Đặc trưng ngữ cảnh của câu hỏi tu từ

Một phần của tài liệu Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi tu từ Tiếng Việt (Trang 100 - 112)

B- Em gặp anh ta khi nào?

3.1. Đặc trưng ngữ cảnh của câu hỏi tu từ

Như chúng ta đã thấy, câu hỏi tu từ, mặc dù cũng mang những dấu hiệu hình thức của câu nghi vấn nhưng chúng lại khác xa với những câu nghi vấn đích thực, chính danh vốn có mục đích yêu cầu cung cấp thông tin về cả mặt ngữ nghĩa lẫn ngữ dụng. Việc những câu hỏi tu từ này được xếp thành một nhóm với những đặc trưng riêng biệt về ngữ nghĩa cũng như các thông tin ngữ dụng đặt ra cho chúng ta một câu hỏi: hẳn là chúng phải cùng chia sẻ một điều kiện ngữ cảnh chung nào đó, với những nhân tố tác động và môi trường hoạt động điển hình, riêng biệt? Tất nhiên, chúng ta đều biết, điều kiện ngữ cảnh của mỗi một phát ngôn phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh giao tiếp tại thời điểm nói, phụ thuộc vào những nhân tố, thông tin cụ thể về thời gian, không gian, địa điểm đến những mối quan hệ liên nhân hay các nhân tố xã hội chi phối sự hình thành và hoạt động của phát ngôn đó. Tuy nhiên, ẩn đằng sau những sự riêng biệt ấy, chúng vẫn phải có một số đặc điểm chung nào đó chi phối, tác động đến sự hình thành của một kiểu loại phát ngôn với một mục đích ngữ dụng điển hình. Và theo chúng tôi các câu hỏi tu từ cũng không nằm ngoài cái quy luật chung đó. Vì vậy, mục đích mà chúng tôi đặt ra trong phần này là khái quát hóa lên, ở một bậc trừu tượng, nhằm xác định xem những điều kiện

96

Đối với những câu hỏi chính danh, nhìn từ góc độ trừu tượng nhất thì điều kiện ngữ cảnh chung được xác định bởi sự xuất hiện của một hoàn cảnh giao tiếp “có vấn đề”. Tính “có vấn đề” ở đây được biểu hiện trên hai khía cạnh, là:

- Sự xuất hiện của “cái chƣa biết”. Trong giao tiếp, hễ khi nào có sự xuất hiện của

“cái chưa biết” này thì đây sẽ là điều kiện để hình thành nên các câu hỏi. Trong những câu hỏi chính danh, “cái chưa biết” này được biểu hiện dưới hình thức một tác tử nghi vấn. Nó có thể là một tham tố của sự tình (trong câu hỏi chuyên biệt) hoặc sự xác định thực cách (modus) (có thực hay không có thực) của sự tình đó (trong câu hỏi tổng quát).

- Tồn tại “một sở nguyện về trạng thái nhận thức của ngƣời nói” [28]. Nói một

cách đơn giản là đi cùng với “cái chưa biết” là một “nhu cầu muốn biết” của người nói. Nếu như “cái chưa biết” được xem là điều kiện cần để hình thành một câu hỏi thì cái “nhu cầu muốn biết” là điều kiện đủ đi kèm với nó. Bởi thực tế là, chỉ có sự xuất hiện của “cái chưa biết” nhưng không có cái “nhu cầu muốn biết” ở người nói thì anh ta chắc chắn sẽ chẳng đặt câu hỏi. Và điều này cũng hiển nhiên đúng trong tình huống ngược lại.

Như vậy là, để xuất hiện một câu hỏi chính danh cần có hai điều kiện ngữ cảnh cơ bản. Đó là sự hiện diện của “cái chưa biết” và “nhu cầu muốn biết” của người nói. Chính vì vậy, mục đích cuối cùng mà câu hỏi chính danh hướng đến là “yêu cầu cung cấp thông tin”. Và cũng vì thế mà “một câu trả lời” luôn được mong đợi từ phía người hỏi và là một đòi hỏi đối với người nghe.

Ví dụ: Trong giờ toán, cô giáo yêu cầu học sinh làm bài tập số 5 (một bài toán khó, dành cho những học sinh giỏi). Hoàn cảnh này đã làm nảy sinh ra “cái chƣa biết” là những học sinh nào trong lớp có thể làm đƣợc bài này và vì muốn biết điều đó nên cô giáo đặt câu hỏi:

- Cô giáo: Bài số 5, ai làm được?

