Đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm đến các hoạt động kinh tế quốc

Một phần của tài liệu Vấn đề cơ bản về kinh tế ngầm.doc (Trang 68 - 69)

2.3.3.1. Ảnh hưởng chính trị

Kinh tế ngầm phát triển mạnh, đồng nghĩa với mức độ tội phạm hóa và thiếu minh bạch của nền kinh tế rất cao. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng các nước trong khu vực và trên thế giới lo ngai, e sợ khi làm ăn với các doanh nghiệp trong nước. Nói cách khác, kinh tế ngầm là hiểm họa cô lập kinh tế quốc gia trong cộng đồng thế giới. Hệ lụy của vấn đề này cức kỳ nghiêm trọng. Chúng ta đã có bài học xương máu trong những năm tháng thực hiện chính sách kế hoạch hóa tập, bị cấm vận kinh tế và cô lập gần nhu hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Tất cả đã dẫn đất nước vào tình trạng vô cùng khó khăn vào những năm 1982-1986.

Ảnh hưởng nghiêm trọng thứ hai của kinh tế ngầm tới các mối quan hệ chính trị của quốc gia đó chính là việc đánh mất các mối quan hệ quốc tế. Cô lập lâu dài, chúng ta sẽ mất dần các mối quan hệ với bạn bè, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, thậm chí các nước có quan điểm chính trị đối lập. Trong môi trường toàn cầu hóa như hiện nay, cô lập và đánh mất quan hệ - đồng nghĩa với việc chúng ta tự đẩy mình vào ngõ cụt. Do đó, chính phủ phải hết sức quan tâm đến việc kiểm soát ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm. Bởi nếu không kiểm soát tốt, chúng ta đang đi ngược lại xu thế phát triển chung của nhân loại.

2.3.3.2. Ảnh hưởng kinh tế

Về kinh tế, sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm trước hết sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quốc gia. Sẽ không mấy người mặn mà đến thăm và tìm các cơ hội làm ăn tại một đất nước mà họ không hiểu hệ thống kinh tế - tài chính đang vận hành như thế nào? Quyền lực kinh tế đích thực đang nằm ở đâu? Chính phủ? Các nhà, nhóm tài phiệt? Các công ty đa quốc gia hay là giới tội phạm kinh tế? Đây cũng đồng nghĩa với chúng ta bị đẩy ra bên lề thị trường quốc tế. Không chỉ là thị trường kinh doanh, thị trường công nghệ và điều đáng lo ngại hơn là cả thị trường lao động. Kinh tế ngầm phát triển, có nghĩa là nền kinh tế chính thống đang thu hẹp, hệ thống pháp luật gần như bị vô hiệu hóa. Các cơ chế đảm bảo tài chính, đảm bảo đầu tư, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài sẽ chỉ là những chính sách trên giấy tờ: hữu đanh – vô thực. Có nghĩa sẽ chẳng còn một nhà đầu tư chân chính, dài hạn nào yên tâm rót tiền vào với mục đích làm ăn lâu dài. Như vậy, giấc mơ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài – nguồn lực cơ bản để

phát triển kinh tế, sẽ không thể thành hiện thực.

Và cuối cùng, nếu kinh tế ngầm phát triển đến một mức độ đủ mạnh, nhiều ông chủ doanh nghiệp lớn, thậm chí các tập đoàn đa quốc gia lại là thành viên của một nhóm lợi ích ngầm nào đó. Mục đích cơ bản của họ là sử dụng công cụ nhà nước để thực hiện những vụ lợi cá nhân hoặc nhóm cá nhân. Điều này rất dễ dẫn đến nhưng mâu thuẩn kinh tế không chỉ giữa các phe phái mà không khéo sẽ được nâng cấp thành mẫu thuẫn giữa các quốc gia. Điều mà bất kỳ một chính phủ bình thường nào cũng không hề mong muốn.

Một phần của tài liệu Vấn đề cơ bản về kinh tế ngầm.doc (Trang 68 - 69)

w