Ngoài nhà nước
Khu vực nhà
nước nước ngoàiKhu vực Khu vực tư nhân Tổng số 1. Khu vực công ty, doanh
nghiệp (chính quy)
26,9 5,6 3,1 37,5
2. Khu vực phi chính qui, sản
xuất nhỏ 1,7 0,0 52,1 53,8
3. Dịch vụ công cộng (nhà nước)
10,5 0,0 0,0 10,5
4. Tổng số 39,2 5,6 55,2 100,0
(Nguồn: Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú. Khu vực kinh tế phi chính quy: Một số kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế. NXB.: Chính trị Quốc gia. Hà nội, 1997, tr. 72)
Số liệu trong bảng trên cho thấy khu vực phi chính qui (bao gồm cả sản xuất nông nghiệp tư nhân) vào năm 1993 có vai trò đặc biệt to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam, chiếm tới 53,8% GDP. Như vậy, có thể thấy trên thực tế, tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam lớn hơn rất nhiều so với tính toán. Tất nhiên, cần phân biệt rõ đây không phải là độ lớn của kinh tế ngầm. Vì kinh tế ngầm chỉ có một phần giao thoa với hoạt động phi chính qui: đó là khu vực sản xuất sản phẩm hợp pháp nhưng người sản xuất không hợp pháp.
Trong một nghiên cứu gần đây nhất năm 2003, nhóm tác giả thuộc Ngân hàng Thế giới đã thử làm các tính toán về khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam thông qua mức tiêu thụ điện năng.26 Chúng ta biết kinh nghiệm trên thế giới chỉ ra rằng toàn bộ hoạt động của nền kinh tế quốc dân và mức tiêu thụ điện có quan hệ chặt chẽ với nhau. Với độ co giãn tiêu thụ điện năng/GDP gần bằng 1 – mức tiêu thụ điện được coi là dấu hiệu thích hợp nhất để nhận biết được qui luật vận động của các hoạt động kinh tế. Khi áp dụng ở Việt Nam, chỉ số này cho thấy hoạt động kinh tế ngầm ở Việt Nam bằng 40% GDP của các hoạt động chính thức từ năm 1997 đến năm 2001 và vẫn tăng đều qua các năm. Nhóm tác giả này cho rằng, tỷ lệ hoạt động kinh tế ngầm trong tổng GDP ở Việt Nam tăng từ 30% năm 1997 đến 51% năm 2001.27 Đây là mức tương đối cao so với các nước có cùng trình 26 Stoyan Teney, Amanda Caclier, Omar Chaudry và Nguyễn Quỳnh Trang (2003). Hoạt động không chính thức và môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Hà Nội: Thông tấn. tr. 17-18.
27 Rất tiếc là nhóm tác giả này không trình bày rõ cách thức và số liệu tính toán của họ mà chỉ đơn thuần đưa ra kết quả, do đó cũng khó kiểm chứng mức độ chính xác của con số.
độ phát triển như nước ta ở các châu lục khác: tỷ lệ kinh tế ngầm ở các nước châu Phi tính trung bình là 44%, Trung và Nam Mỹ - 39%, châu Á – 35%.28 Tuy nhiên, do đặc thù của nền kinh tế đang ở trong thời kỳ đầu chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường nên giá trị hoạt động kinh tế ngầm tại Việt Nam ở vào mức trên là hoàn toàn có cơ sở. Đặc biệt trong một nghiên cứu khác của Ngân hàng Thế giới về qui mô của khu vực kinh tế không chính thức ở 110 nước đang phát triển và các nước OECD (Scheider, 2002). Nghiên cứu này sử dụng phương pháp lưu chuyển tiền tệ, kết quả ước tính giá trị khu vực kinh tế ngầm ở nước ta chỉ chiếm khoảng 15% GDP Việt. Con số này có vẻ quá thấp so với thực tế. Và điều này cũng dễ dàng giải thích, bởi với một nền kinh tế mà có tới 80% các giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt rõ ràng phương pháp tiền tệ khó có thể đưa lại kết quả chính xác. Đặc biệt nếu có điều kiện tham khảo thêm một số nghiên cứu chuyên sâu về khu vực kinh tế không chính thức ở Việt Nam, đặc biệt là các thị trường cụ thể như nhà đất, chúng ta sẽ khoảng cách rất lớn giữa khu vực chính thức và phi chính thức. Ví dụ, nghiên cứu của Viện Nghiên cứu pháp luật năm 1999 cho biết 95% diện tích đất ở Hà Nội được mua bất hợp pháp và trên cả nước thị trường ngầm chiếm khoảng 70% toàn bộ thị trường nhà đất.29 Hay như công trình khảo sát mini của tác giả Phan Đình Thế, khảo sát thu nhập của một nhóm cán bộ công nhân viên chức nhà nước. Tuy qui mô còn hạn chế nhưng tác giả đã cung cấp nhiều số liệu ước tính gián tiếp đáng tin cậy về hành động trục lợi của một bộ phận cán bộ công quyền. Theo ông Thế, thu nhập không khai báo của các hộ gia đình cán bộ nhà nước chiếm không ít hơn một nửa thu nhập khai báo của họ, và thành viên của các hộ gia đình có việc làm trong khu vực nhà nước có nhiều khả năng có nguồn thu nhập không chính thức hơn các thành viên khác.30
Nói như vậy để thấy, từ việc định nghĩa, chọn cách đánh giá đến đưa ra con số cụ thể về khu vực kinh tế ngầm tại một quốc gia là không hề đơn giản. Nhìn chung các nghiên cứu đã được tiến hành (do các đơn vị trong và ngoài nước) đại đa số đều có chung một điểm thống nhất, trong giai đoạn 2000-2005 và cho đến hiện nay, khu vực kinh tế ngầm ở nước ta chiếm từ 40-50% GDP của khu vực chính thức.
28 Friedman Eric, Simon Johnson, Daniel Kaufmann và Pablo Zoido Lobaton (2000). Né tránh vòng kiểm soát: Những yếu tố quyết định của hoạt động không chính thức tại 69 quốc gia. Tạp chí Journal of Public Economics 76, tr. 93, 459.
29 Đinh Đức Sinh (2002). Một số vấn đề về đất đai và khuyến khích phát triển kinh tế đa thành phần. Tham luận trình bày tại hội thảo của Hiệp hội Công nghiệp và Thương mại Hà Nội “Đất đai cho sản xuất và kinh doanh: Hiện trạng và giải pháp, tháng 11-2002.
3.2.2. Đánh giá bằng phương pháp tỷ lệ co giản tiêu thụ điện năng/mức tăng GDP năng/mức tăng GDP
Trong phần này, chúng tôi xin giới thiệu một cách ngắn gọn phương pháp ứng dụng tỷ lệ co giãn mức tiêu thụ điện với mức tăng GDP để lượng hóa khu vực kinh tế ngầm. Cần phải nói chính xác hơn, con số tỷ lệ mà chúng tôi xác định được dưới đây cũng không thuần túy biểu diễn cho khu vực kinh tế ngầm theo quan niệm của SNA93, đây là con số tổng hợp giá trị của khu vực kinh tế phi chính thức, bao gồm kinh tế ngầm, kinh tế không được giám sát và kinh tế phi chính qui.
Trước hết, chúng tôi lựa chọn giai đoạn 1995-2000 để tiến hành khảo sát vì đây là giai đoạn vắt ngang qua khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, có ảnh hưởng ít nhiều đến tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta: từ1995-1997 chỉ số này luôn cao hơn 8%/năm, sang 1998-1999 giảm xuống còn 4-5% (xem Bảng 3.2).