- Hùng: Em ạ,

- Hằng: Em ạ,

-

97

Ở đây, vì “chưa biết” và “muốn biết” những đối tượng nào, những con người (những học sinh) cụ thể nào có khả năng làm được bài tập số 5 nên người hỏi (cô giáo) đã đưa ra câu hỏi trên. Và tất nhiên, khi đó, người hỏi sẽ chờ đợi sự trả lời, sự cung cấp thông tin từ phía người nghe (các học sinh).

Vấn đề đặt ra là câu hỏi tu từ có chia sẻ những điều kiện ngữ cảnh chung nhất với câu hỏi chính danh hay không? Chúng ta hãy quan sát:

Ví dụ: Vẫn trong tình huống đó. Khi cô giáo đặt câu hỏi:

(1a)- Cô giáo: Bài số 5, ai làm được?

Một học sinh liền nói:

(1b)- Học sinh A: Thƣa cô, bài số 5 thì ai mà làm được?

Như chúng tôi đã phân tích, câu hỏi (1a) của cô giáo là một câu hỏi chính danh. Điều “chưa biết” và “muốn biết” của người hỏi đã được thể hiện qua đại từ nghi vấn “Ai?”. Tuy nhiên, việc học sinh A đã đáp lại bằng một câu hỏi tu từ (1b), nếu xét trên phương diện thông tin (cung cấp thông tin và tiếp nhận thông tin, hỏi và đáp) thì đây là một câu trả lời “tiêu cực”, không đáp ứng được yêu cầu nhận thức của người hỏi; nhưng đứng trên phương diện giao tiếp thì lại hoàn toàn có thể chấp nhận được. Vậy điều gì tạo nên sự xuất hiện của câu hỏi tu từ này? Vì sao một câu hỏi tu từ lại được sử dụng trong một hoàn cảnh như thế? Rõ ràng là, đại từ nghi vấn “Ai?” trong câu hỏi tu từ này không còn là “biến tố x” thể hiện điều “chưa biết” và “muốn biết” nữa. Nó đã đảm nhận chức năng như là một sự hồi đáp lại câu hỏi chính danh trước đó rằng: “Không ai có thể làm đƣợc bài số 5”.

Chúng ta cũng biết rằng, việc một câu hỏi chính danh nhận được một câu trả lời “tiêu cực” chỉ khi tiền giả định của nó là sai sự thực. Ở đây, khi đặt câu hỏi (1a), người hỏi (cô giáo) đã tiền giả định rằng: có một hoặc một số học sinh nào đó có thể

làm đƣợc bài số 5. Về mặt lý thuyết, thông tin tiền giả định là cái phải được chấp

nhận trước là đúng để phát ngôn đó có thể được sử dụng một cách bình thường. Tuy nhiên, vấn đề đúng - sai của tiền giả định so với hiện thực, đặc biệt trong các câu hỏi, lại là vấn đề khá phức tạp. Đôi khi, trong một số tình huống giao tiếp vì những mục đích nhất định, người nói có thể cố tình vi phạm những nguyên tắc về tính chân thực của tiền giả định. Ở đây chúng tôi xin không đi sâu vào vấn đề này, mà điều

98

chúng tôi muốn đề cập đến là khi nêu ra câu hỏi (1a), cô giáo đã thể hiện quan điểm, suy nghĩ của mình (dù nó có thể chân thực hoặc giả dối) về khả năng làm được bài số 5 của ít nhất một học sinh nào đó. Và bằng một câu hỏi tu từ (1b) với hàm ý

“Không ai có thể làm đƣợc bài số 5” học sinh A đã thể hiện sự không đồng ý, thậm

chí là bác bỏ quan điểm của cô giáo và đưa ra một quan điểm ngược lại. Như vậy là,

câu hỏi tu từ sẽ xuất hiện khi tồn tại những quan điểm không thống nhất, không đồng nhất hay thậm chí là trái ngƣợc, mâu thuẫn giữa những ngƣời tham gia đối

thoại đối với cùng một sự việc. Đây có thể xem như là một trong điều kiện ngữ cảnh

chung nhất, đặc trưng nhất của các câu hỏi tu từ. Chúng ta cùng quan sát một ví dụ khác:

Ví dụ:

(2a)- Mẹ: Long ơi, dắt xe ra cho mẹ đi con!

