Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ thực tiễn nghiên cứu về

Một phần của tài liệu Vấn đề cơ bản về kinh tế ngầm.doc (Trang 38 - 41)

cứu về kinh tế ngầm của các nước trên thế giới

Qua việc tìm hiểu thực tế nghiên cứu các vấn đề liên quan đến kinh tế ngầm nói riêng và kinh tế phi chính thức nói chung, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm dưới đây cho Việt Nam.

(1) Bài học thứ nhất, kinh tế ngầm là khu vực hoạt động có mối quan hệ biện chứng với khu vực chính thức, vì vậy nghiên cứu kinh tế ngầm không thể tách rời khỏi việc đối chiếu và nghiên cứu sự vận động của nền kinh tế chính thức. Hơn nữa, mỗi nền kinh tế đều có hoàn cảnh và trình độ phát triển khách nhau, do đó đặc thù, độ lớn và mức ảnh hưởng mỗi nơi một khác. Cho nên, khi nghiên cứu kinh tế ngầm không thể áp dụng thiếu sáng tạo một cách máy móc các phương pháp cho dù là rất phổ biến trên thế giới mà quên không tính đến nét đặc thù của nước ta. Nhiều phương pháp ứng dụng hết sức hiệu quả ở nước này, nhưng lại hoàn toàn không phát huy tác dụng ở nước khác. Ví dụ như trong trường hợp không thành công của Ngân hàng thế giới (WB) ứng dụng phương pháp điện năng để lượng hóa độ lớn của hoạt động kinh tế ngầm tại Liên Bang Nga sau khi Liên Xô tan rã. Vấn đề cốt lõi là làm thế nào để tìm kiếm hoặc xác định được một hay nhiều phương pháp thật phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta.

(2) Bài học thứ hai, kinh nghiệm nghiên cứu ở các nước đang phát triển cho thấy chính sách và môi trường kinh doanh có tác động mạnh mẽ tới khu vực kinh tế ngầm. Môi trường càng minh bạch, chính sách thông thoáng, rành mạch sẽ tạo hành lang phù hợp cho các hoạt động ngầm công khai hóa. Số liệu tính toán cho thấy, trong khi tại các nước phát triển (nhóm G7) kinh tế ngầm chiếm dưới 5% giá trị GDP tương ứng của nền kinh tế chính thức thì tại các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước có nền kinh tế chuyển đổi như ở nước ta, giá trị này ít nhất là 2 con số, có thời điểm ở một số nước (ví dụ Liên Bang Nga những năm 1992-1997) giá trị kinh tế ngầm ước tính đạt tới 50-60% GDP chính thức. Do đó, có thể thấy, trình độ phát triển kinh tế nói chung có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của kinh tế ngầm. Từ đây, ta thấy rõ ràng một trong những biện pháp quản lý hữu hiệu khu vực kinh tế ngầm chính là đẩy mạnh phát triển khu vực phi chính thức.

(3) Bài học thứ ba, kinh nghiệm khảo sát và đánh giá kinh tế ngầm ở các nước cho thấy ảnh hưởng hai mặt của kinh tế ngầm tới sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi,

kinh tế ngầm nói riêng và kinh tế phi chính thức nói chung đóng vai trò rất lớn trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao động có thu nhập thấp, hoặc người nông dân trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Xét từ một góc độ nào đó, kinh tế ngầm tham gia tích cực vào việc điều tiết các nguồn lực kinh tế, lưu thông hàng hóa, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra: Vậy đâu là giới hạn? Đâu là tỷ lệ phần trăm thích hợp để tối ưu hóa ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới nền kinh tế quốc dân? Câu trả lời thật không đơn giản. Với nghiên cứu này chúng tôi rất hy vọng sẽ góp phần tích cực đi tìm câu trả lời này.

(4) Bài học thứ tư, kinh nghiệm thế giới cho thấy có rất nhiều phương pháp khác nhau để định lượng độ lớn của khu vực kinh tế ngầm. Tuy nhiên, do đặc thù của các hoạt động kinh tế này nên kết quả đánh giá thường có độ khác biệt khá lớn, trung bình dao động trong khoảng từ 10-20%, trường hợp cá biệt có thể lên tới 30-35%. Do đó, khi phân tích kết quả đánh giá cần phải lưu ý tới bản chất của phương pháp, cách hiểu, cách tiếp cận của nhóm tác giả để hiểu thấu đáo, thống nhất. Tránh cách nhìn phiến diện, thiếu cơ sở dễ dẫn đến những quyết định thiếu căn cứ.

(5) Bài học thứ năm, kinh nghiệm thế giới cho thấy, có rất nhiều phương pháp đo lường khu vực kinh tế phi chính qui, trong đó có kinh tế ngầm, nhưng hầu như chưa có một phương pháp cụ thể nào được áp dụng để đo lường ảnh hưởng của khu vực kinh tế này tới sự phát triển kinh tế quốc dân. Nội dung và cơ chế cũng như kết quả của ảnh hưởng thì được đề cập đến nhiều – nhưng phương pháp đánh giá thì gần như không có. Đây chính là một thách thức lớn đối với nhóm nghiên cứu. Hướng giải quyết vấn đề này sẽ được nhóm tác giả trình bày cụ thể trong chương II.

***

Trên đây là tóm lược những vấn đề cơ bản về kinh tế ngầm. Do đặc thù và trình độ phát triển của các quốc gia rất khác nhau nên quan điểm về kinh tế ngầm mỗi nơi một khác. Tuy nhiên, có thể thống nhất một vài điểm chính làm cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu khu vực kinh tế phức tạp này. Thứ nhất, đây là khu vực kinh tế có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với khu vực kinh tế chính thức. Kinh tế ngầm cùng với hai khu vực kinh tế khác là kinh tế phi chính qui và kinh tế không được kiểm soát – là ba bộ phận tạo nên nền kinh tế phi chính thức. Thứ hai, kinh tế ngầm ở đây được hiểu cụ thể với ba nhóm hoạt động cơ bản: 1) các hoạt động sản xuất ngầm; 2) các hoạt động kinh tế phi

pháp; và 3) các hoạt động tội phạm lừa đảo, phi kinh tế, kể cả tham nhũng. Thứ ba, trong số các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến khu vực kinh tế ngầm phải kể đến các yếu tố chính trị - xã hội và các yếu tố kinh tế. Hiểu rõ bản chất và cơ chế ảnh hưởng của các yếu tố này tới khu vực kinh tế ngầm sẽ giúp chúng ta có xác định được phương pháp định lượng cũng như đánh giá chính xác. Đây cũng chính là những nội dung mà chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu trong Chương II..

CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG ĐỘ LỚN VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM

Một phần của tài liệu Vấn đề cơ bản về kinh tế ngầm.doc (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w