Trong phần này chúng tôi xin trích giới thiệu một số phương pháp đo lường độ lớn của khu vực kinh tế ngầm thường được sử dụng ở các nước trên thế giới. Phương châm của chúng tôi là lựa chọn các phương pháp có khả năng ứng dụng hiệu quả và phù hợp với bối cảnh kinh tế nước ta hiện nay. Đây cũng chính là cơ sở để chúng tôi đề xuất phương án định lượng khu vực kinh tế ngầm ở Việt Nam trong phần sau.
1. Phương pháp tiền tệ
Để khắc phục tình trạng tìm kiếm thông tin khó khăn, đặc biệt là trong trường hợp các nguồn thông tin này đều bị cố tình che dấu, các nhà kinh tế học nghĩ đến cách sử dụng các chỉ số kinh tế vĩ mô làm đại lượng chuẩn để đo lường. Phương pháp tiền tệ ra đời và nhận được sự chào đón nồng nhiệt của các nhà kinh tế học Phương Tây.
Ý tưởng của phương pháp này là trong điều kiện kinh tế bình thường, với điều kiện vận tốc quay vòng tiền không đổi và mức độ lạm phát không đáng kể, thì giữa khối lượng tiền tệ lưu thông và tổng sản phẩm nội quốc GDP tồn tại một mối quan hệ xác định. Nếu như lượng tiền lưu thông tăng lên, lạm phát trong tầm kiểm soát, tần số quay vòng tiền tệ không đổi, mà lượng GDP lại không hề tăng. Điều này là bằng chứng cho thấy sự tồn tại của một khu vực GDP không được kiểm soát hoặc là ngầm liên quan mật thiết với sự gia tăng của lượng tiền lưu thông. Quá trình này được mô phỏng qua công thức (1):
Trong đó:
- M là lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế;
- V – vận tốc quay vòng tiền tệ;
- P – chỉ số giá cả hoặc lạm phát;
- Q – chỉ số đại diện cho năng lực sản xuất của nền kinh tế (sản lượng).
Cần lưu ý, phương pháp tiền tệ chỉ có thể phát huy tác dụng và cho kết quả chuẩn xác ở những quốc gia có hệ thống tài chính – tiền tệ phát triển. Thông qua phương pháp này người ta có thể đưa ra các giá trị đo lường cơ bản về nền kinh tế ngầm.
Để sử dụng phương pháp tiền tệ cần chấp nhận một số giả thuyết sau: 1) những hợp đồng bất hợp pháp thường sử dụng tiền mặt là chủ yếu;
2) tốc độ quay vòng tiền tệ ở cả khai khu vực kinh tế ngầm và kinh tế chính qui đều như nhau;
3) tỷ trọng của lượng tiền mặt trong rổ tiền tệ chung cũng thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của các chỉ số khác như thu nhập, thuế, lãi suất tín dụng cũng như cấu trúc của nền kinh tế ngầm.
Trình tự tính toán theo phương pháp tiền tệ
Xây dựng phương trình hồi qui, trong đó đại lượng phụ thuộc (Y) sẽ biểu diễn cho tỷ lệ tiền mặt trong rổ số lượng tiền tệ, còn biến độc lập (x) sẽ bao gồm:
x1 – thuế tính theo đầu người; x2 – thu nhập tính theo đầu người;
x3 – % lãi suất cho vay bằng đồng ngoại tệ (đô la); x4 – % lãi suất tiền gửi bằng đồng ngoại tệ (đô la); x5 – % lãi suất cho vay chung;
x6 - % lãi suất tiền gửi chung;
x7 - % lãi suất cho vay cơ bản của đồng nội tệ; x8 - % lãi suất tiền gửi cơ bản của đồng nội tệ.
Nguồn dữ liệu đầu vào sẽ được lấy từ nguồn số liệu của ngân hàng trong vòng 2-3 năm. Do các hoạt động kinh tế ngầm được xem là đại lượng không xác định trong số các hoạt động trên nên tỷ trọng của nó trong rổ tiền mặt sẽ được tính bằng công thức (1-R2), trong đó R2 là hệ số xác định chỉ mức độ biến thiên của các đại lượng phụ thuộc vào tập hợp biến độc lập.
Một hướng tiếp cận khác của phương pháp tiền tệ là người ta phân tích mối quan hệ giữa dòng tiền mặt và dòng tiền chuyển khoản. Nếu mối quan hệ này vượt qua giới hạn cho phép nào đó, có nghĩa là dòng tiền mặt đang lưu thông nhiều hơn mức độ cần thiết, nên sẽ có một lượng tiền mặt dùng cho các hoạt động không được kiểm soát, hay chính là các hoạt động ngầm.
