GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ CHẾ TÁC PHIM (PREPRODUCTION STAGE)

Một phần của tài liệu Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường (Trang 115 - 120)

STAGE)

1) Tập hợp đội ngũ (The Creative Team)

Trước khi đi hẳn vào chế tác, nhà sản xuất phải đứng ra kết hợp một đội ngũ chuyên viên với sự hội ý của Giám Đốc Thực Hiện (CD) và Quản Đốc phương án (CM Planner). Nhân vật then chốt nhất được tuyển chọn là nhà Đạo Diễn (Director) và thường thường, vì vai trị quá quan trọng với sự thành bại của

cuốn phim của nhân vật này, chính chủ quảng cáo hay hãng quảng cáo phải đứng ra tuyển lựa lấy.

Theo O' Guinn(2000), ở Mỹ, người ta phải trả lương một người Đạo Diễn giỏi từ USD 8000 đến USD 25000 mỗi ngày, và trong thực tế, nhiều đạo diễn phim

truyện nổi tiếng cũng từng làm phim quảng cáo như Ridley Scott (làm cho Apple), John Frankeinheimer (AT&T), Woody Allen (Campari), Spike Lee (Levi's, Nike, the Gap, Barney's) và Federico Fellini (Coop Italia). Chúng ta cịn thấy các đạo diễn tài danh Pháp như Jean-Jacques Annaud, Luc Besson kiếm sống bằng cách đĩ trong khi chờ đợi cĩ người bỏ vốn cho họ thực hiện một phim truyện.

Đạo diễn phải cĩ tầm cỡ ăn khách với phim sắp được thực hiện. Người ta thường xét trên tiêu chuẩn những tác phẩm của người ấy trong quá khứ, sau đĩ là các tiêu chuẩn khác như thương phẩm cần quảng cáo, ngân khoản, thời gian thực hiện phim. Sau việc tuyển đạo diễn đến lượt việc tuyển lựa người quay phim. Sự tuyển lựa này cũng dựa trên những tiêu chuẩn như thành tích nghề nghiệp và chất lượng cơng việc của anh ta. Kiến thức kỹ thuật hiện đại của người quay phim cũng là một tiêu chuẩn tuyển chọn. Nhân vật thứ ba là chuyên viên ánh sáng. Sự ăn ý giữa người quay phim và người trách nhiệm ánh sáng là điều khơng thể thiếu sĩt. Sau đĩ là một loạt chuyên viên kỹ thuật (kỹ thuật thu hình, kỹ thuật hoạt họa bằng vi tính (Computer Graphics), kỹ thuật điều chỉnh chuyển động của hình ảnh (Motion Control) và mỹ thuật (trang điểm, y phục, đầu tĩc, vĩc dáng) như đã nĩi ở trên.

2) Dựng kịch bản phim (Script)

Sau khi đã kết hợp đội ngũ, ta cĩ thể bắt tay vào việc xây dựng kịch bản phim (Script) , dựa trên băng truyện (Storyboards). Lúc này, ta cĩ thể thêm vào băng truyện những chi tiết liên quan đến kỹ thuật quay phim như hướng đặt máy thu hình (Camera Angle), phân đoạn (Sequence Cut), thời giờ, y trang, dụng cụ và hồn tất những chi tiết về âm thanh. Nếu băng truyện là " CM dự định " thì kịch bản CM là một " CM khả thi"vì nĩ cụ thể và chi tiết hơn. Kịch bản CM là cơ sở cho việc nghiên cứu sở để quay phim, diễn viên cần tuyển chọn, phơng cảnh cần phải thiết kế. Gần đây, các chủ quảng cáo càng ngày càng lưu ý cặn kẽ về tư liệu quay này.

3) Ấn định thời dụng biểu chế tác Creation of Production Timetable)

Mục đích của CM là phĩng ảnh hay phĩng thanh (On Air) cho nên thời dụng biểu được tính ngược lại kể từ ngày dự định phĩng ảnh và người Quản Lý Sản Xuất (PM hay Producer Manager) phải biết cách chia thời giờ một cách hợp lý cho mỗi giai đoạn thực hiện. Tuy nhiên trên thực tế, thời dụng biểu này thường bị điều chỉnh liên tục vì những sự cố bất ngờ nhưng lời hứa về ngày giờ phĩng ảnh phải được tơn trọng và đĩ thường là điều khĩ khăn của nhà sản xuất.

