Nghĩa hỏi (giá trị hỏi) trong câu hỏi tu từ

Một phần của tài liệu Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi tu từ Tiếng Việt (Trang 67 - 69)

g/ Ngoài ra, đôi khi chúng ta còn bắt gặp sự xuất hiện đồng thời của nhiều yếu tố hỏi trong cùng một câu hỏi tu từ Và các yếu tố hỏi này thường mang đặc tính

2.2. nghĩa hỏi (giá trị hỏi) trong câu hỏi tu từ

Như chúng tôi đã trình bày ở những phần trước, nói chung các nhà Việt ngữ học từ trước đến này vẫn coi câu hỏi tu từ như là một trường hợp đặc biệt, được tách ra khỏi cái hỏi thông thường của hành động hỏi trong lý thuyết hành động ngôn từ. Chúng chỉ đơn thuần là những câu có hình thức hỏi mà "công dụng của chúng … (thì) không bao giờ là "hỏi"" [28]. Rất nhiều tác giả đã miêu tả thậm chí gọi tên chúng như: "… câu có hình thức nghi vấn mà chính là câu phủ định rất mạnh" [38];

hay "câu nghi vấn - khẳng định, câu nghi vấn - phủ định, là những câu có phƣơng

thức biểu thị của câu nghi vấn nhƣng nhằm mục đích là khẳng định hoặc phủ

định…" [62]; hay "… có những hình thức nghi vấn chỉ để phủ định", "… tính chất

nghi vấn chỉ còn là hình thức thuần túy, may mà chỉ góp một sắc thái tu từ nào đó

cho câu nói" [28]… Và có nhiều tác giả còn xếp các câu này vào nhóm những câu

"phủ định không có từ phủ định" [66], hay "câu phủ định có tiếng phiếm chỉ đại

63

Các nghiên cứu về vấn đề hữu quan trong tiếng Anh cũng tương tự như vậy… Sadock (1971, 1974); Progovac (1993); Han và Siegel (1996), Han (2002)… đều cho rằng câu hỏi tu từ xét về mặt cú pháp là những câu nghi vấn nhưng về mặt ngữ nghĩa lại tương đương với một phát ngôn phủ định. Tuy nhiên, những tác giả này lại không công nhận cái giá trị hỏi tồn tại trong câu hỏi tu từ. Theo họ, "những đại từ nghi vấn trong các câu hỏi tu từ sẽ đƣợc ứng xử nhƣ là những tác tử phủ định… hay nói cách khác là trong những câu hỏi tu từ tồn tại một quy tắc ngữ nghĩa không theo thể thức thông thƣờng đã chuyển những đại từ nghi vấn thành những tác

tử phủ định" [77]. Hay thậm chí Hannah Rohde (2006) còn coi những câu hỏi tu từ

là những câu hỏi dƣ thừa (redundant interrogatives), sự dư thừa mà tác giả muốn nhấn mạnh ở đây chính là cái yếu tố hỏi trong các câu hỏi tu từ. Rõ ràng là, những tác giả này cũng không coi trọng và không có những sự quan tâm thích đáng đến cái ý nghĩa hỏi tồn tại trong các câu hỏi tu từ.

Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng, giá trị hỏi trong tư duy, trong nhận thức, giao tiếp của người Việt thì không chỉ có trong nhóm những câu hỏi chính danh thông thường. Cái tình thái hỏi trong ngôn ngữ bao gồm nhiều cung bậc, mức độ khác nhau mà cái hỏi ta quy ước là hỏi chính danh thực ra chỉ là một trường hợp thường gặp nhất, điển hình nhất mà thôi. Còn trong thực tế giao tiếp, tính hỏi không chỉ giới hạn trong những câu hỏi này, không chỉ ở đây mới được coi là "hỏi". Do đó, chúng tôi cho rằng việc sử dụng các cấu trúc hỏi trong câu hỏi tu từ không chỉ đơn giản thuần túy là hình thức, không mang bất cứ giá trị gì, mà hỏi tu từ cũng là một bộ phận của tình thái hỏi chung trong tiếng Việt và chúng cũng mang những giá trị hỏi nhất định.

Mục đích mà chúng tôi đặt ra ở phần này chính là tìm hiểu, phân tích thành tố hỏi trong các câu hỏi tu từ, chứng minh sự tồn tại của cái hỏi này như là một cái đã có sẵn trong nhận thức của người bản ngữ chứ không phải chỉ là hình thức bên ngoài, không phải chỉ có hình thức không có nội dung. Từ đó thấy được cái giá trị hỏi, chức năng hỏi trong các câu hỏi tu từ cũng như sự khác biệt của tính hỏi trong câu hỏi tu từ với giá trị hỏi trong những câu hỏi chính danh thông thường.

64

Một phần của tài liệu Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi tu từ Tiếng Việt (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)