(2b)- Bố: Nó dắt làm sao được mà dắt? [Nó không thể dắt]

Chúng ta thấy câu hỏi tu từ trên đã xuất hiện trong một ngữ cảnh mà ở đó nảy sinh và tồn tại sự bất đồng, mâu thuẫn giữa quan điểm của người mẹ và người bố về “khả năng (dắt xe) của con”. Khi người mẹ yêu cầu con dắt xe, điều đó đã đồng nghĩa với việc người mẹ cho rằng con trai có khả năng thực hiện được việc đó. Thế nhưng, theo quan điểm của người bố thì hành động của người mẹ dường như đã phá vỡ cái trật tự logic bình thường của sự kiện, của nhận thức; đó là: việc yêu cầu một cậu bé mới chừng ấy tuổi, một cậu bé với sức vóc gầy gò, yếu ớt làm một hành động được xem là nặng, là cần đến sức khỏe và ở một độ tuổi nhất định nào đó mới có thể thực hiện, được xem là phi lý, không phù hợp với thực tế khách quan, không đảm bảo được tích logic của sự kiện và nhận thức. Và vì không đồng tình với quan điểm này, người bố đã sử dụng một câu hỏi tu từ để thể hiện quan điểm ngược lại, đồng thời bác bỏ quan điểm của người mẹ. Có thể thấy chính sự mâu thuẫn, sự bất hợp lý hay đi ngược lại những quan niệm thông thường của thế giới và sự kiện sẽ là môi trường kích thích sự xuất hiện của các câu hỏi tu từ.

Thế nhưng, đôi khi, cái mâu thuẫn này lại không hiện diện một cách rõ ràng và dễ nhận biết như vậy. Trong trường hợp sau đây, chúng ta có thể bị bối rối trong việc xác định cái mâu thuẫn đã làm nảy sinh câu hỏi tu từ:

99

Ví dụ:

(3a)- A: Này, con bé Huyền nhà ông Nam học giỏi nhỉ, thi đỗ một lúc 3 trƣờng.

(3b)- B: Chuyện, con nhà giáo sư thì gì mà chẳng giỏi?

Rõ ràng là, nếu nhìn vào tình huống nêu trên, nhiều người sẽ nói giữa A và B làm gì tồn tại mâu thuẫn? Chúng ta thấy, B đã hoàn toàn đồng ý với A về mặt quan điểm, đánh giá rằng: “Huyền học giỏi”. Vậy, phải chăng mâu thuẫn không phải là điều kiện ngữ cảnh cần yếu của câu hỏi tu từ? Ngữ liệu được phân tích của chúng tôi cho thấy không phải như vậy. Ở đây, mâu thuẫn vẫn là xuất phát điểm hình thành nên câu hỏi tu từ. Nếu xét về quan điểm đánh giá đối tượng (khả năng của Huyền) thì đúng là A và B không mâu thuẫn, thậm chí thống nhất với nhau. Nhưng cái mâu thuẫn mà theo B đang tồn tại giữa hai người, là cái thái độ ngạc nhiên, thán phục của A đối với đối tượng được nêu trong phát ngôn. Theo B, cái thái độ này là không cần thiết, là trái với quy luật logic của sự kiện, của tư tưởng nhận thức; bởi điều đó là hiển nhiên, rõ ràng, vì thế B không tán thành trước thái độ của A và đó chính là cái mâu thuẫn đã nảy sinh giữa hai người. Như vậy là, mâu thuẫn làm điều kiện ngữ cảnh cho các câu hỏi tu từ có thể hiển ngôn mà cũng có thể ngầm ẩn, có thể là mâu thuẫn về mặt quan điểm, đánh giá đối tượng mà cũng có thể là những mâu thuẫn tiềm ẩn trong hành vi, thái độ hay cách thức ứng xử của những người tham gia đối thoại đối với thực tiễn…

Bên cạnh đó, cũng giống như đối với những câu hỏi chính danh, khi xuất hiện “cái chưa biết” nhưng người nói không có cái nhu cầu “muốn biết” thì cũng vẫn chưa đủ điều kiện để hình thành một câu hỏi. Đối với những câu hỏi tu từ cũng vậy. Nếu chỉ nảy sinh một mâu thuẫn nhưng nếu một bên chẳng có cái nhu cầu cần gạt bỏ quan điểm của bên kia (người có quan điểm khác với mình), cũng như chẳng có cái nhu cầu nói lên quan điểm riêng của mình thì hẳn nhiên cũng chẳng thể xuất hiện một câu hỏi tu từ.

