Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của khu vực kinh tế ngầ mở

Một phần của tài liệu Vấn đề cơ bản về kinh tế ngầm.doc (Trang 79 - 81)

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm ở nước ta trong thời gian vừa qua phải kể đến: 1) việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; 2) yếu tố dân số, lao động và việc làm; 3) vấn đề đất đai ở nông thôn; 4) vấn đề phát triể của kết cầu hạ tầng; 5) các chính sách kinh tế - xã hội.

Sự nghiệp đổi mới nền kinh tế ở nước ta được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng và được các Đại hội tiếp sau của Đảng, nhất là đại hội X tiếp tục khẳng định. Một trong những nội dung quan trọng của đổi mới kinh tế ở nước ta là chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hành chính, bao cấp chuyển sang kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa. Trong cơ chế mới, các doanh nghiệp, các hộ gia đình… là những chủ thể kinh tế độc lập, tự mình quyết định sản xuất cáu gì, sản xuất như thế nào và cho ai. Đây chính là cơ hội cho các cá nhân và gia đình tạo việc làm và tăng thu nhập cho bản thân. Cơ chế quản lý kinh tế mới cùng với các chính sách kinh tế đã làm cho khu vực kinh tế phi chính thức nói chung và kinh tế ngầm nói riêng có cơ sở ngày càng mở rộng và phát triển. Nếu như năm 1990 mới có khoảng 800.000 cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ đăng ký kinh doanh thì chỉ sau hai năm (1992) số hộ này đã tăng lên tới 1.498.600; năm 1994-1.533.100; năm 1995-1.882.792 cơ sở; 1996 – 2.215.000 cơ sở.23

(2) Dân số và lao động việc làm

Trong phạm vi cả nước, tỷ lệ phát triển dân số nước ta hàng năm còn ở mức cao. Giai đoạn 1982-1987, tỷ lệ này trên toàn quốc là 2,26%. Từ năm 1988-1992 giảm xuống còn 2%, nhưng đến 1993-1995 lại tăng lên 2,27% và cho đến 2001 vẫn ở tỷ lệ tương đối cao là 1,86%. Dân số cả nước đến hết năm 2006 là 84 triệu người, tỷ lệ nông dân là 68,24%. Bình quân mỗi năm dân số nước ta tăng thêm 1 triệu người. Do diện tích đất canh tác có hạn, trong khi tốc độ dân số tăng nhanh kết hợp với xu thế đô thị hóa, chuyển đất nông nghiệp thành khu công nghiệp, dẫn đến tình trạng bình quân diện tích canh tác ngày càng giảm. Điều này đặt ra nhiều vấn đề lớn, nan giải cho sự phát triển nông nghiệp – nông thôn và nông dân, ảnh hưởng lớn đến thu nhập, công ăn việc làm của người nông dân ở nước ta.

Từ năm 1988 trở lại đây, sản xuất tiểu thủ công nghiệp cac các nghề truyền thống nói riêng bi sa sút đáng kể do chưa tìm được đầu ra ổn định. Hầu hết số lao động từ các làng nghề lại phải chuyển sang làm nông nghiệp. Do vậy, cùng với thời gian số lao động dôi dư trong nông nghiệp ngày càng tăng. Nưm 1990 tỷ lệ lao động nông nghiệp chưa có việc làm là 2,98%; năm 1992 là 3,28%; năm 1994 – 4%; năm 1996 – 4,5% và năm 1998 là 3,9% trong tổng số lao động thuộc khu vực nông thôn.

23 Hà Huy Thành (Chủ biên). Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân: Lý luận và chính sách. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2002. tr.94.

Trong điều kiện hiện nay, kinh tế học gia đình vẫn là lực lượng cơ bản phát triển kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, ở tầm vĩ mô còn nhiều vấn đề đặt ra mà trong phạm vi từng hộ gia đình, từng địa phương không giải quyết được, chẳng hạn như thị trường tiêu thụ hàng tiểu thủ công nghiệp, nông sản xuất khẩu, vấn đề chế biến nông sản, vấn đề vay vốn để phát triển sản xuất…Giải quyết những vấn đề trên đây tạo điều kiện sắp xếp lại lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình.

(3) Vấn đề đất đai nông thôn

Đối với người nông dân Việt Nam, đất đai từ ngàn xưa vẫn được coi là tài sản quý giá nhất. Thời gian qua dân số, lao động tăng nhanh, nên bình quân các loại đất đai trên đầu người giảm đáng kể (xem Bảng 3.1.)

Một phần của tài liệu Vấn đề cơ bản về kinh tế ngầm.doc (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w