Các phương tiện ngôn ngữ tham gia vào việc thể hiện những đánh giá tình thái trong câu hỏi tu từ

Một phần của tài liệu Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi tu từ Tiếng Việt (Trang 138 - 144)

g/ Ý kiến được người nói suy ra từ một hành động, lời nói của người khác theo kiểu: Nếu anh nói/làm (X) thì có thể cho rằng anh đã nghĩ (Y), hoặc trong

3.4.2. Các phương tiện ngôn ngữ tham gia vào việc thể hiện những đánh giá tình thái trong câu hỏi tu từ

thái trong câu hỏi tu từ

Quan sát những câu hỏi tu từ trong thực tế giao tiếp cũng như trong những tư liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy có những xu hướng chung trong việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và tổ chức chất liệu ngôn ngữ của chúng. Các nhân tố này được tạo thành với hai vai trò cơ bản. Một mặt, chúng góp phần vào việc xác lập và phân biệt các câu hỏi tu từ như là một kiểu câu có chức năng giao tiếp riêng; mặt khác, chúng tham gia vào việc đánh giá tình thái ngầm ẩn cũng như thể hiện đặc trưng tình thái đánh giá phản thực hữu trong các câu hỏi tu từ.

Thực tế các nguồn ngữ liệu được khảo sát đều cho thấy, ngôn ngữ cung cấp cho người nói những phương tiện khác nhau để thể hiện sự đánh giá tình thái trong các câu hỏi tu từ. Trong khảo chứng của chúng tôi có thể kể đến những yếu tố sau:

3.4.2.1. Ngữ điệu

“Ngữ điệu là một sự biến động cao độ của giọng nói diễn ra trong một chuỗi

âm thanh lớn hơn âm tiết hay một từ” [25]. Trong một hệ thống ngôn ngữ, ngữ điệu

có thể đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau, đặc biệt là trong các ngôn ngữ biến hình, không có thanh điệu. Một trong những chức năng quan trọng của ngữ điệu là góp phần vào việc phân biệt câu theo mục đích phát ngôn. “Chức năng quan trọng nhất của ngữ điệu là chức năng cú pháp, nhờ đó mà ta phân biệt câu trần thuật, câu cảm thán, câu nghi vấn… Ngữ điệu còn có thể có chức năng khu biệt câu có cùng

134

một kết cấu ngữ pháp có thể có ý nghĩa khác nhau tùy theo đƣờng nét âm điệu của

nó. Nó có chức năng biểu cảm rõ rệt…” [25]. Chính điều này mà ngữ điệu còn

được xem như là một phương tiện biểu đạt tình thái.

Tuy ít dùng ngữ điệu làm phương thức diễn đạt khi phát ngôn hoặc làm phương thức ngữ pháp, nhưng trong các câu hỏi nói chung và câu hỏi tu từ nói riêng, ngữ điệu tiếng Việt khi kết hợp với các phương tiện từ vựng – ngữ pháp khác vẫn có thể làm thành công cụ biểu đạt tình thái hiệu quả trong những tình huống giao tiếp cụ thể. Chẳng hạn như, trong các câu hỏi có những tác tử nghi vấn như: ai,

gì, nào, sao, mấy, bao nhiêu… Nếu trong các câu hỏi chính danh thì các tác tử nghi

vấn này sẽ đóng vai trò là tiêu điểm thông báo nên thường được người nói nhấn mạnh và phát âm ở cao độ cao. Trong khi đó, ở các câu hỏi tu từ thì chúng lại có xu hướng phát âm ở cao độ thấp nhưng trường độ kéo dài hơn so với ngữ điệu thông thường, đặc biệt là khi trong câu kết hợp thêm các tác tử tình thái như: mà, mà lại,

há, há lại… Vì ngữ điệu là một thuộc tính âm thanh nên chúng tôi rất khó đưa ra

những miêu tả cụ thể về điều này. Hãy hình dung lại ví dụ đầu tiên mà chúng tôi đưa ra ở chương này, là các câu (1a) và (1b).

(1a)- Bài số 5, ai làm đƣợc?