Phương pháp Gutmann. Trong khuôn khổ phương pháp tiền tệ, phương pháp
Gutmann dựa trên quan điểm cho rằng:
1) mối quan hệ giữa tiền mặt và tiền trong tài khoản trong giai đoạn gốc được xem là chuẩn mực, tức trong giai đoạn này không có sự tồn tại khu vực kinh tế ngầm;
2) số lượng tiền mặt dư thừa trong giai đoạn khảo sát so với kỳ gốc là lượng tiền hệ quả của hoạt động ngầm;
3) vận tốc quay vòng tiền tệ (GDP/M2) trong khu vực chính qui và ngầm được xem là như nhau.
Phương pháp Bednarski. Phương pháp này cho rằng vòng quay của hàng hóa và
dịch vụ ngầm được xác định bằng sự khác biệt giữa lượng tiền được sử dụng trong thực tế (tích số của M2 với vận tốc quay vòng) và tổng số lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.
Với các cách tính như trên người ta có thể xác định được độ lớn tương đối của khu vực kinh tế ngầm thông qua các chỉ số về lưu chuyển dòng tiền mặt, tuy nhiên cách tính này gặp hai sự cản trở lớn:
- rất khó xác định kỳ gốc, mà trong thời gian kỳ đó mối quan hệ giữa tiền mặt và tiền gửi được xem là chuẩn mực, tức không có hoạt động ngầm;
- giả sử có xác định được kỳ gốc với đặc điểm nêu trên thì không có gì để bảo đảm cấu trúc của nền kinh tế tại kỳ gốc và cấu trúc của nền kinh tế hiện tại là tương đồng. Vì vậy, sai số trong kết quả tính toán có thể rất lớn.
Phương pháp tiền tệ đượ sử dụng rất rộng rãi để tính toán các chỉ số của khu vực kinh tế không đăng ký, đặc biệt là ở các nước phát triển. Tuy nhiên, áp dụng phương pháp này cho các nền kinh tế chuyển đổi lại không cho kết quả như mong muốn. Bởi vì đặc thù của các nền kinh tế này là các hệ thống thể chế chưa ổn định, lạm phát cao, quá trình tư nhân hóa diễn ra liên tục, thị trường chứng khoán biến đổi liên tục. Chính vì vậy, các tổ chức quốc tế thường không sử dụng phương pháp này để tính giá trị của nền khu vực kinh
tế ngầm ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Kết quả tính toán độ lớn của khu vực kinh tế ngầm tại Belarus trong giai đoạn 1995-2000 là một ví dụ minh họa cho điều này.
Số liệu trong Bảng 1.7 cho thấy có sự chênh lệch quá lơn trong việc lượng hóa giá trị của khu vực kinh tế ngầm theo các phương pháp tiền tệ khác nhau với biên độ từ 10,2% đến 54,4% GDP. Do đó người ta nghiên cứu và đề xuất nhiều phương pháp khác để giải quyết vấn đề này.
Bảng 2.1.Đánh giá độ lớn của khu vực kinh tế ngầm tại Cộng hòa Belarus bằng phương pháp tiền tệ Đơn vị: % trong GDP 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Phương pháp Gutmann Phương án I: Sử dụng giá trị M1, và kỳ gốc là năm 1990 30,1 32,9 30,3 24,3 28,1 30,0
Phương án II: Sử dụng giá trị M1, kỳ gốc là năm 1992
37,3 40,3 37,5 31,2 35,2 37,2
Phương án III: Sử dụng giá trị M2, kỳ gốc năm 1990
10,2 15,5 15,0 11,1 13,1 13,5
Phương án IV: Sử dụng giá trị M2, kỳ
gốc 1992 11,4 16,7 16,3 12,0 13,9 14,0
Phương pháp Bednarski 54,5 43,5 44,4 40,1 41,6 47,1
(Nguồn: Бокун Н.Ч. Теневая экономика: понятия, классификации, методы оценки. Научно-исследовательский институт статистики Министерства статистики и анализа
Республики Беларусь. Минск, 2002. C. 16)
2. Phương pháp phân tích mối quan hệ giữa chi phí và giá thành của sản phẩm trong khu vực nhà nước và tư nhân
Trên cơ sở dữ liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực tư nhân, tìm ra mối quan hệ giữa giá thành sản phẩm và giá sử dụng nguyên vật liệu đầu vào. So sách giá trị này với với chỉ số tương tự trong khu vực kinh tế nhà nước. Dựa vào kết quả so sánh sẽ điều chỉnh giá trị của khu vực kinh tế tư nhân sau đó đưa ra nhận xét với cùng một sản lượng, tổng giá trị GDP của hai khu vực sẽ thay đổi như thế nào. Mức chênh lệch là một trong những cơ sở để đánh giá độ lớn của khu vực kinh tế ngầm. Thông thường với cùng một sản lượng thì giá trị GDP của khu vực tư nhân sẽ thấp hơn tương đối nhiều so với khu vực nhà nước. Tuy nhiên, cách làm này chỉ hợp hiệu quả để đánh giá khu vực kinh tế ngầm trong khu vực kinh tế nhà nước với điều kiện là khu vực tư nhân hoạt động minh bạch và hiệu quả.
