Câu hỏi tu từ có giá trị khẳng định là nhóm những câu hỏi được mô tả mang những đặc điểm chung như sau:
-Có hình thức nghi vấn,
- Luôn ngầm ẩn một nội dung phán đoán khẳng định,
-Nhưng về mặt hình thức thì trong câu lại có sự hiện diện của nhóm từ phủ định. Theo quan sát của chúng tôi, dựa trên những tư liệu khảo sát được thì câu hỏi tu từ loại này có số lượng ít hơn so với câu hỏi tu từ có giá trị phủ định. Điều này cũng được khẳng định thêm bằng số liệu mà Cao Xuân Hạo đã chỉ ra khi thống kê các loại câu nghi vấn trong phạm vi một tác phẩm [28, 404]. Tuy nhiên, đề cập đến đối tượng được xếp trong nhóm những câu nghi vấn có giá trị khẳng định, Cao
46
Xuân Hạo trong Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng đã xếp những câu hỏi sau đây vào chung nhóm với những câu hỏi có giá trị khẳng định:
1. Anh bảo như thế có khổ không?
2. Cứ chịu khó học cho hết đại học có phải hơn không? 3. Nghe bố mà lấy nó có phải là sướng cả một đời không? 4. Giá cứ để nguyên có phải là ổn cả không?
5. Cứ thế mãi có sốt ruột không cơ chứ!
Tác giả đã nhận xét, đây là “…loại câu hỏi về hình thức hoàn toàn giống nhƣ các câu hỏi tổng quát (“có – không”) những ngữ điệu không cao bằng các câu hỏi này, phần mệnh đề chỉ gồm có một vị ngữ chỉ trạng thái, không có chủ đề, những có thể có khung đề và cũng có thể có yếu tố tình thái câu, có giá trị ngôn trung khẳng
định rõ ràng” [28, 402]. Những nhận xét này chúng tôi hoàn toàn nhất trí. Tuy
nhiên, nếu quan sát kỹ những câu hỏi trên chúng tôi thấy rằng ẩn đằng sau phát ngôn, cái giá trị ngôn trung thực sự của chúng là thể hiện sự tiếc nuối, than vãn
mong nhận đƣợc sự đồng cảm chia sẽ từ ngƣời đối thoại. Theo chúng tôi, có lẽ, xếp
những câu hỏi loại này vào nhóm những câu nghi vấn có giá trị cảm thán thì phù hợp hơn, bởi chúng nghiêng về giá trị bộc lộ cảm xúc nhiều hơn là giá trị khẳng định, xác nhận.
Như vậy, những câu hỏi tu từ có giá trị khẳng định mà chúng tôi tiến hành khảo sát ở đây thường tập trung vào một số kiểu cấu trúc hỏi cơ bản sau:
2.1.1.1. Câu hỏi tu từ sử dụng các tác tử nghi vấn
2.1.1.1.1. Câu hỏi tu từ sử dụng đại từ nghi vấn
Quan sát trên các ngữ liệu thu được, chúng tôi thấy, phần lớn cấu trúc hỏi của những câu hỏi tu từ có giá trị khẳng định được tạo nên bởi sự kết hợp giữa các đại từ nghi vấn phiếm định như: ai, gì, đâu, sao, nào, ở đâu, làm sao… với phần thuyết chứa từ phủ định (không/chẳng). Chúng ta cùng quan sát:
Ví dụ: (Dẫn một số ví dụ của Cao Xuân Hạo [28, 403])
1. Con nào chả là con?