kinh tế giai đoạn 1995-1999
Đơn vị: % TT Tiêu chí so sánh Cả giai đoạn 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Hệ số đàn hồi chung, % Trong đó: 1,447 2,09 1,77 2,75 2,20 1,36 Công nghiệp 1,196 - 1,33 0,95 1,20 1,55 1,33 Nông nghiệp 0,846 - 0,38 1,70 1,01 - 2,46 Dịch vụ 1,48 - 0,92 1,74 2,24 0,64 2,33
Dựa vào kết quả so sánh này chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét sau:
(1) Hệ số đàn hồi trung bình giữa nhịp độ tăng trưởng mức tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1995-2000 là 1,447, trong khi ở mức tiêu chuẩn thì hệ số này được chấp nhận là bằng 1. Hay nói cách khác, với một nền kinh tế hoạt động bình thường thì cứ tăng thêm 1% GDP tương ứng với mức tiêu thụ điện năng cũng tăng thêm 1%. Với nền kinh tế nước ta trong giai đoạn 1995-2000 hệ số này là 1,447, từ đó có thể đưa ra giả thiết có tới 44,7% giá trị GDP chưa được tính vào GDP chính thức. Dĩ nhiên, cách qui đổi này hoàn toàn chỉ mang tính tương đối, bởi còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác như: hiệu suất sử dụng điện năng, tỷ lệ sử dụng điện năng cho sản xuất trong khu vực điện sinh hoạt và tiêu dùng. Tuy nhiên,
cách tính này có lợi thế là có thể áp dụng nhanh chóng, tiện lợi và cho chúng ta ngay lập tức một số nhận định tổng quát ban đầu. Như vậy, theo cách tính này, độ lớn kinh tế ngầm, chính xác hơn là kinh tế phi chính thức ở nước ta là rất lớn, giao động trong khoảng 40-50% GDP. Rất nhiều các nghiên cứu của các tổ chức quốc tế cũng đưa ra con số tương tự như chúng tôi đã trình bày.
(2) Cần chú ý thời điểm diễn ra khủng hoảng kinh tế 1997-1999. Rõ ràng khủng hoảng tác động tới kinh tế Việt Nam chậm hơn các nước khác trong khu vực và không đáng kể. Tuy nhiên, chúng ta thấy vào thời điểm khủng hoảng, khi mức tăng GDP giảm tương đối ngột từ 8,15% (1997) xuống 5,76% (1998) rồi 4,77 (1999) thì hệ số đàn hồi lại không hề giảm mà còn có xu hướng tăng lên: 1,77 (1997) lên 2,75 (1998) và 2,2 (1999). Điều này chứng tỏ tỷ lệ điện năng được sử dụng phụ vụ hoạt động sản xuất kinh doanh mà không được tính vào giá trị GDP là rất lớn. Con số này càng thể hiện rõ độ lớn khổng lồ kinh tế ngầm ở nước ta. Và cũng là bằng chứng về sự thiếu toàn diện cũng như non yếu trong công tác thống kê ở Việt Nam hiện nay.
(3) Nếu có điều kiện tìm hiểu sâu và đánh giá toàn diện hơn thì phương pháp tính hệ số co giãn giữa tiêu thụ điện năng và mức tăng GDP hoàn toàn có thể trở thành một công cụ tin cậy để định lượng khu vực kinh tế ngầm.
3.2.3. Đánh giá bằng phương pháp tỷ lệ thất nghiệp – việc làm
Dựa vào các phương pháp định lượng khu vực kinh tế ngầm đã được trình bày chi tiết trong Chương II, kết hợp với kinh nghiệm có được qua ứng dụng khảo sát trên địa bàn Hà Nội, dưới đây chúng tôi xin trình bày kết quả định lượng giá trị khu vực kinh tế ngầm thông qua các chỉ số thống kê chính thức về lao động, việc làm và năng suất lao động.
Trước hết, trên cơ sở số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Thống kê năm 2007, ta lập bảng các giá trị cần thiết phục vụ cho công việc tính toán.