Nhóm giải pháp về yểm trợ

Một phần của tài liệu Marketing quốc tế và vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Bắc Mỹ (Trang 83 - 85)

II. Các giải pháp marketing chủ yếu trong cạnh tranh của hàng dệt

2. Các nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp (nhóm giải pháp vi mô)

2.4. Nhóm giải pháp về yểm trợ

Trong kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may, quảng cáo là một khâu quan trọng hàng đầu nhằm tung sản phẩm thành công vào thị trờng. Quảng cáo tạo ra sự thu hút, hấp dẫn khách hàng, kích thích ngời mua sử dụng sản

phẩm. Do vậy trớc khi đa hàng vào thị trờng nào các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may cần có chính sách yểm trợ đúng đắn, phù hợp với tập quán văn hoá và thị hiếu tiêu dùng của thị trờng đó. Đối với thị trờng Bắc Mỹ, nếu không khuyếch trơng danh tiếng,uy tín của doanh nghiệp cũng nh danh tiếng sản phẩm thì dù chất lợng sản phẩm có hoàn hảo đến đâu cũng khó có cơ hội kinh doanh trên thị trờng Bắc Mỹ. Việc lựa chọn hình thức quảng cáo rất quan trọng. Do hàng dệt may Việt nam cha tìm đợc chỗ đứng vững chắc trên thị trờng nên hai hình thức quảng cáo mà doanh nghiệp nên lựa chọn là quảng cáo thông tin và quảng cáo thuyết phục. Quảng cáo thông tin thích hợp với giai đoạn đầu khi hàng hoá mới đợc đa vào thị trờng, đa ra công chúng những thông báo về sản phẩm mới hay ứng dụng mới của hàng hoá hiện có. Loại hình này giúp các doanh nghiệp có thể thông tin một cách rộng rãi sản phẩm của mình trong công chúng.

Quảng cáo thuyết phục là loại quảng cáo có giá trị đặc biệt trong giai đoạn phát triển của sản phẩm. Doanh nghiệp phải chọn lọc một số nhu cầu có chọn lọc, pha lẫn quảng cáo so sánh để tăng tính thuyết phục. Loại này phải đạt đợc yêu cầu hình thành nên sự a thích nhãn hiệu, thay đổi sự chấp nhận của ngời tiêu dùng về tính chất hàng hoá, thuyết phục ngời tiêu dùng mua ngay.

Để một quảng cáo thành công cần đảm bảo tốt 4 yêu cầu theo tiêu chuẩn AIDA( Attention, Interest, Desire, Action). Phơng tiện quảng cáo hiện nay thông dụng nhất chính là qua Internet, không quên tăng cờng quảng cáo vào các vụ thời trang cao điểm nh đầu mùa đông hay mùa hè. Ngoài ra có thể quảng cáo qua các tập đoàn, Hiệp hội dệt may hay thông qua Đại sứ quán Mỹ tại Việt nam, hoặc gửi th trực tiếp đến các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ. Chi phí quảng cáo ở nớc ngoài nhiều khi vợt quá khả năng của các doanh nghiệp nên về vấn đề này, Nhà nớc cũng cần trợ giúp một phần trong việc xúc tiến giới thiệu sản phẩm ở nớc ngoài.

Thứ đến là việc tham gia hội chợ, triển lãm thơng mại trng bày hàng hoá đợc tổ chức trong và ngoài nớc. Qua đây chúng ta có thể có cơ hội tìm hiểu thị trờng, nhận diện khách hàng, đánh giá mức độ cạnh tranh trên thị tr- ờng, theo dõi sự phát triển về kỹ thuật và quá trình hình thành sản phẩm mới. Việc xúc tiến bán hàng có thể qua Internet hoặc Niên giám điện thoại kinh doanh của Mỹ, hoặc qua các công ty t vấn dịch vụ thông tin trên thị trờng Bắc Mỹ...Các công ty dệt may có thể tham gia và tổ chức các cuộc trình diễn thời trang mang tính quốc tế. Việc trình diễn thời trang trên thị trờng Bắc Mỹ là một hình thức giới thiệu sản phẩm của ngành dệt may, thu hút sự chú ý của ngời tiêu dùng Bắc Mỹ. Thực tế cho thấy, việc giới thiệu sản phẩm dệt may thông qua trình diễn thời trang mang lại hiệu quả rất đáng kể. Các sản phẩm độc đáo mang đậm dấu ấn dân tộc Việt nam nh lụa tơ tằm, thổ cẩm...đã tạo đợc tiếng vang qua các cuộc trình diễn, các cuộc thi thời trang mang tính quốc tế. Đối với thị trờng Bắc Mỹ, một thị trờng vốn a thích sự mới mẻ, độc đáo, chắc chắn bằng cách này, hàng dệt may Việt nam sẽ chiếm đợc cảm tình của ngời tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Marketing quốc tế và vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Bắc Mỹ (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w