Phương pháp này cũng khá phổ biến trong việc đánh giá độ lớn của khu vực kinh tế ngầm và kinh tế không được kiểm soát. Bản chất của phương pháp này thiết lập các chỉ số cân đối – so sánh giữa hai đại lượng, ví dụ: thu nhập và chi phí; nguồn lực và sử dụng. Sự chênh lệch giữa các đại lượng đem ra đối chiếu là cơ sở để phân tích và góp phần xác định độ lớn của khu vực kinh tế ngầm. Càng nhiều các đại lượng được đem ra so sánh, đối chiếu thì chất lượng kết quả định lượng sẽ càng chuẩn xác hơn. Với cách làm này, Tổng cục Thống kê Nga (Goscomstart Russia) đã tính toán nguồn thu nhập ngầm, giá trị không khai báo của các hoạt động môi giới, độ lớn của thị trường sản xuất sản phẩm bia rượu lậu tại đất nước này. Ví dụ, người ta đã tính độ lớn của các khoản thu nhập ngầm của các hộ gia đình theo cách sau. Từ những số liệu đã biết về mức thu nhập của hộ gia đình, bao gồm tất cả các loại hình thu nhập. Đem số liệu này so sánh với các hoản chi phí trong cùng khoảng thời gian khảo sát. Mức độ chênh lệch, chính là độ lớn của các khoản thu nhập ngầm không được khai báo.
Còn nếu như đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó cần so sánh tổng giá trị nguồn lực đầu vào tổng giá trị của sản phẩm đầu ra. Kết quả so sánh sẽ được đem ra phân tích để tìm ra mức độ thất thoát và đây là cơ sở để tính toán giá trị của khu vực kinh tế ngầm.
Một trong những trường hợp riêng của phương pháp cân đối là phương pháp tính
dòng hàng hóa. Bản chất của phương pháp này là người ta sẽ tính dòng chuyển động giá
trị của hàng hóa bắt đầu từ nhà cung ứng tới người sử dụng cho từng loại hàng, ngành hàng riêng lẻ, có vai trò đặc biệt đối với nền kinh tế. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở các nước châu Âu, ví dụ như ở Đan Mạch. Ở nước ta, phương pháp này cũng thường được sử dụng để lập bảng cân đối cho các loại hàng chính yếu như điện năng, lương thực – thực phẩm, thép, than đá… Hiện nay, phương pháp này cũng được sử dụng rộng rãi để xác định giá trị dòng hàng của các loại hình sản phẩm tiêu dùng.
Có thể nhận thấy phương pháp cân đối có giá trị ứng dụng cao. Với sự giúp đỡ của phương pháp này chúng ta có thể lượng hóa được nhiều hoạt động kinh tế - đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu. Ta có thể lập bảng cân đối giữa số liệu xuất khẩu của các doanh nghiệp và của cơ quan hải quan. Qua so sánh thường sẽ phát hiện ra rằng, số lượng xuất nhập khẩu trùng khớp, nhưng giá trị khi số lượng này qua biên giới gì lại khác nhau rất xa. Đây cũng là một hướng tốt để phát hiện và đo lường các hoạt động xuất nhập khẩu ngầm, cố tình khai báo sai thực tế để trốn thuế.
