A + thì + (CHTT hay điều mà người nói muốn gạt bỏ)
145Quan sát các ví dụ khác:
Quan sát các ví dụ khác:
Ví dụ:
(76a)- Tôi chỉ sợ vì sự bất hạnh của tôi mà anh đem lòng rẻ rúng tôi […]
(76b)- Có phải lỗi của Mịch đâu mà anh lại rẻ rúng Mịch đƣợc?
(Vũ Trọng Phụng - Giông tố) Ví dụ:
(77)- Còn nhà chị là cái thá gì mà cứ chõ mồm vào?
(Nguyễn Khắc Trƣờng - Mảnh đất lắm ngƣời nhiều ma) Ví dụ:
(78a)- Nào, bỏ dép ra tôi với ông đánh nhau!
(78b)- Ai còn lạ gì thủ trƣởng nữa mà thủ trƣởng rủ?
(Chu Lai - Nắng đồng bằng) Ví dụ:
(79)- Làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ?
(Nam Cao - Lão Hạc) Ví dụ:
(80)- Có ai mua đâu mà ông cứ vặt lông chúng mãi thế?
(Nguyễn Thị Thu Huệ - Mùa đông ấm áp)
Những ví dụ ở trên cho chúng ta thấy, yếu tố (X) trong cấu trúc mở rộng của những câu hỏi tu từ này khá đa dạng. Chúng thường là yếu tố lặp lại của: lời nói, quan điểm, ý kiến của người khác (76b); hành động của người đối thoại (77, 80); hành vi ngôn ngữ tại lời trong phát ngôn của người đối thoại (78b); thậm chí nó có thể là cái khả năng mà người nói suy ra từ hành động lời nói của người khác (79)… Tuy nhiên, dù thành phần thông tin mà chúng thể hiện có thể là gì đi nữa nhưng trong cấu trúc của các câu hỏi tu từ chúng đều đảm nhiệm chung một chức năng là đối tượng, mục tiêu mà người nói sử dụng và hướng đến để thực hiện hành động phản bác.
146
3.4.2.2.3. Các tổ hợp cố định, tình thái hóa
Bên cạnh những yếu tố tình thái kể trên, phải kể đến một nhóm những phương tiện ngôn ngữ khác, xuất hiện đặc biệt phổ biến trong khẩu ngữ và văn học, cùng tham gia vào việc thể hiện sự đánh giá tình thái của người nói trong các câu hỏi tu từ. Đó là những tổ hợp, những ngữ đoạn đã ít nhiều được quy chế hóa (cố định, thành ngữ hóa), kiểu như: ăn thua gì, ích gì, có là bao, ra gì, sợ gì, lo gì, đời nào, đời thủa nào, làm sao đƣợc, thế nào đƣợc, tội gì, tội vạ gì, làm gì, làm gì có, việc gì, hề gì, ai đời, mấy nỗi, mấy nả, mấy khi…
Những ngữ đoạn này chính là những biến thể đã được tình thái hóa của các tác tử nghi vấn. Chúng không còn là những tác tử nghi vấn thông thường nữa mà chúng đã được tình thái hóa để phục vụ cho mục đích biểu thị những ý nghĩa tình thái nào đó. Bản thân các ngữ đoạn chứa yếu tố hỏi tình thái hóa này đã luôn ngầm ẩn một ý nghĩa phủ định. Vì thế chúng thường xuất hiện ở những câu hỏi tu từ có giá trị phủ định. Chúng cũng có thể xuất hiện trong một số câu hỏi tu từ có giá trị khẳng định, nhưng khi đó, trong câu luôn kèm theo sự góp mặt của một tác tử phủ định. Sự kết hợp này sẽ tạo nên một phương thức phủ định kép để ngầm ẩn ý nghĩa khẳng định của câu. Chúng ta có thể thấy điều này qua những ví dụ sau:
Ví dụ:
(81)- Anh bảo tội gì mà không tiêu cho sƣớng?
(Thạch Lam – Cái chân què)
(82)- Đời nào nó lại chịu lấy thằng ấy?
(83)- ... mà tội gì phải đau xót vì không có tổ quốc nhỉ?
(Vũ Trọng Phụng - Kỹ nghệ lấy Tây)
(84)- Bố mày là chủ tịch thành phố đấy, làm gì đƣợc tao?
(Những ngƣời trong gia đình ông Luân)
Chính vì cái đặc trưng nêu trên mà sự xuất hiện của chúng làm cho “câu
nghi vấn khó lòng có thể hiểu nhƣ là những câu hỏi chính danh” [28]. Và có thể
xem đây như là một đặc điểm hình thức phân biệt các câu hỏi tu từ với câu hỏi chính danh, hay chúng là một dấu hiệu hình thức đánh dấu những câu hỏi tu từ tiếng Việt.
