2.3.4.1. Ảnh hưởng đến năng lực sản xuất
Mối quan hệ giữa sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm và năng lực sản xuất (thông qua số đo là sản lượng) được biểu diễn trên Hình 3.
Hình 2.2.Ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới hoạt động sản xuất kinh doanh
Hình 3 cho chúng ta thấy mối quan hệ mật thiết giữa sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm và năng suất sản xuất (kinh doanh) của nền kinh tế. Trong một giai đoạn nào đó (từ điểm O qua L đến điểm M) sự phát triển của kinh tế ngầm sẽ góp phần làm gia tăng sản lượng của cải vật chất làm ra trong toàn nền kinh tế, góp phần cùng kinh tế chính thức đưa sản lượng này đạt giá trị cực đại tại điểm M. Sở dĩ có hiện tượng này là vì tại giai đoạn này các hoạt động ngầm vừa được hình thành và bắt đầu đưa vào sử dụng. Tác động phản nghịch của các hoạt động này đối với nền kinh tế chưa cao, không những thế nhiều hoạt động ngầm tại thời kỳ này đã góp phần tích cực giải quyết nạn thất nghiệp, góp phần đảm bảo thu nhập cho một số bộ phận người dân. Nền kinh tế nói chung đang
Sản lượng K in h tế n g ầ
Khối lượng sản xuất tối đa
N
M
O
K
được hưởng lợi từ các hoạt động ngầm (không kêt các hoạt động phi kinh tế). Tuy nhiên, nếu kinh tế ngầm tiếp tục phát triển, vượt qua ngưỡng tối đa (từ điểm M qua N tới K), lúc này kinh tế ngầm thực sự là hiểm họa của nền kinh tế vì nó sẽ làm năng lực sản xuất nói chung dần dần triệt tiêu. Các hoạt động ngầm phát triển, lấn át các hoạt động chính thức buộc khu vực kinh tế này phải thu hẹp. Nguồn thu của Chính phủ sẽ gặp nhiều khó khăn, các vấn đề an sinh xã hội sẽ không được bảo đảm. Kinh tế ngầm phát triển, có thể đem lại nguồn lợi khổng lồ cho một nhóm người, nhưng về bản chất đây là khu vực kinh tế không được kiểm soát hoặc là không thể kiểm soát được. Nó phát triển đồng nghĩa với việc nền kinh tế bị tội phạm hóa, hệ thống chính trị lung lay, các vấn đề an ninh kinh tế quốc gia trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Nhìn chung nền kinh tế trong hoàn cảnh này sẽ rơi vào tình trạng khôn người lái. Sản xuất vì vậy sẽ đình trệ, sản lượng giảm đến mức tối thiểu, xã hội đang sống trong giai đoạn tiền khủng hoảng. Kinh tế nước Nga giai đoạn 1991-1998 là một ví dụ điển hình.18
2.3.4.2. Ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô
Các chỉ số kinh tế vĩ mô thường được quan tâm nhiều nhất đó là: tốc độ tăng trưởng kinh tế; tỷ lệ lạm phát; tỷ lệ thất nghiệp; khả năng tích lũy của các chủ thể kinh tế và tình trạng phát triển cân bằng giữa các khu vực, ngành kinh tế. Có thể thấy cùng với sự nới rộng phạm vi hoạt động của khu vực kinh tế ngầm các chỉ số kinh tế vĩ mô đều bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực. Sản xuất ở khu vực chính qui thu hẹp sẽ kéo theo tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, gây khó khăn trong vấn đề thu nhập và tích lũy của một bộ phận không nhỏ những người lao động chân chính. Nhà nước không thu được thuế, dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách. Nếu kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát. Lạm phát gia tăng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế. Đó là chưa kể kinh tế ngầm phát triển tạo nên sự mất cân đối giữa các khu vực kinh tế. Bởi vì đã là các hoạt động ngầm nên hoàn toàn không chịu sự kiểm soát nào của các cơ quan quản lý nhà nước. Do đó các chủ thể kinh tế ngầm hoàn toàn tự do quyết định giá cho sản phẩm của mình phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng tiêu thụ của thị trường. Nếu hoạt động ngầm nở rộ, có nghĩa là đã hình thành hẳn hoi một thị trường ngầm với cấu trúc, qui mô và cơ chế hoạt động không giống với cơ chế thị trường. Kinh tế ngầm càng lớn thì thị trường càng méo mó và mất cân đối. Đây chính là tiền đề của các cuộc khủng hoảng kinh tế và bất an trong xã hội.
