TẾ NGẦM
2.2.1. Giới thiệu tổng quát về các hướng tiếp cận khi đo lường độ lớn của khu vực kinh tế ngầm
Phương pháp luận để nhận dạng và đo lường độ lớn của khu vực kinh tế ngầm dựa chủ yếu vào hai trụ cột. Thứ nhất, là những nguyên tắc cơ bản của Hệ thống tài khoản quốc gia SNA93 (bao gồm các nguyên tắc phân loại khu vực kinh tế, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và các nguyên tắc thống kê đo lường độ lớn của khu vực kinh tế không chính thức). Thứ hai, là các nguồn thông tin khác, có thể giúp lựa chọn được cách tiếp cận, công cụ cũng phương pháp đo lường các chỉ số thể hiện một hay nhiều khía cạnh của hoạt động kinh tế không được kiểm soát và hoạt động kinh tế ngầm. Việc lựa chọn phương pháp đánh giá nào còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phân tích các nguồn thông tin có được, việc tổ chức hoạt động khảo sát cũng như nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác. Thông thường người ta chia các phương pháp đánh giá khu vực kinh tế phi chính thức nói chung và kinh tế ngầm nói riêng thành hai nhóm lớn: 1) nhóm phương pháp đánh giá thông qua các mối quan hệ gián tiếp; 2) ) nhóm phương pháp đánh giá thông qua các mối quan hệ trực tiếp.
Nhóm phương pháp đánh giá thông qua các mối quan hệ gián tiếp
Chúng ta biết rất nhiều khảo sát kinh tế học chủ yếu vẫn dựa trên các đánh giá chủ quan, định tính. Trong trường hợp kinh tế ngầm thì rõ ràng càng không thể có được những kết quả đánh giá trực tiếp, lượng hóa chính xác một 100% độ lớn của khu vực này. Bởi nếu như vậy thì khu vực kinh tế đó đâu còn được gọi là ngầm nữa. Thông thường, trong những trường hợp thiếu vắng thông tin như vậy người ta hay sử dụng phương pháp giả định, tìm các mối quan hệ gián tiếp với mức độ sai số tương đối. Do đó, rất quan trọng các phân tích về mối quan hệ qua lại, nhân quả giữa các nhóm đại lượng hay chỉ số khảo sát. Nắm được mối quan hệ biện chứng giữa các đại lượng (chỉ số) này sẽ là một cơ sở vô cùng qui giá và có khoa học giúp chúng ta đánh giá đối tượng cần nghiên cứu. Ví dụ, đơn giản như thông qua các chỉ số về mức lương tối thiểu, mức độ tiêu thụ nguyên vật liệu của các doanh nghiệp trong ngành ta có thể lập được xu thế dịch chuyển của các chỉ số về mức độ năng lực sản xuất của ngành, nhu cầu nguyên vật liệu cũng như khả năng cung ứng của ngành đó. Cách này cũng thường được dùng để kiểm soát mức độ chính xác của các số liệu thống kê chính thống.
Trong số các đại lượng tự nhiên, tức là các đại lượng có thể đo lường được một cách chính xác và tuyệt đối nhất, người ta thường có xu hướng chọn các đại lượng mà số đo của nó có thể lượng hóa được một cách tự động, ví dụ như điện năng. Số liệu về sản xuất và tiêu thụ điện năng là các số liệu hoàn toàn tự nhiên, được đo lường gần như là tự động. Ví dụ điển hình là Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tính mức tăng trưởng thực tế của nền kinh tế Trung Quốc trong thời gian qua thông qua số liệu về mức tăng trong sử dụng điện năng. Họ đã thành công vì ở Trung Quốc mức hao hụt điện năng là rất thấp, chỉ khoảng từ 3-4%. Tuy nhiên, cũng chính IMF lại hoàn toàn thất bại khi áp dụng cách tính này ở Nga. Đơn giản là vì giá điện ở Nga không đồng nhất, mỗi vùng lại có một đơn giá khác nhau, cho nên khó có thể đưa ra các chỉ số vĩ mô đồng nhất. Hơn nữa, mức tiêu hao điện năng ở Nga rất lớn – dẫn đến kết quả tính toán là rất khó chính xác.
Ngoài ra, cơ quan thống kê của các nước thường sử dụng ba cách tính Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đó là: phương pháp sản xuất, phương pháp thu nhập, phương pháp sử dụng để áp dụng đo lường độ lớn khu vực kinh tế ngầm16. Tuy nhiên, kết quả tính toán theo ba cách này thường có mức chênh lệch đáng kể. Chính vì vậy, hầu hết các nước trên thế giới đều tìm cách soạn thảo hoặc lựa chọn các phương pháp sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế nước mình.
Nhóm phương pháp đánh giá trực tiếp thông qua việc chọn mẫu khảo sát
Một cách làm khác cũng thường được sử dụng trong thực tế thống kê: chọn mẫu khảo sát. Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp cần lượng hóa giá trị của một hiện tượng (lĩnh vực) kinh tế mà hệ thống thống kê hiện hành không thực hiện, ví dụ như số liệu về mức độ tiêu thụ một loại hàng hóa nào đó trên các chợ bán lẻ, bán buôn, chợ thực phẩm trên địa bàn thành phố. Những khảo sát như thế này đều tuân theo các nguyên tắc chọn mẫu, khảo sát, xử lý số liệu và trình báo kết quả hết sức chặt chẽ của lý thuyết thống kê. Ví dụ, để thống kê số lượng hàng hóa bán lẻ trên các chợ thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội, người ta sẽ lựa chọn mỗi quận, huyện của Thủ đô 1-2 chợ, thời gian khảo sát vào tháng giữa của một quí, vào 2 ngày trong tuần (một ngày thường, một 16Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product - GDP) là giá trị mới của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Tổng sản phẩm trong nước được tính theo giá thực tế và giá so sánh. Có 3 phương pháp tính: 1. Phương pháp sản xuât: Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. 2. Phương pháp thu nhập: Tổng sản phẩm trong nước bằng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy móc. Theo phương pháp này, tổng sản phẩm trong nước gồm 4 yếu tố: Thu nhập của người lao động từ sản xuất (bằng tiền và hiện vật), thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất. 3. Phương pháp sử dụng: Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng của 3 yếu tố: Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và Nhà nước, tích lũy tài sản (cố định, lưu động và quý hiếm) và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch
ngày nghỉ). Số lượng hàng hóa tiêu thụ sẽ được tính toán dựa trên dữ liệu về số lượng và doanh thu của những người kinh doanh trong chợ. Số lượng người kinh doanh sẽ được tính từ số liệu trung bình theo báo cáo hàng tháng của ban quản lý chợ, kết hợp với đánh giá thực tế của những người thực hiện khảo sát. Kết quả sẽ được tính bằng số lượng người bán hàng nhân với doanh thu trung bình của một người tính trong một ngày. Ưu điểm lớn nhất của cách làm này là kết quả thu được có độ tin cậy cao, tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những đánh giá chủ quan, cảm tính, như trong trường hợp nêu trên người bán hàng thường có xu hướng hạ thấp mức doanh thu trong ngày.
Như vậy, chúng ta có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu khảo sát được mô tả ở trên để khảo sát một số chỉ tiêu hay nhóm hoạt động cơ bản khu vực kinh tế ngầm. Tuy nhiên, cần lưu ý một vài nhược điểm cơ bản của phương pháp này: 1) khó khăn và phức tạp trong thu thập số liệu sơ cấp; 2) khả năng lệch lạc về thông tin là rất lớn.