147
3.4.2.3. Sự tổ chức hợp lý và có chủ đích của các thông tin logic - sự kiện
Bên cạnh sự trợ giúp của các công cụ ngôn ngữ thì ý nghĩa ngầm ẩn trong các câu hỏi tu từ còn được hình thành nhờ sự tổ chức hợp lý và có chủ đích các thông tin logic – sự kiện trong câu. Điều này dễ hiểu, bởi lẽ, cái logic có tính thuyết phục cao nhất là logic tất yếu của các sự kiện và dựa trên cái nguyên lý nhân – quả. Và, việc tổ chức các thông tin logic sự kiện, mối quan hệ giữa chúng, đương nhiên, đã bao hàm một góc nhìn, một cách đánh giá của chủ thể. Cách đánh giá này, bằng cách này hay cách khác, phải gắn với căn cứ, cơ sở của sự đánh giá, gắn với cái nền tri thức về bức tranh thế giới của các chủ thể tham gia vào hoàn cảnh đánh giá đó.
Thông thường, để đạt được hiệu quả giao tiếp cao, người nói thường sử dụng tổ hợp, đồng thời các phương tiện đã nêu ở trên. Trong đó, các phương tiện từ vựng – ngữ pháp, ngữ điệu chủ yếu tác động thông qua nội dung đánh giá, tình thái biểu cảm của chúng, còn các thông tin logic sự kiện được tổ chức thích hợp sẽ tác động trực tiếp chủ yếu đến bình diện trí tuệ, lý tính, đến sự suy luận, lập luận của người đối thoại, tạo ra ở người đối thoại cái ấn tượng về tính không thiên vị, tính logic khách quan của quan điểm. Chính vì vậy mà trong các câu hỏi tu từ thường thấy lối tổ chức nội dung đưa vào trong câu những thông tin có giá trị định hướng lập luận cao, đặt trong thế đối lập mâu thuẫn, có tác dụng giải thích cái cơ sở cho sự đánh giá.
Ví dụ:
(85a)- Ai mà thích anh ta đƣợc?
(85b)- Ngƣời vừa bất tài vừa khoác lác nhƣ anh ta thì ai mà thích đƣợc?
Tất nhiên, tùy vào dung lượng tri thức nền chung của các bên tham gia giao tiếp mà cái thông tin đó có thể mở rộng hay thu hẹp.
Ví dụ:
(86a)- Tôi há lại sợ cái thằng ấy à?
(86b)- Tôi, một thằng đã từng lăn lộn suốt ngần ấy năm ở chiến trƣờng, từng chống chọi với không ít tay anh chị đầu bò đầu bƣớu suốt mấy năm qua, há lại sợ cái thằng trói gà không chặt ấy hay sao?
Chúng cùng quan sát thêm những ví dụ về cách thức tổ chức các thông tin logic - sự kiện trong các câu hỏi tu từ:
148
Ví dụ:
(87)- “Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để rồi gắng lại ít lâu, xem có đám
nào khác mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu: chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã
chết hết con gái đâu mà sợ?...
(Nam Cao – Lão Hạc) Ví dụ:
(88)- Nhƣ vậy là chỉ còn lại cái mà các luật sƣ gọi là tính cách không thích hợp.
Nhưng thử hỏi, không thích hợp gì mà suốt hai mươi năm trời giữa chúng tôi lại không một lần cãi cọ nhau?