Phương pháp so sách sự khác biệt cũng là một trong các phương pháp thuộc nhóm phương pháp cân đối. Bản chất của phương pháp này là người ta đem ra so sánh kết quả của hai hay nhiều nguồn số liệu thống kê về cùng một đối tượng khảo sát. Qua so sánh sẽ tìm ra sự khác biệt và các nguyên nhân. Dựa vào đó để đưa ra quyết định cuối cùng. Ví dụ, dùng phương pháp này ta có thể đo lường độ lớn của lượng hàng hóa ngầm buôn bán trên các thị trường tự do bằng hai cách:
1) như là hiệu số giữa chi phí tiêu dùng của người dân và số lượng hàng hóa quay vòng qua thống kê chính thống;
2) hoặc như là hiệu số giữa chi phí tiêu dùng của người dân với số lượng quay vòng của hàng hóa và dịch vụ qua tất cả các kênh.
Với cách thứ nhất để tính toán người ta sẽ sử dụng số liệu thống kê chính thống về số lượng hàng bán lẻ quay vòng. Trong trường hợp thứ hai, người ta sẽ sử dụng số lượng hàng quay vòng qua tất cả các kênh. Trong trường hợp thứ nhất, giá trị của khu vực hoạt động ngầm sẽ được nâng lên chính bằng giá trị của các hàng hóa quay vòng trên các chợ hàng hóa, chợ lương thực, chợ cóc… mà chưa được hệ thống thống kê tính tới. Còn trong trường hợp thứ hai, giá trị hoạt động ngầm sẽ giảm đi vì đã tính tới sự tham gia của các cá thể không đăng ký. Như vậy, độ lớn thực sự của khu vực kinh tế ngầm có thể dao động trong khoảng giới hạn bởi giá trị có được từ hai phương pháp tính nêu trên.
4. Phương pháp so sánh các chỉ số tương quan
Phương pháp so sánh các chỉ số tương quan là một trong các phương pháp được sử dụng rộng rãi trong thực tế thống kê khi cần lượng hóa giá trị của các hoạt động ngầm. Bản chất của phương pháp này như sau. Trước hết, người ta xác định một nhóm các chỉ số có liên quan tới các đại lượng đã tính toán được. Giá trị của đại lượng ngầm cần tìm sẽ được xác định thông qua việc phân tích các mối quan hệ với các đại lượng đã biết. Ví dụ, có thể sử dụng chỉ số chi phí quay vòng để tìm ra được lượng hàng hóa bán lẻ không khai báo bằng cách so sánh tốc độ tăng trưởng của nó với chỉ số tăng trưởng của hàng hóa bán lẻ thực tế so với cùng kỳ năm trước. Nếu như chỉ số chi phí quay vòng tăng thêm 1đồng, giá trị hàng hóa quay vòng sẽ tăng thêm so với cùng kỳ năm trước là 20%, trong khi index tăng trưởng của hàng hóa chỉ đạt 103%. Như vậy, sự chênh lệch giữa hai chỉ số có thể sử dụng như là một số đo tương đối giá trị của các hoạt động ngầm, tức bằng 17% (120%-103%).
Rất nhiều hiện tượng kinh tế được xác định bởi hệ thống các mối quan hệ có cấu trúc cố định và có thể lượng hóa bằng các chỉ tiêu quan hệ tương đương. Giá trị tuyệt đối biểu diễn các mối quan hệ này có thể thay đổi theo từng năm, nhưng hệ số quan hệ có thể vẫn không đổi trong một khoảng thời gian đủ dài. Bản chất của phương pháp hệ số quan hệ cố định chính là việc tính toán và so sánh các hệ số này trong những khoảng thời gian khác nhau. Nếu hệ số thay đổi, rất có thể mức thay đổi này chính là kết quả của các hoạt động ngầm, không khai báo.
Ví dụ, nếu nhiều năm nay, số liệu thống kê cho thấy giữa số lượng hàng hóa bán lẻ và doanh thu qua tài khoản ngân hàng luôn tồn tại ở một tỷ lệ cố định, chẳng hạn bằng 57% (giai đoạn 2000-2006). Trong khi tỷ lệ này tính được trong năm 2007 lại tăng vọt lên 73%, lúc đó ta có thể tính tỷ lệ % hàng hóa tăng lên so với mặt bằng chung trước đây theo công thức:
Kf = 100%- (Qt/K.100%) (2)
Trong đó:
- Kf : tỷ lệ hàng hóa thực tế tăng lên so với mặt bằng chung trước đây;
- Qt : số lượng hàng hóa đo được tại thời điểm t;
- K : tỷ lệ quan hệ trung bình giữa hai đại lượng, %.