4) Tính tốn dự chi (Budget for Approximated Cost)

Kịch bản phim, thời dụng biểu và bản dự chi là ba tư liệu cơ sở của người làm phim quảng cáo. Dĩ nhiên trước đĩ giữa chủ quảng cáo và hãng quảng cáo đã nhất trí về một ngân khoản tạm thời rồi nhưng đến giai đoạn này, mọi sự bắt buộc phải chính xác hơn. Cùng một kịch bản phim nhưng chi phí cĩ thể thiên sai vạn biệt vì những lý do như tầm cở của diễn viên, ngoại cảnh quốc nội hay hải

ngoại, y trang thuê hay tự may lấy, thu hình bằng phim hay băng từ...

5) Tuyển chọn tài từ, diễn viên (Assessment of Actors)

Người diễn xuất cĩ thể là một tài tử đã nổi tiếng (nếu thế, thường thường đã được chủ quảng cáo và hãng quảng cáo đồng ý từ trước giai đoạn này), người mẫu (Model) hay một người bình thường. Trong hai trường hợp sau này, diễn viên phải qua một cuộc tuyển lựa (Audition). Sau đây là những điểm chú ý trong một cuộc thử tài diễn viên, thường do chính người phụ trách chế tác chịu trách nhiệm:

- Đã từng diễn xuất cho một hãng cạnh tranh nào chưa ? - Nếu đã diễn xuất thì đã thơi diễn từ lúc nào ?

-Ấn tượng giữa người thật và phim ảnh về người đĩ khác nhau thế nào ? - Cĩ thể thực hiện được địi hỏi về kỹ thuật diễn xuất đặt ra hay khơng? - Cĩ tai tiếng gì trong cuộc sống hay chưa?

- Cĩ tư cách pháp lý để làm việc hay khơng (hộ chiếu, thẻ cư trú, bằng lái xe...) Ngồi ra, trong khế ước với người diễn xuất, cần ghi ra rõ ràng những điểm sau đây để tránh mọi ngộ nhận:

- Sẽ thu hình bằng phương tiện nào (phim, băng từ...) -Thời gian phĩng ảnh trong bao nhiêu lâu?

- Khu vực phĩng ảnh, địa phương hay tồn quốc, quốc nội hay hải ngoại.

- Phạm vi sản phẩm cạnh tranh (loại sản phẩm theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng, ví dụ giới hạn trong vịng bột giặt đồ hay tất cả sản phẩm vệ sinh trong nhà). -Thời gian thù lao (một tam cá nguyệt (Kurs =13 tuần lễ) hay nguyên năm. - Đối tượng thù lao là cá nhân hay hãng chuyên nghiệp nơi diễn viên trực thuộc.

6) Ấn định địa điểm để thực hiện phim (Studio &Outdoor Settings)

Lúc trời xấu hay thời tiết lạnh lẽo, người ta thường sử dụng phim trường. Nếu là phim trường, phải biết diện tích, chiều cao, nĩi chung là quy mơ của nĩ, khả năng thu hình (đặt được nhiều máy hay khơng), sử dụng nước, lửa được khơng, giao thơng di chuyển cĩ tiện lợi khơng, khả năng thiết bị phơng cảnh đề co cĩ tốt khơng. Phim trường nhiều lúc khơng trống vì nhiều người cần một lúc cho nên việc giử chổ trước cùng là điều quan trọng phải nghĩ tới.

Cĩ được địa điểm (Setting hay Location) ưng ý rồi mới nghĩ ra truyện phim thì gọi là đi lùng bài bản (Scenario Hunting) cịn như cĩ truyện phim (Scenario) rồi mới đi kiếm địa điểm quay phim thì gọi là lùng địa điểm (Location Hunting). Trước khi đi tìm, phải chuẩn bị tư liệu, điều tra để cĩ đầy đủ thơng tin về nơi mình muốn tìm đến.. Ngồi những thơng tin cần thiết lúc sử dụng nội cảnh của phim trường. Những thơng tin đặc biệt liên hệ đến ngoại cảnh là khí hậu, cự ly xa hay gần, giấy phép thu hình...Khi thu hình ngồi trời thì những chi tiết như lúc mặt trời mọc hay lặn, giờ thủy triều lên xuống, nguồn điện cho các loại máy

mĩc vv...cũng phải được xem xét.

