗ lực không nhỏ của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trờng Bắc Mỹ thời gian qua. Tuy nhiên con số này vẫn còn thấp và cha ổn định so với xuất khẩu vào thị trờng EU. Thời gian gần đây những tín hiệu khả quan về tình hình thị trờng Bắc Mỹ đối với hàng dệt may Việt nam nh hiệu lực của Hiệp định thơng mại Việt -Mỹ có hiệu lực. Điều này cho thấy tỷ trọng thị trờng Bắc Mỹ sẽ tăng hơn nhiều vào những năm tới.
1.3. Thị phần xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam ở thị tr ờng Bắc Mỹ.
Trong phần 1.2 chúng ta vừa tìm hiểu về tỷ trọng xuất khẩu vào thị tr- ờng Bắc Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt nam. Đến đây, chúng ta xem xét tiếp đến thị phần xuất khẩu hàng dệt may Việt nam ở thị trờng Bắc Mỹ nhằm xác định vị thế của hàng dệt may Việt nam tại thị tr- ờng khổng lồ này trong tơng quan với các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu khác.
Trớc hết, vị trí của hàng Việt nam nói chung trên thị trờng Bắc Mỹ hiện nay còn chiếm vị trí rất khiêm tốn. Ví dụ nh ở thị trờng Mỹ, Việt nam chỉ xếp thứ 71 trong tổng số 229 nớc xuất khẩu vào thị trờng này. Theo số liệu của Phòng thơng mại Hoa Kỳ, kim ngạch mà Mỹ nhập khẩu từ Việt nam là 827 triệu USD vào năm 2000.
Trên thực tế, thị phần hàng dệt may Việt nam ở thị trờng Bắc Mỹ còn rất khiêm tốn. Bảng 19 sau đây cho thấy, tỷ trọng hàng dệt may Việt nam ở thị trờng Mỹ, Canada nh sau:
Bảng 19-Thị phần xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam trên thị trờng
Bắc Mỹ
Đơn vị : triệu USD
Năm 2000 2001 Việt Nam 49,865 49,335 Tổng 71691,546 70239,765 Thị phần(%) 0,07 0,07
Nguồn : OTEXA-Hiệp hội nhập khẩu hàng dệt may Hoa Kỳ.
Trong năm tới ngành dệt may Việt nam sẽ hớng xuất khẩu sang thị tr- ờng Bắc Mỹ nhiều hơn. Hy vọng thị phần hàng dệt may của Việt nam tại thị trờng này sẽ từng bớc đợc cải thiện, khi Việt nam chính thức đợc hởng qui chế NTR và tiếp đó là chế độ GSP của Mỹ.