Lựa chọn phương pháp đo lường kinh tế ngầm phù hợp với điều kiện

Một phần của tài liệu Vấn đề cơ bản về kinh tế ngầm.doc (Trang 59 - 62)

điều kiện kinh tế quốc gia

Trên đây, chúng ta đã làm quen với 11 phương pháp cơ bản thường được sử dụng định lượng giá trị của khu vực kinh tế ngầm dựa vào hai hướng tiếp cận: trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, chúng ta thấy, phần lớn các phương pháp được mô tả ở trên hiện còn rất chung chung. Để sử dụng được chúng cho công việc tính toán, đo lường, khảo sát kinh tế ngầm với kết quả cụ thể cần phải trải qua nhiều công đoạn. Dưới đây, chúng tôi xin trình bày ý kiến của nhóm tác giả khi giải quyết vấn đề này, qua đó đề xuất phương án lựa chọn phương pháp đo lường kinh tế ngầm phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta.

Theo nội dung phân tích trong Chương I, chúng ta biết, khu vực kinh tế ngầm trong

nền kinh tế của một quốc gia có thể chia làm 3 nhóm hoạt động chính: 1) hoạt động sản xuất ngầm; 2) hoạt động kinh tế phi pháp; 3) hoạt động tội phạm, lừa đảo, tham nhũng phi kinh tế. Bảng 2.2. trình bày khả năng ứng dụng các phương pháp khác nhau để đo lường từng khu vực hoạt động của kinh tế ngầm.

Bảng 2.2.Khả năng ứng dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá khu vực kinh tế ngầm

STT Tên phương pháp Khả năng ứng dụng để đánh giá các nhóm

hoạt động chính của khu vực kinh tế ngầm Đánh giá tổng thể Hoạt động sản xuất ngầm Hoạt động kinh tế phi pháp Hoạt động phi kinh tế phạm pháp như: lừa đảo, tham nhũng, tội phạm 1. Phương pháp tiền tệ x x x x

2. Phương pháp phân tích mối quan hệ giữa chi phí và giá thành của sản phẩm trong khu vực nhà nước và tư nhân

x x x

3. Phương pháp cân đối so sánh x x x x

4. Phương pháp so sánh các chỉ số tương quan x x x x 5. Phương pháp hệ số quan hệ cố định x x x x 6. Phương pháp nguồn lực x x x x

7. Phương pháp tính thông qua các chỉ số kinh tế vĩ mô dựa trên lý thuyết về các giá trị cận biên

x x x

8. Phương pháp dựa trên thống kê

về tiêu dùng hộ gia đình x x x x

9. Phương pháp tính chỉ số việc làm – thất nghiệp (đầu vào lao động)

x x x

10. Phương pháp nghiên cứu thông tin thứ cấp

x x x x

11. Phương pháp chuyên gia x x x x

Như vậy, để đánh giá được toàn diện và tương đối chính xác về độ lớn của khu vực kinh tế ngầm đòi hỏi cùng lúc phải tiến hành đồng bộ các nghiên cứu toàn diện, bài bản, sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Sau đó sẽ phân tích kết quả và lấy giá trị trung bình. Để thực hiện được một nghiên cứu như vậy cần ít nhất các điều kiện cơ bản sau:

(1) Tồn tại một hệ thống thống kê quốc gia theo các tiêu chuẩn quốc tế, rõ ràng, minh bạch, tin cậy và chính xác.

(2) Năng lực nghiên cứu, đặc biệt là năng lực phương pháp luận của những người thực hiện, trong rất nhiều trường hợp cần thiết có sự tư vấn, hợp tác của chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là các chuyên gia của Ủy ban Thống kê Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế uy tín như IMF, WB, ADB hay OECD.

(3) Nguồn tài chính đủ mạnh để tiến hành nghiên cứu, khảo sát.

Rất tiếc, tất cả những điều kiện trên đều nằm ngoài tầm với của nhóm nghiên cứu.