Người trách nhiệm sản xuất (Product Manager) cịn cĩ nhiệm vụ kiếm chỗ trú, phương tiện di chuyển, cơm nước và vệ sinh tại chỗ cho đồn. Cần cĩ một người phối hợp điều hành (Coordinator) tại chỗ để nắm vững những thơng tin cĩ tính cách chuyên mơn cũng như ngồi chuyên mơn hơn. Để tiết kiệm chi phí, khi thu hình ở ngoại quốc, phái đồn chỉ gồm những nhân vật chính yếu như đạo diễn, diễn viên, quay phim và trách nhiệm ánh sáng. Để thay thế những vai vắng mặt, người ta bắt chước dùng chuyên viên địa phương và việc tuyển lựa nhân sự cĩ khả năng hết sức phức tạp nên cần cĩ người phối hợp điều hành sở tại, nhất là phong tục tập quán mỗi nước một khác.

7) Thiết kế mỹ thuật (Art Design)

Hai thiết kế mỹ thuật chính là thiết kế màn tuồng và thiết kế y trang. Thiết kế màn tuồng hay phơng cảnh (Set Design) phải biết tính tốn hình thể, màu sắc của dụng cụ từ nhỏ đến lớn, tạo được khơng khí (Mood) cần thiết, phải cĩ kiến thức về thu hình để biết các gĩc cạnh đặt máy quay phim.Thiết kế này rất quan trọng, nhiều khi phải được chủ quảng cáo chuẩn y.

Thứ đến là thiết kế y trang do người phụ trách vĩc dáng (Stylist) chủ trì. Cơng việc này khĩ ở chổ quần áo phải ăn khớp với đầu tĩc, trang điểm của người diễn xuất cũng như khơng khí của truyện phim. Y trang nhiều khi phải đặt làm nếu phim quảng cáo cần bộc lộ một tính chất độc đáo nào đĩ. Dĩ nhiên là đạo diễn, người quay phim và diễn viên cũng phải đuợc gĩp ý. Quần áo, nữ trang...phải thử trước (Fitting) để tránh những lủng củng cĩ thể xẩy ra lúc thu hình. Cuối cùng, thiết kế mỹ thuật cịn liên quan đến thương phẩm phải trình bày, quần áo cho búp bê trong các thương điệp sử dụng búp bê, cũng như quần áo dành cho các nhân vật tạo ra bằng hoạt hoạ bằng vi tính (CG).

8) Tuyển chọn âm nhạc(Assessment of Music Suppliers)

Âm nhạc đuợc sử dụng cĩ hai loại: âm nhạc đã cĩ sẵn hoặc âm nhạc phải sáng tác. Nếu là âm nhạc đã cĩ sẵn thì việc xin phép rất cần thiết (vì vấn đề tác quyền) và phải được sửa soạn mau mắn. Cịn nếu là âm nhạc phải viết ra như nhạc chủ đề của quảng cáo (Commercial Song), nhạc biểu dương hình ảnh cũa hãng hay của thương phẩm (Image Song) hay nhạc độc đáo (Original Song), người làm quảng cáo phải tuyển chọn nhà soạn nhạc và ca hay nhạc sĩ trình tấu. Cĩ lúc cần cĩ phải mở cuộc tuyển lựa (Audition) nữa.

Phim quảng cáo thường ngắn ngủi nên để cĩ một hiệu quả mong đợi, người chọn nhạc phải rất nhạy cảm, biết bắt mạch người nghe.

9) Hợp ý nội bộ ( House Team Meeting)

Giữa các nhân vật (CD, PL) của hãng quảng cáo và (PD,PM, DR, CO, LM,D) phải cĩ một cuộc họp nội bộ các người trách nhiệm then chốt (Main Staff) . Họ phải trao đổi mọi ý kiến về phương hướng làm việc trong khâu diễn xuất và thu hình. Ít nhất bộ ba sản xuất (PD), thực hiện (CD) và quản đốc phương án (PL) phải thống nhất ý kiến sau buổi họp này.. Ngài ra, các tiểu tổ kỹ thuật và mỹ

thuật cũng phải họp riêng, ngay cả những việc làm sau khi hồn thành sản phẩm (hậu sản xuất = post production) cũng phải được đề cập tới vào lúc này. Sau khi các tiểu tổ đã họp riêng, truớc lúc quay phim, tồn thể nhân viên lại họp thêm lần nữa (All Staff Meeting) để nhất trí về tiến trình thu hình.Thường thường, phim quảng cáo đuợc làm trong những điều kiện bí mật nên nhân viên phải hứa chắc là khơng để lọt tin tức ra bên ngồi.

