Một số chương trình nghiên cứu về kinh tế ngầm đang và sẽ được triển

Một phần của tài liệu Vấn đề cơ bản về kinh tế ngầm.doc (Trang 36 - 38)

được triển khai trên thế giới

1.4.4.1. Các chương trình khu vực

(1) Các chương trình do EC- Eurostat tổ chức thực hiện

EC-Eurostat đang nghiên cứu những vấn đề của kinh tế không được kiểm soát và kinh tế ngầm với nhiệm vụ chính là làm thế nào có thể đo lường được theo số liệu thống kê từ năm 1995 đến nay. Tổ chức này đã lựa chọn tâp trung vào 2 phương pháp: 1) phương pháp gián tiếp: phương pháp đầu vào lao động; 2) phương pháp trực tiếp: điều tra tổng hợp, cụ thể hơn là hệ thống 1-2-3. Có mấy lý do giải thích cho sự lựa chọn này:

- các phương pháp được phát triển tại các quốc gia châu Âu; phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế; và các tổ chức quốc tế (bao gồm các tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực này là UN, SNA, ILO, OECD) khuyến khích việc sử dụng các phương pháp này;

- việc áp dụng những phương pháp này để đo lường NOE khá rẻ;

- kết hợp việc sử dụng cả 2 phương pháp trực tiếp và gián tiếp trên cơ sở cho phép thiết lập một hệ thống ổn định và hiệu quả để đo lường NOE;

- những phương pháp này có thể dễ dàng được áp dụng trong hệ thống dữ liệu đang tồn tại tại các quốc gia đang phát triển.

Các chương trình này đề cập đến hai lĩnh vực của thống kê tập nhằm trung vào việc nâng cao hiểu biết về NOE tại một quốc gia hoặc khu vực. Đó là, thứ nhất, tài khoản quốc gia, từ giờ trở đi sẽ đưa NOE vào tính toán. Thứ hai, các số liệu thống kê về doanh nghiệp và/hoặc hộ gia đình trực tiếp bị ảnh hưởng bởi việc đo lường số liệu của khu vực phi chính thức.

Hiện tại, việc khảo sát khu vực phi chính thức đã và đang được tiến hành trong 7 dự án châu Âu (bao gồm 33 quốc gia, trong đó Trung Âu – 10 nước, châu Phi- 21 nước tại tiểu Sahara và Địa trung Hải, châu Á, gồm trung quốc và Bangladesh). Trong tương lai gần, sẽ còn có các chương trình mang tính khu vực đang tiến hành như MEDSTAT-II – 12 nước Địa Trung Hải, hoặc chương trình ASEAN – 9 nước Đông Nam Á.

(2) Chương trình PHARE và TACIS (1995-2000 - 10 nước Trung Âu)

Mục đích chính là cung cấp cho các quốc gia PHARE ( các nước thành viên tương lai của EC) và các quốc gia TACIS các công cụ và phương pháp để hài hoà hệ thống tài khoản quốc gia trước khi gia nhập liên minh Châu Âu.

(3) Dự án PARSTAT-WAEMU (1998-2002 - 8 quốc gia Tây Phi)

Mục tiêu chính là đảm bảo sự thống nhất về chính sách và việc triển khai kinh tế vĩ mô của các quốc gia thành viên; nhằm thiết lập khuôn khổ GDP chung dựa trên hệ thống SNA93-Rev4 và sử dụng các điều tra tổng hợp (hệ thống 1-2-3) tại 7 quốc gia của WAEMU.

(4) Dự án MED-NOE (1999-2002, 12 quốc gia Địa Trung Hải)

Thành phần của dự án MEDSTAT I. Mục tiêu chính nhằm tiến tới sự toàn diên trong hệ thống tài khoản quốc gia, để thiết lập các chỉ số nhằm đánh giá chi tiết NOE và các thành phần của nó ( khu vực kinh tế bất hợp pháp/ngầm/phi chính thức). Ngoài ra dự án còn hướng tới giới thiệu và áp dụng phương pháp đầu vào lao động; và tiến hành các cuộc điều tra tổng hợp (hệ thống1-2-3) đối với các hoạt động phi chính thức của các hộ gia đình của các quốc gia tự nguyện (Morocco, Tunisia, Algeria và Palestine).

Dự án MED-NOE II tập trung vào sự toàn hiện vì mục tiêu là hoàn tất các hành động đã tiến hành nhưng chưa kết thúc. Cung cấp hỗ trợ về thống kê cho các cuộc điều tra tổng hợp về khu vực phi chính thức.

(6) Chương trình xây dựng khả năng thống kê ASEAN (2007-2009) ( 8 nước Đông Nam Á)

Mục tiêu chính của dự án là tăng cường xây dựng khả năng quốc gia và khu vực trong một số lĩnh vực, bao gồm NOE và cung cấp phương pháp và thực hành tốt nhất liên quan đến Phương pháp đầu vào lao động và sử dụng điều tra tổng hợp ( hệ thống 1-2-3 khi cần thiết).

1.4.4.2. Các chương trình quốc gia (1) Madagascar (1998-2002)

Mục tiêu chính: Thống nhất hệ thống thống kê quốc gia của Madagascar, đồng thời nhằm áp dụng điều tra tổng hợp ( hệ thống 1-2-3 năm 1998, giai đoạn đầu đối với tuyển dụng từ 1999 đến 2002) và đề xuất các yếu tổ phân tích trong việc hợp nhất số liệu trong tài khoản quốc gia

(2) Dự án Bangladesh (2002-2003)

Mục tiêu chính: cải thiện chính sách chống đói nghèo bằng việc nghiên cứu các hoạt động phi chính thức của các doanh nghiệp nhỏ và triển khai hệ thống 1-2-3 tại 5 khu vực thành thị và phân tích các hoạt động phi chính thức dựa trên phương pháp tiếp cận đói nghèo ( giới tính, dinh dưỡng…). Tuy nhiên, chương trình đã không thể kết thúc vì lý do hành chính.

(3) Dự án Trung Quốc: Chương trình China-Stat-Programme (1998-2002)

Việc đo lường NOE, bao gồm cả khu vực phi chính thức là một thành phần của chương trình này.

Mục tiêu chính: giới thiệu các phương pháp và tiêu chuẩn quốc tế trong một số lĩnh vực ( bao gồm cả NOE) đồng thời điều chỉnh những phương pháp này cho phù hợp với bối cảnh kính tế xã hội Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Vấn đề cơ bản về kinh tế ngầm.doc (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w