(1b)- Bài số 5 thì ai mà làm đƣợc?

Ở câu (1a), một câu hỏi chính danh, thì cái người nói muốn người nghe lĩnh hội, chú ý và giải đáp chính là cái tác tử nghi vấn này nên nó thường được phát âm nhấn mạnh tạo ra tiêu điểm thông báo của câu. Còn ở câu (1b), một câu hỏi tu từ, đại từ nghi vấn trong câu này không đóng vai trò là tiêu điểm thông báo, không phải là cái mà người nói muốn người nghe quan tâm, giải đáp (vì câu hỏi tu từ không đòi hỏi trả lời), mà khi đó nó chỉ góp phần vào việc biểu lộ sự đánh giá tình thái của người nói, tạo ra ý nghĩa phản bác, không tin tưởng vào quan điểm của người đối thoại (được đưa vào mệnh đề câu hỏi); vì thế nó được phát âm thấp nhưng kéo dài để góp phần tăng cường cái ý nghĩa đánh giá tình thái này ở mặt âm thanh.

Tương tự như thế, ở các yếu tố phủ định: không, chả, chẳng hay ở các khuôn hỏi cố định như: có … đâu?, có phải … đâu?, nào … có … đâu?... các yếu tố này thường được phát âm lướt, không mang trọng âm trong câu; riêng yếu rố “đâu”

135

đứng cuối các khuôn hỏi có xu hướng phát âm với trường độ kéo dài hơn so với thông thường.

Tuy nhiên, có thể nói, những nhận xét của chúng tôi hoàn toàn dựa trên những quan sát và cảm nhận thông thường của một người bản ngữ, vì vậy, chúng sẽ ít nhiều mạng tính chủ quan, thiếu độ chính xác khoa học. Để miêu tả đầy đủ, chi tiết, cái mà có thể giúp chúng ta có một cứ liệu chính xác về vai trò của ngữ điệu trong các câu hỏi tu từ, đòi hỏi cần có những công trình nghiên cứu thực nghiệm công phu, điều mà khuôn khổ của luận án không cho phép thực hiện. Ở đây, chúng tôi chỉ đưa ra nhận xét rằng, xét về một khía cạnh nhất định nào đó, yếu tố ngữ điệu cũng góp phần trong việc biểu hiện các đặc trưng đánh giá tình thái ngầm ẩn của các câu hỏi tu từ tiếng Việt. Song, thực tế cũng chi ra rằng, trong tiếng Việt, do những đặc thù về loại hình ngôn ngữ và những đặc trưng ngữ âm học mà vai trò của ngữ điệu thường mờ nhạt và đôi khi chỉ là nhân tố bổ sung thêm, đặc biệt là khi trong câu đã có sự góp mặt của các nhân tố tình thái khác (như các phương tiện từ vựng: há, phỏng…; các tác tử tình thái hóa kiểu: tội gì, đời nào, làm gì, mấy nỗi…; hay các khuôn hỏi chuyên dùng, ổn định…).

3.4.2.2. Các phƣơng tiện từ vựng – ngữ pháp 3.4.2.2.1. Các khuôn hỏi chuyên dụng

Nói về các phương tiện từ vựng ngữ pháp đã góp phần trong việc biểu hiện các đặc trưng đánh giá tình thái trong câu hỏi tu từ thì trước tiên phải kể đến các khuôn hỏi chuyên dụng, có tính ổn định cao, kiểu như:

có (phải) … đâu?

Nào (có) phải … (đâu)?

Không/Chẳng (phải) … đó sao? / là gì? / đó ƣ? …chẳng đã … đó sao? / là gì? / đó ƣ?