18 Xem thêm: Nguyễn Văn Minh, (2002). Kinh tế Nga sau khủng hoảng. Tạp chí Phát triển Kinh tế, ĐHKT TP.HCM, số 143, tháng 09.2002.
Ổn định kinh tế vĩ mô, cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải phát triển đối ta khả năng của khu vực kinh tế chính thức, tức là từng bước thu hẹp ảnh hưởng của kinh tế ngầm.
2.3.4.3. Ảnh hưởng đến sự phát triển của khoa học – công nghệ
Khoa học công nghệ là chìa khóa cơ bản của vấn đề phát triển hiện nay. Khoa học công nghệ không phát triển, đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ tự biến mình thành nô lệ kiểu mới trong nền kinh tế tri thức – nô lệ trí tuệ. Với đặc thù là các hoạt động giấu diếm, trốn tránh cơ quan quản lý – kinh tế ngầm không thể công khai phát triển công nghệ được. Hay nói cách khác, với các hoạt động ngầm vấn đề công nghệ là thứ yếu. Điều quan trọng nhất trong các hoạt động ngầm là lợi nhuận. Trong khi một phần rất lớn lợi nhuận có được tại đây được quyết định không phải bởi công nghệ mà chính bởi khả năng qua mặt các cơ quan quản lý: trốn thuế, trốn đăng ký, sử dụng lao động bất hợp pháp với giá rẻ chưa từng có. Do đó các chủ thể kinh tế ngầm không tập trung đầu tư phát triển công nghệ mà mục đích chính của họ là phải nhanh chóng phát triển sản xuất trên tầng công nghệ hiện có (hoặc có thể có được) để tận thu. Sự thay đổi liên tục trong công tác tác nghiệp làm cho kinh tế ngầm có đặc tính bất ổn – nên không thể bàn tới các vấn đề về đầu tư dài hạn hay phát triển bền vững được. Mà thiếu những điều kiện này, khoa học công nghệ không thể nào phát triển.
Nên không khó để có thể khẳng định sự phát triển của khoa học công nghệ và kinh tế ngầm là hai đại lượng đối nghịch nhau. Muốn khoa học công nghệ phát triển thì phải bằng mọi cách thu hẹp ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm.
2.3.4.4. Ảnh hưởng đến các vấn đề an sinh xã hội và lợi ích cộng đồng
Tại điểm xuất phát không phải tất cả các hoạt động ngầm đều có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Nhìn từ góc độ nào đó, các hoạt động kinh tế ngầm tại những thời điểm nhất định đóng một vai trò không nhỏ trong việc tạo công ăn việc làm, giảm áp lực thất nghiệp cho xã hội, góp phần tăng thu nhập cho các đối tượng lao động, tức là góp phần chia sẻ kho khăn trong cuộc sống với người dân. Tuy nhiên, khác với các hoạt động phi chính qui – nơi người lao động bung ra làm thêm vì các nhu cầu mưu sinh cấp thiết, các chủ thể kinh tế ngầm có chủ ý trồn tránh cơ quan quản lý nhà nước để trục lợi, hoặc cố tình tổ chức sản xuất các mặt hàng có nhu cầu cao nhưng bị nhà nước cấm sản xuất. Nói như vậy để thấy sản phẩm của khu vực kinh tế ngầm hầu như không được thông qua một qui trình kiểm định nào. Các hoạt động ngầm vì thế cũng tồn tại – giống như một thế giới
riêng. Và thế giới ngầm thì rất ít khi quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội và lợi ích cộng đồng. Đại đa số các cá nhân hoặc doanh nghiệp khi đã quyết định thực hiện các hoạt động kinh tế ngầm đều hiểu rất rõ trách nhiệm và các hình phạt mà họ phải hứng chịu. Do đó các vấn đề trách nhiệm cộng đồng, an sinh xã hội, sản xuất sạch, phát triển bền vững, văn hóa và đạo đức kinh doanh – thực sự là những vấn đề trái ngược với nguyên lý của kinh tế ngầm. Do đó hoàn toàn hợp lý khi các kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ trọng kinh tế ngầm trong GDP của các nước phát triển thấp hơn nhiều lần (từ 5-8 lần) so với các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi.