Để khắc phục tình hình này, chúng tôi đề xuất một vài phương án lựa chọn khác. Ta biết, thông thường, các nước trên thế giới sử dụng 3 cách chính để định lượng khu vực kinh tế ngầm. Cách thứ nhất, sử dụng các phương pháp truyền thống hiện đang dùng để định lượng GDP của một quốc gia. Đó là phương pháp sản xuất, phương pháp thu nhập và phương pháp tiêu thụ (tiêu dùng cuối cùng). Có nghĩa là song song với việc xác định giá trị của GDP, người ta sẽ xác định luôn giá trị của khu vực ngầm thông qua: 1) tổng giá trị sản xuất ngầm tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế; 2) hoặc tổng thu nhập ngầm

được tạo ra từ các yếu tố nguồn lực cơ bản như lao động, vốn, đất đai, máy móc; 3) hoặc tổng giá trị tiêu thụ ngầm của các chủ thể kinh tế. Cái khó là làm thế nào để điều tra được các thông tin này? Mức độ tin cậy của nó đến đâu? Vì điều tra về cái mà đối tượng điều tra cố tình che dấu là công việc hoàn toàn không đơn giản. Công việc này cần phương pháp tốt, chi phí lớn và trình độ chuyên nghiệp cao, về cơ bản phù hợp với tầm cỡ các cơ quan như Tổng cục Thống kê, hoặc các viện nghiên cứu uy tín.

Cách thứ hai, phương pháp định lượng dòng tiền mặt, tức khảo sát kinh tế ngầm thông qua tần số và giá trị của dòng tiền mặt luân chuyển trong nền kinh tế. Ý tưởng hết sức đơn giản. Kinh tế ngầm thì gắn liền với tiền mặt. Tổng lượng tiền mặt lưu hành chúng ta biết (thường người ta sử dụng M1 hoặc M2), chỉ cần ta tách được ra đâu là dòng tiền chính tắc thì phần còn lại là dòng tiền của các hoạt động ngầm. Phương pháp sử dụng rất hiệu quả ở các nước phát triển. Tuy nhiên, ở nước ta, với một nền kinh tế bị đô la hóa và có trên 80% các giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt, phương pháp dòng tiền sẽ không thể cho kết quả chính xác.

Còn cách thứ ba, định lượng kinh tế ngầm qua mức tiêu thụ điện năng. Để làm điều này, người ta sẽ xuất phát từ khảo sát các số liệu chính thức về mức (nhu cầu) tiêu thụ điện năng, tính tỷ lệ tăng của lượng cầu sau đó so sánh với mức tăng trường GPD quốc

gia trong cùng một thời gian khảo sát, chính xác hơn là xác định hệ số co giãn giữa mực tiêu thụ và mức tăng trưởng. Theo thông lệ quốc tế, độ co giãn của mức tiêu thụ điện năng/GDP gần bằng 1, được xem là hợp lý nhất. Dựa vào tỷ lệ chênh lệch này ta có thể tính được độ lớn của khu vực kinh tế ngầm. Trong Chương IV của đề tài này, chúng tôi sẽ tiến hành tính thử theo cách này để bạn đọc tham khảo.

Như vậy, ngoài cách làm thứ ba, vốn đã được một số tổ chức quốc tế sử dụng để định lượng khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam, hiện chúng ta chưa có thêm cách làm nào nữa. Theo hiểu biết của chúng tôi thì tại thời điển đề tài này thực hiện (2007), Tổng cục Thống kê Việt Nam cũng chỉ mới bắt đầu tiến hành một số nghiên cứu ban đầu về phương pháp và công cụ để tìm kiếm thông tin cho khu vực kinh tế chưa được quan sát (trong đó có kinh tế ngầm). Do đó, sau một thời gian nghiên cứu, phân tích, chúng tôi mạnh dạn đề xuất áp dụng 2 phương án đơn giản sau, vừa tầm để khảo sát sơ bộ khu vực kinh tế ngầm ở Việt Nam.

Phương án thứ nhất – chúng ta sẽ tiến hành định lượng khu vực kinh tế ngầm thông qua chỉ số lao động đầu vào, hay nói rõ hơn là tỷ lệ thất nghiệp – việc làm. Trước hết, chúng ta sẽ sử dụng các số liệu chính thức của Tổng cục Thống kê về: 1) Lao động động đang làm việc tại thời điểm 1/07 hàng năm; 2) Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi; 3) Tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi; 4) Năng suất lao động xã hội tính theo đầu người; 5) Tổng sản phẩm trong nước. Phân tích, so sánh các số liệu này ta sẽ tìm được số lượng qui đổi của lượng lao động tham gia vào khu vực kinh tế ngầm, từ đó làm cơ sở để đưa ra con số định lượng.

Phương án thứ hai – nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành thực hiện điều tra với qui mô nhỏ các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý và hộ gia đình trên địa bàn Hà Nội về kinh tế ngầm. Mục đích của điều tra là làm rõ về mặt nhận thức của các chủ thể kinh tế đồng thời bước đầu khảo sát sơ bộ độ lớn của khu vực kinh tế ngầm. Nội dung và kết quả chính của cuộc điều tra này được trình bày trong Chương III.

Một phần của tài liệu Vấn đề cơ bản về kinh tế ngầm.doc (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w