10) Hội ý với chủ quảng cáo (Advertiser Reviews and Approvals)

Cuộc họp với chủ quảng cáo (PPM) là thời điểm hai bên (người cậy làm và người thực hiện) xét lại tồn dự án xem mọi chuẩn bị dã vạn tồn để cĩ một bộ phim quảng cáo cĩ chất lượng cao với chi phí hợp lý chưa. Cuộc họp này cịn được gọi là PPM1 (Pre Production Meeting) với sự cĩ mặt của đại diện chủ quảng cáo hay người của hãng quảng cáo, đặc biệt đảm đương cơng việc của chủ quảng cáo (AE hay Account Executive) và các nhân vật cĩ trách nhiệm then chốt (Main Staff) trong việc thực hiện phim. Nội dung phải bàn đến sẽ xoay chung quanh mục đích quảng cáo, kế hoạch quảng cáo và cách thực hiện. Ngồi ra, sau khi đả sản xuất xong rồi, mọi người là họp mặt lần thứ hai hay PPM2 (Post Production Meeting) truớc khi tiến hành việc biên tập phim thực thụ bằng máy vi tính chuyên dụng (On-line Editing). Trong cuộc họp PPM2, với thủ pháp biên tập tạm thời (Off-line Editing) xem đi xem lại phim nhiều lần, các nhân vật liên hệ trao đổi ý kiến về việc cắt xén phim để khỏi mất thờì giờ lúc biên tập thực thụ.

11) Thiết định bảng phân cảnh (Shooting Script)

Bảng phân cảnh do Quản Đốc Sản Xuất (Production Manager) viết ra là tư liệu khơng cĩ khơng được vì nĩ cĩ mọi thơng tin giúp người đạo diễn an tâm thu hình, từ lúc tập hợp đến khi giải tán. Nĩ cĩ đủ tin tức về phân chia giờ giấc, phân đoạn, phân vai với lời chú thích tường tận.

12) Chuẩn bị dụng cụ (Preparation of Tools)

Dụng cụ phải sửa soạn trước tiên là thương phẩm phải quảng cáo nhưng thường thường nĩ khơng thể đem ra trình bày như thế mà phải trải qua tay những người chuyên mơn để được thay hình đổi dạng sao cho hấp dẫn hơn. Ngồi thương phẩm, cịn vơ số thứ dụng cụ nhỏ nhất phải được chuẩn bị nhưng nên nhớ là khơng được đem vào phim trường những thương phẩm của các hãng cạnh tranh (ví dụ một chai Pepsi Cola đem đến cho nhân viên thu hình uống cĩ khả năng vơ tình hiện ra giữa phim quảng cáo Coca Cola).

Chúng ta cũng đừng quên rằng việc hội ý với chủ quảng cáo tuy quan trọng nhưng ý kiến của khán giả lại cĩ sức thuyết phục những người này hơn cả. Do đĩ, một cuộc điều tra sơ khởi (Pre-Test) ý kiến của một nhĩm "khán giả mẫu"

về thảo án phim (Script Board) hay băng truyện Video bằng phương pháp ví như ASI Test (Audience Studies Investigation) rất quý báu. Để thực hiện điều tra, người ta tụ tập một số khán giả ở nơi nào đĩ và chiếu cho họ xem nhiều "bản nháp" băng truyện khác nhau rồi qua những số liệu thu thập được, xem độ hứng thú, độ quan tâm của họ đối với mọi băng truyện, độ thuyết phục của mỗi băng

truyện đối vớI họ như thế nào, ai là tài tử được hâm mộ, phương pháp diễn tả nào được ăn khách. Dĩ nhiên người làm băng truyện là các nghệ sĩ sáng tạo vốn khơng thích người ta chấm điểm mình bằng con số nhưng trong nghề, điều tra sơ khởi này thơng dụng vì hết sức cĩ ích.

CHƯƠNG MƯỜI MỘT

KỸ THUẬT THỰC HIỆN

PHIM QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH

(PRODUCTION STAGE)

Một phần của tài liệu Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)