2.3.4.5. Một số ảnh hưởng khác
Ngoài những ảnh hưởng cơ bản nêu trên. Kinh tế ngầm còn tác động đến nhiều khía cạnh khác của đời sống kinh tế xã hội. Ví dụ, như vấn đề chất lượng cuộc sống, vấn đề lãng phí nguồn nhân lực chất lượng cao hay chảy máu chất xám, chảy máu tài chính, làm bần cùng hóa nguồn nhân lực và tội phạm hóa nền kinh tế. Tất cả có thể dẫn đến những bất ổn định kinh tế - chính trị khó lường. Nước Nga là giai đoạn đầu của chuyển đổi kinh tế là một ví dụ điển hình. Những năm 1990-1998, sự bất lực của hệ thống quản lý nhà nước tại Nga đã dẫn đến tình trạng hỗn loạn trong kinh tế cũng như trong xã hội tạo nên một nét đặc trưng nguy hiểm của xã hội Nga lúc nà – tội phạm hoá cao độ. Cựu thủ tướng Nga V. Chernuinarzin, lúc đương nhiệm đã phải thừa nhận “sự hiện diện của quá trình tội phạm hoá toàn bộ đời sống xã hội”. Nhiều nhà hoạt động xã hội, nhà khoa học có uy tín đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng báo động của vấn đề tội phạm gắn liền với tham nhũng trong hệ thống nhà nước. Nói cách khác ở tất cả các cấp có thể nhận thấy tình trạng chính quyền làm lá chắn – những “mái nhà” hợp pháp cho các tổ chức tội phạm, đặc biệt là tội phạm kinh tế. Không ít hiện tượng các ông trùm tội phạm, thậm chí tội phạm hình sự trở thành đại biểu quốc hội, hoặc những nhân vật quan trọng trong hệ thống quản lý nhà nước. Sự hình thành và phát triển nền kinh tế “đen” (kinh tế ngầm) – chính là vấn đề nhức nhối trong công cuộc cải cách ở Nga. Theo đánh giá của cựu bộ trưởng nội vụ Nga A. Culicop vào thời điểm 06-1997 có trên 40 nghìn xí nghiệp nhà máy ở Nga chịu quyền kiểm soát của giới tội phạm. Còn tỉnh trưởng vùng Donbaz A. Tuleev cho rằng trong ngành than để đưa được sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng phải trải qua 6 – 7 môi giới trung gian - đại diện của nền kinh tế “đen”.19 So với năm 1990, đến năm 1997 giá trị GDP của Nga giảm sút một cách chóng mặt, trung bình -8.2% mỗi năm. 19 Nguyễn Văn Minh (2002). Kinh tế Nga sau khủng hoảng. Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 143, tháng 09-2002. ĐHKT TP.HCM.
Ngân sách nhà nước thiếu hụt trầm trọng, nợ gia tăng, nhưng nguồn thu nhập chính từ thuế thì lại giảm đáng kể. Cộng thêm vào đó chính sách vay nượn tài chính ngắn hạn lãi suất cao nhằm huy động vốn bù đắp thiếu hụt ngân sách, càng thổi phồng nền tài chính “bong bóng” – dấu hiệu của khủng khoảng nghiêm trọng không thể tránh khỏi.
Chi phí của nhà nước cho các nhu cầu xã hội giảm một cách đáng kể, tình trạng nợ lương triền miên và kéo dài đã trở thành hiện tượng quen thuộc ở Nga trong những năm 1991-1998. Cắt giảm ngân sách nhà nước dẫn đến những vấn đề xã hội nghiêm trọng: theo thống kê chính thức tính đến nửa đầu năm 1992 thu nhập bình quân của người dân Nga giảm đột ngột 2-2.5 lần, số lao động có thu nhập dưới mức sống tối thiểu lên đến 33% (theo thống kê không chính thức con số này là 70-75%); nạn thất nghiệp tăng nhanh: 1991 tỉ lệ thất nghiệp là 7%, năm 1993 đã là 10.4% (7.8 triệu người), năm 1994 – 13.7% (10.2 triệu).
Có thể nói rằng khủng khoảng bao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, chính trị tại Nga. Người dân mất dần niềm tin vào chính quyền, vào tương lai và đáng sợ nhất là vào chính bản thân mình. Kết quả nghiên cứu của tiến sĩ y khoa I. Gundarov đã chỉ rõ nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự gia tăng tỉ lệ tử vong trong những năm 1990-1998 - chính là sự suy sụp về tinh thần, đạo đức của người dân, như là hậu quả tất yếu của quá trình cải cách (tử vong vì nghèo khổ 11%, tự tử – 11%, hậu quả của các tệ nạn xã hội – 73%)20.
Nói như vậy để thấy hậu quả của việc thả nổi quản lý với khu vực kinh tế ngầm nói riêng và kinh tế không được kiểm soát nói chung có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, hơn bao giờ hết vấn đề kinh tế ngầm phải được quan tâm đúng mức.