Phương pháp chung để đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm

Một phần của tài liệu Vấn đề cơ bản về kinh tế ngầm.doc (Trang 65 - 68)

Như đã phân tích ở trên, khu vực kinh tế phi chính thức trong đó có kinh tế ngầm là một bộ phận không thể tách rời của bất kỳ một nền kinh tế quốc gia nào. Đây là hai mặt của một khối thống nhất. Tính biện chứng này được thể hiện trước tiên ở chỗ sự phát triển của khu vực này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của khu vực khác. Kinh tế chính thức mà phát triển mạnh thì khu vực phi chính thức sẽ có cơ hội thu hẹp, bởi nhiều hoạt động phi chính thức có thể chuyển đổi sang chính thức. Ngược lại, nếu môi trường không thuận lợi để kinh tế chính thức phát triển như: lạm phát, tham nhũng, tội phạm hóa… thì đây là cơ hội để các hoạt động kinh tế trước đây vốn công khai, minh bạch nay chuyển dần sang ngầm. Tuy nhiên, về lý thuyết, nhìn từ phương diện sản xuất thì không phụ thuộc vào khu vực kinh tế nào, nếu sản xuất tăng trưởng (ngầm hay công khai) thì đều góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Điều này có lý nhưng chưa hoàn toàn đúng. Thử hình dung mọi chuyện sẽ ra sao nếu 100% hoạt động kinh tế của chúng ta đều ngầm? Đã ngầm đồng nghĩa với sự tồn tại của các thể chế, qui luật đen, có nghĩa là một hệ thống qui định bất pháp luật. Chưa cần đến 100% mà chỉ cần mức độ ngầm hóa từ 70-80% có thể xem nền kinh tế đó đã thoát ra ngoài sự kiểm soát: sản xuất đình trệ, cơ quan công quyền tham nhũng; tội phạm hóa nền kinh tế; người dân sống trong sự nghèo khổ về vật chất và bất ổn về tính thần. An ninh kinh tế quốc gia trong những trường hợp như thế sẽ bị đe dọa một cách trầm trọng. Nếu không có sự chấn chỉnh kịp thời và cương quyết thì khả năng toàn bộ nền kinh tế quốc gia lọt vào tay tội phạm, đất nước mất chủ quyền, độc lập là điều khó thể tránh khỏi. Chính vì vậy, ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước chuyển đổi Chính phủ quan tâm rất nhiều đến việc nghiên cứu, quản lý và định hướng phát triển cho khu vực kinh tế phi chính thức trong đó có kinh tế ngầm. Ở nước ta

cần được khắc phục nhanh chóng. Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nướcc ngoài. Tuy nhiên, hệ thống thể chế luật pháp yếu kém, cơ chế điều hành kém hiểu quả, hiểu biết của các chủ thể kinh tế còn thấp… đó là mảnh đất màu mỡ cho các hoạt động kinh tế ngầm và tội phạm đa quốc gia phát triển.

Phân loại các ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế ngầm tới sự phát triển kinh tế

Ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế ngầm tới nền kinh tế có thể được chia làm hai nhóm lớn: nhóm ảnh hưởng bên ngoàinhóm ảnh hưởng bên trong.

Nhóm ảnh hưởng bên ngoài được chúng tôi chia ra làm hai khu vực ảnh hưởng chính. Thứ nhất, sự phát triển của kinh tế ngầm sẽ ảnh hưởng đến uy tín chính trị của quốc gia trên trường quốc tế. Một đất nước với nền kinh tế ngầm phát triển rất dễ dẫn đến tình trạng tự cô lập hoặc bị thế giới cô lập. Bởi trong xu thế mở cửa và toàn cầu hóa như hiện nay, ít người muốn làm bạn với một quốc gia với hệ thống thể chế không minh bạch, hoạt động sản xuất kinh doanh không tuân thủ theo qui luật thị trường mà chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động ngầm – gần như không thể kiểm soát được. Thứ hai, kinh tế ngầm phát triển sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế đối ngoại của đất nước. Cô lập về chính trị, chưa nguy hiểm bằng đất nước bị cô lập về kinh tế. Kinh tế ngầm phát triển, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ dần dần bị loại khỏi thị trường quốc tế. Các nhà đầu tư sẽ quay lưng lại, nguồn vốn FDI sẽ triệt tiêu dần, ODA cũng sẽ không còn. Bởi dù là nguồn đầu tư nào, trực tiếp hay gián tiếp, cho vay nặng lãi hay viện trợ không hoàn lại – các nhà đầu tư, các chính phủ đều muốn đồng tiền của minh sinh lời. Nếu tiền không đẻ ra tiền, thì tiền cũng phải sản sinh ra được các uy tín chính trị, đánh bóng hình ảnh quốc gia của nước cho vay. Kinh tế ngầm phát triển chúng ta sẽ mất các lợi thế này.

Với nhóm ảnh hưởng bên trong, chúng tôi tập trung làm rõ mức độ ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới 4 khu vực cơ bản của nền kinh tế quốc dân: 1) ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất; 2) ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô; 3) ảnh hưởng đến sự phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ; 4) ảnh hưởng đến các vấn đề an sinh xã hội và lợi ích cộng đồng.

Hình 2.1.Ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế ngầm tới sự phát triển kinh tế

Dưới đây chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu kỹ hơn về những tác động này của khu vực kinh tế ngầm tới sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, chuyên đề còn đề cập riêng một loại hình ảnh hưởng nữa. Đó chính là ảnh hướng của kinh tế ngầm tới an ninh kinh tế quốc gia. Đây là một vấn đề gần đây được nhắc đến rất nhiều, nhưng gần như chưa có một sự phân tích đầy đủ nào. Vấn đề này càng trở nên cấp thiết khi gần đây thế

Ảnh hưởng của kinh tế ngầm lên nền kinh tế

Ảnh hưởng bên ngoài

Ảnh hưởng bên trong

Ảnh hưởng kinh tế Ảnh hưởng chính trị

Cô lập lãnh thổ

Đánh mất quan hệ hợp tác với các nước

Đi ngược lại xu thế phát triển của khu vực và thế giới

Bị loại bỏ khỏi thị trường

Triệt tiêu đầu tư nước ngoài

Không được tham gia vào thị trường lao động quốc tế

Gây mâu thuẫn kinh tế

Sụt giảm sản xuất Méo mó cấu trúc thị trường

Hủy hoại năng lực sản xuất kinh doanh Phá sản các doanh nghiệp chính qui

Đình trệ phát triển khoa học kỹ thuật

Hủy hoại năng lực khoa học công nghệ quốc gia Chảy máu chất xám Lãng phí nguồn nhân lực chất lượng cao Thất nghiệp tăng cao Chất lượng cuộc sống giảm Xã hội bất an Hình thành kênh tài phiệt – tội phạm Tham nhũng Thị trường không được bảo vệ Giá cả thất thường Nhập siêu Xuất thô Kin tế mất cân bằng

giới toàn cầu hóa ngày càng diễn biến phức tạp, nhiều khi đã vượt quá tầm kiểm soát của các quốc gia, thậm chí cả quốc gia hùng mạnh nhất thế giới – Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Vấn đề cơ bản về kinh tế ngầm.doc (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w