Chúng dường như đã trở thành những dấu hiệu hình thức, là những mác đánh dấu đối với những câu hỏi tu từ. Bản thân những khuôn hỏi này đã mang ý nghĩa khẳng định và phủ định ngầm ẩn. Cao Xuân Hạo đã từng nhận xét rằng: "công thức "có … đâu" hay "đâu có" đƣợc quy chế hóa thành một tác tử nghi vấn phủ định có

136

hiện sự đánh giá tình thái ngầm ẩn, phủ nhận cái nội dung mệnh đề (là ý kiến của người khác, đối lập với quan điểm của người nói) của câu hỏi và thể hiện sự chấp nhận bảo vệ cái quan điểm ngược lại. Cũng chính vì vậy mà, đối với những khuôn hỏi này thường không cần đến sự góp mặt của các phương tiện đánh giá tình thái khác (như: phỏng, há, thì, mà…) trong việc góp phần vào thể hiện ý nghĩa ngầm ẩn khẳng định và phủ định của các câu hỏi tu từ.

Ví dụ:

(51)- San đã chả làm nội trợ mãi rồi đấy ư?

(Nam Cao - Sống mòn) Ví dụ:

(52)- Các báo ba kỳ độ ấy chẳng khen ngậu sị lên là Nghị Hách có óc bình dân có

tƣ tƣởng xã hội đó sao?

(Vũ Trọng Phụng – Giông Tố) Ví dụ:

(53)- ... nào có phải nó hắt hủi, chẳng săn sóc mình đâu?

(Vũ Trọng Phụng - Không một tiếng vang) Ví dụ:

(54)- Nhƣng anh đuổi theo tôi đâu?

(Nguyễn Minh Châu - Bức tranh)

Sự góp mặt của những khuôn hỏi chuyên dụng, ổn định này cho chúng ta một bằng chứng về mức độ phổ biến của những kiểu câu hỏi tu từ này trong tiếng Việt. Theo chúng tôi, chính lối nói và phương thức sử dụng những câu hỏi tu từ này được lặp lại với tần xuất sử dụng cao trong một điều kiện ngữ cảnh ổn định đã tác động đến quá trình hình thành và ổn định hóa các cấu trúc hỏi này. Cụ thể hơn, sự hình thành những khuôn hỏi chuyên dụng này là kết quả của một quá trình tác động thường xuyên, ổn định, lặp đi lặp lại của các nhân tố ngữ dụng (như điều kiện ngữ cảnh, mục đích ngữ dụng, đặc trưng tình thái…). Có thể thấy những khuôn hỏi này là những ví dụ điển hình về mối liên hệ giữa hình thức cấu trúc và nội dung ngữ nghĩa – ngữ dụng. Những đặc điểm này chế ngự nhau, bổ sung cho nhau, tác động lẫn nhau, cái này làm hình thành cái kia, cũng như cái kia giúp nhận biết cái này.

137

3.4.2.2.2. Các từ tình thái

Trong phần đề cập đến những đặc trưng hình thức cơ bản của các câu hỏi tu từ ở chương 1, chúng tôi đã nói đến sự xuất hiện với tần số cao của một số tác tử tình thái như: mà/mà lại, thì, phỏng, há… , trong cấu trúc của các câu hỏi tu từ. Những tác tử này cũng đã được người nói sử dụng như là một trong những công cụ hữu hiệu tham gia vào việc thể hiện đặc trưng đánh giá tình thái phản thực hữu trong các câu hỏi tu từ. Chúng ta cùng xem xét vai trò cụ thể của một số tác tử.

* phỏng:

Như chúng tôi đã nhận xét ở phần trước, yếu tố “phỏng” thường xuất hiện trong cấu trúc của những câu hỏi tu từ có giá trị phủ định. Sở dĩ như vậy là bởi cái ý nghĩa ngữ pháp của chúng là biểu hiện hàm ý phủ định. Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, cũng đã chỉ ra rằng từ “phỏng” có ý nghĩa: “biểu thị ý lấy làm ngờ, nêu ra nhƣ để hỏi, nhƣng với hàm ý phủ định... kiểu nhƣ “thử hỏi, liệu”; và nghĩa

này thƣờng xuất hiện trong câu có hình thức nghi vấn" [49]. Như vậy là, bản thân

cái tác tử tình thái “phỏng” này cũng biểu hiện cùng một lúc hai ý nghĩa nghi vấn và phủ định giống như các câu hỏi tu từ. Và đó chính là lý do cho sự xuất hiện của chúng trong những câu hỏi tu từ có giá trị phủ định nhằm nhấn mạnh thêm cái sắc thái phủ định ngầm ẩn cũng như cái ý nghĩa chất vấn trong câu.