(Sôlôkhốp – Đất vỡ hoang)
Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng, khi dung lượng các thành phần thông tin logic-sự kiện tương đối lớn, vượt ra ngoài khuôn khổ cho phép của cấu trúc câu thì các câu hỏi tu từ thường tập hợp xung quanh nó một hoặc một chuỗi câu có vai trò giải thích cái cơ sở mà dựa trên đó sự đánh giá của người nói hình thành:
Ví dụ:
(89)- “Các bạn tính, thế này thì tôi không buồn làm sao được? Tôi ở Hà Nội về
quê. Tôi nhớ vợ nhớ con. Tôi đang ao ƣớc trông thấy vợ thấy con tôi cho thỏa cái lòng một chút, tôi tƣởng tƣợng con tôi mững rỡ reo lên, vợ tôi tƣơi cƣời ra ngõ đón. Vợ tôi ra đón thật, nhƣng […] mặt y nhăn nhƣ cái mặt hổ phù, cái mũi phành ra, chứa đầy khí giận…”
(Tô Hoài – Chuyện cũ Hà Nội) Ví dụ:
(90)- “... Cụ cứ tƣởng thế đấy chứ nó chả hiểu đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán
hay giết thịt? Ta giết nó nhƣng chính là để hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác”
(Nam Cao – Lão Hạc)
Có thể nói, sự hình thành các mệnh đề ngầm ẩn cũng như sự thể hiện những đánh giá tình thái phản thực hữu trong các câu hỏi tu từ đã nhận được sự trợ giúp đắc lực của ngôn ngữ. Hay nói cách khác, ngôn ngữ đã cung cấp cho người nói những phương tiện cần thiết, được đảm bảo bằng chính các quy luật tổ chức cú pháp - ngữ nghĩa - ngữ dụng để người nói có thể đạt được hiệu quả và mục đích giao tiếp,
149
cũng như góp phần vào việc xác lập và phân biệt các câu hỏi tu từ như là một kiểu câu có chức năng giao tiếp riêng. Ngược lại, theo chúng tôi, chính sự lặp đi lặp lại các điều kiện ngữ dụng điển hình cũng là một nhân tố tác động làm hình thành nên những cấu trúc ngữ pháp - ngữ nghĩa mang tính ổn định cao của các câu hỏi tu từ.
3.5. Tiểu kết
Từ những phân tích liên quan đến những đặc điểm đặc trưng cũng như cơ chế hình thành các nội dung phán đoán ngầm ẩn khẳng định và phủ định ở trên, chúng tôi xin nêu một số nhận xét vắn tắt như sau:
- Câu hỏi tu từ chỉ xuất hiện khi tồn tại một mâu thuẫn nào đó về mặt quan điểm, về cách thức hay thái độ đánh giá trước một đối tượng, sự việc. Mâu thuẫn này không chỉ đóng vai trò là ngữ cảnh giao tiếp của câu mà nó còn chính là đối tượng được hướng đến để luận bàn, là cái nhân tố được người nói sử dụng nhằm kích hoạt tư duy, nhận thức của người đối thoại để đi đến cái đích cuối cùng là giải quyết chính cái mâu thuẫn đó. Có thể nói “mâu thuẫn” là điểm xuất phát và cũng là điểm kết thúc của các câu hỏi tu từ.
- Cơ sở nội dung mệnh đề của các câu hỏi tu từ là cái mảng sự tình được phản ánh theo góc nhìn của một quan điểm khác, một ý kiến khác, đối lập với cách nhìn của người hỏi tại thời điểm phát ngôn.
- Ý kiến đối lập đó có thể được nói ra một cách hiển ngôn hoặc ngầm ẩn. Nó có thể là: ý kiến của người đối thoại, của bản thân người nói được hình thành ở một thời điểm trước đó, hoặc của người thứ ba, hay thậm chí chỉ là cái ý kiến tiềm tàng trong một thế giới khả năng nào đó được chính người nói tiên liệu trước… Nó, hoặc là được nói ra một cách trực tiếp hoặc là cái mà người ta có thể nói hoặc nghĩ như thế xuất phát từ một ý kiến, việc làm hoặc từ một tình hình thực tiễn nào đó đã diễn ra. - Người hỏi đặt ý kiến khác đó làm đối tượng của sự đánh giá tình thái mà chính người hỏi là chủ thể đánh giá. Người hỏi coi ý kiến khác đó là phản thực, không phù hợp với tình hình thực tiễn, là mâu thuẫn không có cơ sở chân thực. Từ đó, ngầm ẩn một nội dung khẳng định (phủ định) đối lập, tương phản với nội dung mệnh đề trong câu hỏi. Đó là điều người nói biết hoặc tin là đúng, là chân thực, không mâu thuẫn với tình hình thực tiễn.
150
- Tình thái đánh giá ngầm ẩn trong các câu hỏi tu từ đạt được hiệu quả giao tiếp cao là nhờ sự trợ giúp đắc lực của các phương tiện ngôn ngữ như: ngữ điệu, các khuôn hỏi chuyên dụng, các từ tình thái… Bên cạnh đó, phải kể đến chiến thuật tổ chức các thông tin logic sự kiện trong câu của chính người nói. Nếu các phương tiện từ vựng – ngữ pháp tác động đến nội dung đánh giá hay tình thái biểu cảm của phát ngôn, thì các thông tin logic sự kiện sẽ tác động đến bình diện trí tuệ, lý tính, đến sự suy luận của người đối thoại. Trong giao tiếp, để đạt được mục đích và để tăng hiệu quả, người nói cần phải biết sử dụng kết hợp các phương tiện nêu trên vào trong câu hỏi tu từ.
151
CHƢƠNG 4: CÂU HỎI TU TỪ TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP