Một số điểm cần lư uý khi đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm

Một phần của tài liệu Vấn đề cơ bản về kinh tế ngầm.doc (Trang 62 - 65)

Chúng ta biết kinh tế ngầm là một khu vực kinh tế phức tạp và có những biểu hiện và mức độ ảnh hưởng khác nhau tùy thuộc theo quan điểm và trình độ phát triển kinh tế

của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, để tiến hành đánh giá mức ảnh hưởng của khu vực kinh tế này đến sự phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta cần có sự thống nhất một vài quan điểm cơ bản.

Thứ nhất, dựa trên phương pháp phân loại của Hệ thống tài khoản Quốc gia SNA93 của Liên Hợp Quốc, nền kinh tế quốc dân được chia làm hai khu vực cơ bản: kinh tế chính thức và phi chính thức. Khu vực phi chính thức được cấu thành từ ba tiểu khu: 1) kinh tế chưa được kiểm soát; 2) kinh tế ngầm và 3) kinh tế phi chính qui. Ba khu vực này có mối quan hệ mật thiết và đan xen lẫn nhau. Đây cũng là nguyên nhân dẫn nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc nhận diện và đo lường độ lớn của các khu vực kinh tế này. Và điều đó là hoàn toàn dễ hiểu. Vì vậy, để đánh giá được vai trò, vị trí, độ lớn và mức độ ảnh hưởng của một trong ba khu vực kinh tế trên một cách thiết thực, tác giả nghiên cứu cần đưa ra cách hiểu của mình để người đọc, đồng nghiệp có thể theo dõi, phản biện, đóng góp.

Thứ hai, dựa trên quan đểm đó, chúng tôi đồng ý với cách phân loại về kinh tế ngầm của Hệ thống Tài khoản Quốc gia SNA 93, theo đó kinh tế ngầm được sử dụng để biểu thị tất cả các hoạt động về nguyên tắc phải được tính vào GDP nhưng thực tế lại không tính được do chúng được giấu diếm trước cơ quan nhà nước. Đó là các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ hợp pháp nhưng không khai báo; hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ bất hợp pháp và thu nhập vô hình (bị giấu không nhìn thấy được).

Thông thường các nhà nghiên cứu có mấy hướng cơ bản khi xác định thành phần của kinh tế ngầm. Người ta xem đó là tập hợp:

1) các hoạt động kinh tế và phi kinh tế bị cấm;

2) các hoạt động sản xuất ngầm (hidden production/work);

3) các hoạt động kinh tế vì một lý do nào đó mà không được hệ thống thống kê chính thức tính đến, kể cả các hoạt động cố tình trốn thuế;

4) các hoạt động kinh tế không đăng ký trong khuôn khổ cả hai khu vực chính thức và phi chính thức.

Với nhóm thứ nhất, kinh tế ngầm được xem đơn thuần là các hoạt động kinh tế phạm pháp bị cấm đoán. Trong trường hợp này, thậm chí các hoạt động phi kinh tế hạng nặng như: tội phạm có tổ chức, bảo kê, giết thuê theo đơn đặt hàng... cũng được liệt kê vào kinh tế ngầm. Các hoạt động này gần như không liên quan trực tiếp đến sản xuất – kinh doanh, tạo sản phẩm hay thu nhập trực tiếp của người lao động nhưng lại ảnh hưởng

trực tiếp đến việc phân chia lợi nhuận, thu nhập của nhiều thành phần kinh tế. Do đó chúng hoàn toàn có thể được xem như là một bộ phận khó tách rời của các hoạt động kinh tế khác. Theo cách thứ hai, khái niệm kinh tế ngầm gắn liền với sản xuất ngầm. Sản xuất ngầm ở đây được hiểu là là các hoạt động sản xuất kinh doanh được phép nhưng chủ thể sản xuất cố tình che dấu không khai báo với các cơ quan chức năng với mục đích kinh tế nào đó như: trốn thuế, tăng thu nhập, tránh các trách nhiệm xã hội... Cách thứ ba cho rằng toàn bộ các hoạt động kinh tế vì một lý do nào đó không được thống kê tới đều được coi là ngầm. Cánh hiểu này rộng hơn so với hai cách trên, chú trọng vào hình thức thống kê hơn là bản chất của hoạt động kinh tế có phạm pháp hay không. Cách tiếp cận cuối cùng

được đánh giá là tổng quát hơn cả. Theo đó, kinh tế ngầm được xem là toàn bộ các hoạt động kinh tế dấu diếm (ngầm) và bị cấm ở cả hai khu vực cơ bản chính thứcphi chính thức của một nền kinh tế quốc dân.

Có thể nhận thấy, khó có thể tìm ra một tiêu chuẩn chung để đánh giá kinh tế ngầm của các nền kinh tế khác nhau trên thế giới. Bởi rất nhiều hoạt động kinh tế hợp pháp tại nước này, nhưng hoàn toàn bất hợp pháp ở nước khác. Đơn cử như việc mua bán một số loại ma túy đặc chủng ở rất nhiều nước là hợp pháp. Điều này cần được đặc biệt lưu ý khi học hỏi kinh nghiệm và tiến hành soạn thảo phương pháp đánh giá kinh tế ngầm tại một quốc gia cụ thể. Trên 1.1.2, chúng tôi giới thiệu cách hiểu về kinh tế ngầm theo quan điểm của Hệ thống tài khoản quốc gia SNA93.

Thứ ba, đánh giá ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm là một vấn đề phức tạp. Để đánh giá một cách chính xác chúng ta cần có cách tiếp cận hệ thống. Nhìn sự hình thành và phát triển của khu vực kinh tế này trong mối quan hệ biện chứng với các khu vực khác của nền kinh tế nói chung. Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới như hiện nay, kinh tế ngầm – đặc biệt là khu vực hoạt động ngầm phi kinh tế như: hoạt động chiếm đoạt tài sản (lừa đảo liên quốc gia); tội phạm kinh tế (rửa tiền, buôn lậu); lạm dụng quyền lực (tham nhũng) càng trở nên phức tạp, có tổ chức và trở thành một hệ thống toàn cầu. Ảnh hưởng của kinh tế ngầm vì vậy sẽ không còn giới hạn trong biên giới của một quốc gia. Đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm không thể xem nhẹ khu vực này.

Thứ tư, hiện trên thế giới chưa có một nghiên cứu nào đưa ra phương pháp đánh giá tổng thể ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm tới sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân. Người ta chủ yếu thực hiện các bước đo lường và đánh giá tác động của khu vực này tới các lĩnh vực hay vấn đề cụ thể. Việc làm này xuất phát từ tính phức tạp của

vấn đề khảo sát, công cụ phương pháp luận cũng như việc đòi hỏi chi phí lớn về con người cũng như tài chính để thực hiện. Ở đây, chúng tôi cũng không có tham vọng bù đắp được những gì mà thế giới đang thiếu. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung làm sáng tỏ một số nội dung chính sau: 1) chỉ rõ mối quan hệ hữu cơ giữa kinh tế ngầm và các khu vực kinh tế khác; 2) nêu lên các khía cạnh ảnh hưởng của kinh tế ngầm đến sự phát triển kinh tế quốc gia trên hai bình diện trong nước và trên trường quốc tế; 3) xây dựng và giới thiệu một số hình thức đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới sự phát triển của kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Vấn đề cơ bản về kinh tế ngầm.doc (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w