Ví dụ:

(55)- Làm tình làm tội lão thì phỏng đƣợc ích gì?

(Đoàn Lê – Nghĩa địa xóm chùa) Ví dụ:

(56)- ... thử hỏi mấy ngƣời nhƣ nó phỏng nên trò trống gì?

(Chu Lai - Gió nơi ấy màu xanh)

Thật vậy, nếu ta lược bỏ yếu tố “phỏng” trong nhưng câu câu hỏi tu từ trên thì ý nghĩa của câu hỏi tuy vẫn được giữ nguyên nhưng rõ ràng cái mức độ nhấn mạnh về sắc thái nghi vấn – phủ định đã bị giảm bớt. Có thể nói “phỏng” như là một nhân tố hỗ trợ, bổ sung nhằm nhấn mạnh cái tình thái hỏi, chất vấn cũng như phủ định trong các câu hỏi tu từ.

138

* há:

Ngược lại với “phỏng”, “há” lại luôn xuất hiện trong những câu hỏi tu từ có giá trị khẳng định, tức là những câu mà trong cấu trúc của chúng có sự xuất hiện của tác tử phủ định “không” hay “chẳng”; và yếu tố “há” này luôn đứng trước các tác tử phủ định tạo thành một kết hợp ổn định “há chẳng” hay “há không”. Điều này hẳn phải có lý do của nó. Hãy thử tìm hiểu ý nghĩa của từ “há”, một từ được xác định là từ cũ, thường chỉ được dùng trong văn chương. Từ “há” được định nghĩa như sau: “…biểu thị ý nhƣ muốn hỏi nhƣng thực ra là để khẳng định rằng không có

lẽ nào lại nhƣ thế” [49]. Mọi việc đã trở nên sáng rõ, chính vì sự trùng hợp về chức

năng biểu nghĩa như vậy nên từ “há” thường tham gia vào cấu trúc của các câu hỏi tu từ có giá trị khẳng định. Với chức năng “biểu thị ý như muốn hỏi”, việc xuất hiện của từ “há” trong những câu hỏi tu từ này càng nhấn mạnh thêm ý sắc thái chất vấn của câu. Bên cạnh đó, khi “há” kết hợp với “không”, “chẳng” sẽ hình thành nên cách nói kiểu như: “không có lẽ nào không…” hay “không có lẽ nào chẳng…”. Và tất nhiên, sự kết hợp của hai sắc thái phủ định này sẽ tạo nên giá trị khẳng định. Đó chính là cách mà từ “há” tham gia vào việc đánh giá tình thái ngầm ẩn trong các câu hỏi tu từ. Cũng giống như “phỏng”, “há” được xem là một nhân tố bổ trợ nhằm nhấn mạnh thêm cái sắc thái chất vấn, cũng như cái ý nghĩa khẳng định ngầm ẩn của câu. Chúng ta có thể quan sát thấy điều đó trong những câu sau:

Ví dụ:

(57)- Tôi chẳng đau lòng hay sao?

(Phan Huấn Chƣơng – Hòn máu bỏ rơi) Ví dụ:

(58)- Huống nay trên dải đất văn hiến rộng lớn nhƣ thế này, trong đó lại không

có lấy một ngƣời tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?

(Ngô Thì Nhậm-Chiếu cầu hiền)

* thì:

“Thì” là một yếu tố có vị trí và vai trò khá đặc biệt trong việc tham gia vào cấu trúc hình thức cũng như biểu đạt nội dung của các câu hỏi tu từ. Thậm chí, ngay

139

cả khi nằm ngoài cái cấu trúc nội tại của câu hỏi nhưng “thì” vẫn góp một phần không nhỏ vào việc thể hiện những đánh giá tình thái mà người nói là chủ thể. Đứng về mặt hình thức, chúng tôi thấy có thể khái quát hóa vị trí của “thì” trong các câu hỏi tu từ như sau:

Một phần của tài liệu Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi tu từ Tiếng Việt (Trang 138 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)