Quá trình hình thành và phát triển khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Vấn đề cơ bản về kinh tế ngầm.doc (Trang 76 - 77)

Việt Nam vốn là nước nông nghiệp. Do tính chất thời vụ sản xuất nông nghiệp vào những lúc nông nhàn người nông dân thường tìm đến các công việc để nâng cao mức thu nhập. Dần dần cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, nhiều ngành nghề xuất hiện: giấy, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, chế biến thực phẩm, rèn đúc kim loại… ở mỗi địa phương. Về sau phát triển thành các làng nghề khác nhau: gốm Bát Tràng, tơ lụa Vạn Phúc, gỗ Đồng Kỵ, đúc đồng Đại Bái… phát triển cho đến tận ngày hôm nay.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, do sự hình thành và phát triển của một số đô thị, các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa… nhu cầu về các loại sản phẩm thủ công truyền thống được mở rộng. Mặc dù bị các ngành nghề công nghiệp của Pháp cạnh tranh nhưng nhiều ngành thủ công vẫn tồn tại và phát triển, tạo việc làm và thu nhập cho dân cư. Ở các đô thị, các trung tâm văn hóa, chính trị lớn, cuộc sống cao của các tầng lớp trên đã làm nảy sinh nhu cầu về nhiều loại lao động dịch vụ như: lao công, giặt là quần áo, kéo xe tay, con ở… Đó là những lý do thúc đẩy khu vực kinh tế ngầm tồn tại và phát triển.

Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, cũng giống như khu vực ngoài quốc doanh, về mặt pháp lý, khu vực kinh tế ngầm không được phép tồn tại. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những hoạt động phi chính thức như: sửa chữa xe đạp, mua bán phế liệu, sản xuất dấu diếm, bán hàng rong… Ở thời kỳ này, vai trò và độ lớn của khu vực này là không đáng kể trong nền kinh tế, không được đề cập đến trong các số liệu thống kê, chính sách của nhà nước, cũng như chưa có sự quan tâm nghiên cứu đúng mức và hệ thống. Trên thực tế, do thu nhập từ hoạt động kinh tế chính thức còn rất thấp, nên những người có điều kiện tham gia các hoạt động kinh tế phi chính thức lại có thu nhập đáng kể. Chẳng hạn hoạt động thợ may (không đăng ký), bán quán, buôn hàng trốn thuế … luôn là những công việc đưa lại nguồn thu nhập cao.

Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nhiều hoạt động kinh tế ngầm được mặc nhiên công nhận nên càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ rộng khắp từ thành thị tới nông thôn. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xu hướng đô thị hóa ngày một phát triển mạnh mẽ đã thúc đẩy quá trình di dân từ nông thôn ra thành phố, đồng thời

kéo theo sự tăng trưởng của các hoạt động kinh tế ngầm. Sự phát triển bùng nổ của kinh tế ngầm và khu vực kinh tế phi chính thức đã không được thể hiện hết trong các số liệu thống kê. Bởi tại giai đoạn này, chính hệ thống thống kê cũng đang nằm trong quá trình chuyển đổi, đến ngay các hoạt động kinh tế chính thức cũng chưa hề được thống kê một cách đầy đủ. Đó là chưa kể đến phần phương pháp luận và công cụ thống kế chúng ta vẫn còn rất lúng túng. Bên cạnh đó, do nền kinh tế đang chuyển đổi, với khung khổ pháp lý và hệ thống thể chế chưa hoàn thiện, nhiều hoạt động kinh tế mới nảy sinh mà chúng ta chưa biết liệt kê vào khu vực kinh tế nào. Đặc biệt là các hoạt động thuộc khu vực dịch vụ và các ngành mới trước đây chưa từng có trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, ví dụ hoạt động môi giới thương mại, khám chữa bệnh tại nhà, gia sư… Các hoạt động ngày một có chiều hướng gia tăng.

Một phần của tài liệu Vấn đề cơ bản về kinh tế ngầm.doc (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w