Khác với các nước OECD, các nghiên cứu vê khu vực kinh tế ngầm tại các nước đang phát triển thường đánh giá theo tiêu thức lao động hoặc theo thu nhập. Theo họ, khu vực phi chính qui (trong đó có kinh tế ngầm) được xác định là các đơn vị sản xuất và dịch
hợp pháp nhưng không đăng ký, không khai báo. Để ước tính qui mô của khu vực này, các nước đang phát triển thường dùng cách tính chênh lệch giữa số liệu thống kê của toàn nền kinh tế và số liệu thống kê về khu vực chính qui (ESCAP, 1996). Ví dụ, để tính số lao động hiện đang hoạt động trong khu vực phi chính qui, người ta lấy số liệu về tổng số lao động của toàn nền kinh tế trừ đi số lao động hiện đang làm trong khu vực chính qui. Tương tự, dùng cách này để tính quy mô của khu vực phi chính quy theo trị giá gia tăng.
Theo ILO, hiện có tới 300 triệu người đang hoạt động trong khu vực phi chính qui tại các nước đang phát triển. Năm 1985, châu Phi có 65% lực lượng lao động thành thị nằm trong khu vực phi chính qui. Ở châu Mỹ Latinh con số này là 30 triệu. Các nghiên cứu gần đây cho thấy khu vực kinh tế phi chính qui đặc biệt phát triển tại các đô thị của các nước này. Xu hướng này là một phần do có sự bùng nổ dân số tại các đô thị và do có sự phát triển không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, dẫn đến những dòng dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị mà phần lớn số lao động này tham gia vào khu vực kinh tế ngầm. Số liệu trong Bảng 1.5 cho thấy bức tranh chung về tỷ lệ lao động trong khu vực phi chính quy tại đô thị của mộ số nươc đang phát triển ở châu Á. Nhìn chung có từ 1/3 tới 2/3 lao động thành thị của nước này tham gia làm việc trong khu vực phi chính qui.
Bảng 1.5. Lực lượng lao động thành thị làm việc trong khu vực phi chính qui tại một số nước đang phát triển của châu Á
Đơn vị: % trên tổng số lao động
Nước Năm ước tính Tỷ lệ, %
Ấn Độ 2001 35-40 Banglades 2000 42 Indonesia 1996 38 Malaysia 2003 35 Pakistan 2004 54 Philippin 2002 46 Singapore 2000 15 Slilanca 2001 19 Thái Lan 2004 33
(Nguồn: Naseen S.M. 1996; UNDP, 2000-2006; và các nguồn khác)
Cần lưu ý, số liệu ở Bảng 1.5 chỉ phản ánh tỷ lệ lao động tính chung của cả nước trong khi nếu xét riêng về từng lĩnh vực hoạt động thì bức tranh của khu vực kinh tế ngầm sẽ khác. Bởi một đặc trưng cơ bản của khu vực kinh tế này là tập trung phần đông trong lĩnh vực dịch vụ. Ngoài ra, những nghiên cứu khác nhau còn liệt kê hàng loạt đặc tính khác nhau để nhận dạng hoạt động của khu vực kinh tế này như: mỗi đơn vị chỉ có ít lao
động; công việc ít đòi hỏi kỹ năng cao; vốn đầu tư ít; địa điểm không cố định; trình độ của người lao động tương đối thấp; ít có khả năng lựa chọn công việc; không đóng thuế; không đăng ký kinh doanh; không được hưởng các chính sách xã hội. Cách xác định vai trò của khu vực kinh tế phi chính qui tính theo thu nhập ít phổ biến hơn tại các nước đang phát triển do thiếu thông tin và khó tính toán trong do nhiều điều kiện khách quan. Tại Philippin, khu vực này chiếm tới 55% thu nhập phi nông nghiệp (2001), còn tại Ấn Độ khu vực này chiếm khoảng 47% (2002) thu nhập phi nông nghiệp của nước này. Nhìn chung các nghiên cứu khác nhau về khu vực kinh tế ngầm cho thấy tỷ lệ của nó trong tổng thu nhập thành thị thường xê dịch trong khoảng từ 20-45% tại các nước đang phát triển.
Như vậy, có thể thấy, xét về khía cạnh lao động, khu vực phi chính qui giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong khi nếu xét về thu nhập thì quy mô của nó không bằng so với khu vực chính qui.