Đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới an ninh kinh tế quốc gia

Một phần của tài liệu Vấn đề cơ bản về kinh tế ngầm.doc (Trang 73 - 76)

Từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, khả năng xâm phạm an ninh quốc gia bằng quân sự không còn nhiều. Nhưng thay vào đó nguy cơ một đất nước bị mất quyền tự chủ, lệ thuộc hoàn toàn vào sự điều khiển bên ngoài về kinh tế lại càng gia tăng. Có mấy kịch bản chính mô phỏng sự phụ thuộc này. Thứ nhất, nền kinh tế quốc gia có thể bị bên ngoài lủng đoạn, làm rối loạn dẫn đến thảm kịch phá sản. Chính phủ trở thành con nợ, không đủ khả năng thanh toán. Chính phủ tuyên bố phá sản, toàn bộ tài sản quốc gia ở nước ngoài

20 Gundorov I. (2001). Demographic accident in Russia: the Reasons, Mechanisms, Ways of Overcoming. M.: URCC, 2001

sẽ bị phong tỏa, tài khoản cũng bị đóng băng… Thứ hai, đất nước bị phong tỏa về kinh tế. Phong tỏa cũng có nhiều kiểu. Có thể mạnh mẽ và toàn diện như người ta đang áp dụng với Bắc Triều Tiên hiện nay và Iran tới đây, nhưng cũng có thể nhẹ nhàng, cấm vận dưới vỏ bọc “cạnh tranh thị trường”. Chiêu sách này đặc biệt hiệu quả với những quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu nguyên nhiên liệu. Thứ ba, quốc gia bị lệ thuộc về lương thực, có nghĩa là sản xuất nông nghiệp không đủ cung cấp cho nhu cầu nội quốc - làm không đủ ăn. Kịch bản này đặc biệt nguy hiểm đối với những nước đông dân và nền nông nghiệp thô sơ kém phát triển. Thứ tư, quốc gia bị lệ thuộc về công nghệ. Rõ ràng, trong nền kinh tế hậu công nghiệp, khi tri thức trở thành một trong những nguồn lực cơ bản để phát triển, ai nắm giữ được tri thức (mà biểu hiện cụ thể là thị trường công nghệ cao) người đó sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối. Lệ thuộc nước ngoài về công nghệ, đồng nghĩa với việc chúng ta đang tự nguyện làm “nô lệ kiểu mới” – nô lệ tri thức. Muốn thoát ra khỏi tình trạng này, không có cách nào khác là phải đầu tư đúng hướng vào giáo dục và y tế.21

Có thể thấy, nếu kinh tế ngầm thực sự phát triển thì cả bốn kịch bản trên đều có cơ hội thành hiện thực. Kinh tế ngầm phát triển sẽ làm đình trệ nền kinh tế quốc gia (kịch bản thứ nhất); làm đất nước bị cô lập hoặc tự cô lập về kinh tế (kịch bản thứ hai); làm sản xuất sụt giảm, trong đó có cả sản lượng lương thực (kịch bản thứ ba); và cản trở khoa học kỹ thuật phát triển, biến đất nước thành nô lệ về công nghệ (kịch bản thứ tư). Chắc không ai trong chúng ta lại muốn Tổ quốc mình phải kinh qua một trong bốn kịnh bản nêu trên.

***

Khảo sát định lượng khu vực kinh tế phi chính thức nói chung và kinh tế ngầm nói riêng là một vấn đề phức tạp. Tuy rằng tất cả các quốc gia đều công nhận sự tồn tại hiển nhiên của khu vực kinh tế này, nhưng mỗi nước lại có cánh đánh giá và nhìn nhận riêng. Để định lượng khu vực kinh tế ngầm người ta thường sử dụng hai hướng tiếp cận cơ bản: gián tiếp và trực tiếp với 3 phương pháp đặc trưng: 1) phương pháp tính GDP truyền thống thông qua giá trị sản xuất, phân phối và tiêu dùng cuối cùng; 2) phương pháp tiền tệ: thông qua xác định lượng tiền quay vòng trong nền kinh tế ngầm; và 3) phương pháp tính hệ số co giãn giữa tỷ lệ tiêu thụ điện năng/tỷ lệ tăng GDP. Việc Hệ thống tài khoản quốc gia SNA 93 bổ sung phần đánh giá và phân loại khu vực kinh tế chưa được giám sát vào hệ thống thống kê quốc gia đã tạo ra một bước nhảy vọt về lý luận và thực tiễn định 21Nguyễn Văn Minh (2007). An ninh kinh tế quốc gia rồi sẽ đi về đâu? Hà Nội: Tạp chí TIA SÁNG số 13,

lượng kinh tế ngầm. Chúng tôi đã tiến hành phân tích, giới thiệu các điểm mới này cùng các phương pháp thông dụng, đồng thời chỉ rõ phương pháp nào có thể sử dụng hiệu quả trong điều kiện kinh tế Việt Nam. Cũng trong chương này, chúng tôi đã nghiên cứu đề xuất được phương pháp để xác định mức độ ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, phương pháp của chúng tôi chỉ dừng lại ở mức độ chỉ ra cơ chế của ảnh hưởng, còn chỉ tiêu hoặc cách thức để đánh giá ảnh hưởng cần phải được tập trung nghiên cứu thêm. Công việc này, một phần chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện trong các phần tiếp theo.

CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Vấn đề cơ bản về kinh tế ngầm.doc (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w