Thật vậy, trong ví dụ (1), nếu học sinh A không đồng ý với quan điểm của cô giáo nhưng học sinh A không muốn nói ra quan điểm của mình, cũng không muốn phản bác lại quan điểm của cô giáo thì sẽ không bao giờ xuất hiện câu hỏi tu từ đó. Tương tự như vậy, điều kiện để người bố phát ngôn ra câu hỏi tu từ (2b) trước tiên

100

là sự mâu thuẫn về mặt quan điểm với người mẹ, nhưng người bố “kệ”, không quan tâm, chẳng muốn người mẹ suy nghĩ lại hay thay đổi quan điểm thì sẽ chẳng cần sự hiện diện của câu hỏi tu từ này. Như vậy, bên cạnh sự xuất hiện của những mâu thuẫn về quan điểm, có thể xem cái nhu cầu muốn thể hiện sự không đồng tình với quan điểm của người đối thoại và được nói lên quan điểm riêng của mình có phải là một điều kiện nữa góp phần hình thành nên các câu hỏi tu từ?

Những phân tích ở trên dễ dàng cho chúng ta câu trả lời: “Đúng là như vậy”. Song, dường như vấn đề lại không đơn giản như thế. Bởi vì, cùng trong những tình huống nêu trên, chúng ta cũng có thể bắt gặp những câu như sau:

Ví dụ:

(1a)- Bài số 5, ai làm đƣợc?

(1c)- Thƣa cô, không ai làm được bài số 5 đâu ạ.

(2a)- Long ơi, dắt xe ra cho mẹ đi con!

(2c)- Nó không dắt được đâu.

Hai câu (1c) và (2c) là những câu mà chúng ta thường gọi là những câu bác

bỏ. “Bác bỏ (deny) là những phát ngôn mà ngƣời nói thể hiện sự không đồng ý với

ý kiến của ngƣời đối thoại vì cho rằng ý kiến đó không đúng” [90-Dẫn theo 57].

Như vậy, một câu bác bỏ cũng xuất hiện khi có sự không thống nhất về mặt quan điểm, ý kiến giữa những người tham gia đối thoại và tồn tại một nhu cầu phản bác lại quan điểm đã được nêu ra trước đó đồng thời thể hiện quan điểm riêng của mình. Vậy đâu là sự khác biệt giữa những câu bác bỏ và câu hỏi tu từ?

Hãy quay trở lại với các câu hỏi tu từ (1b) và (2b). Nếu chỉ nhìn vào cái mệnh đề ngầm ẩn của câu, cái ý nghĩ thông điệp đơn thuần đó, chúng ta sẽ thấy đó cũng chính là ý kiến đối lập của người nói, phản bác lại quan điểm của người đối thoại.

(1a’)- “Tôi cho rằng có ai đó sẽ làm đƣợc bài số 5 và tôi muốn biết là ai” (1b’)- “Tôi không đồng ý, theo tôi không ai có thể làm đƣợc bài số 5”

(2a’)- “Tôi nghĩ con trai có thể dắt đƣợc chiếc xe máy đó nên tôi yêu cầu con dắt xe ra ngoài giúp tôi”

101

(2b’)- “Tôi không nghĩ nhƣ vậy, theo tôi con trai không thể dắt đƣợc chiếc xe máy đó”.

Chính điều này đã khiến cho ta nhầm tưởng về cái nhu cầu nói lên quan điểm của mình và bác bỏ quan điểm của người khác như là một trong những điều kiện ngữ cảnh chung nhất của các câu hỏi tu từ. Điều này chỉ đúng với những câu bác bỏ thông thường. Chúng ta dễ dàng nhận thấy các câu bác bỏ (1c) và (2c) là hoàn toàn tương ứng với các câu (1b‟) và (2b‟). Trong khi đó, quan sát kỹ những câu hỏi tu từ ở trên, chúng tôi nhận ra rằng chúng không đơn thuần chỉ là đưa ra quan điểm của người nói, hay gạt bỏ quan điểm của người khác, mà dường như mục đích cuối cùng mà chúng hướng đến là giải quyết chính cái mâu thuẫn vừa mới nảy sinh giữa những người tham gia đối thoại, để đi đến việc xác nhận quan điểm của ai đúng, quan điểm của ai sai và để cùng đạt được sự thống nhất với nhau về cách nhìn nhận, đánh giá đối tượng. Đó mới là cái đích sâu xa mà các câu hỏi tu từ hướng đến. Điều đó cũng có nghĩa là cái nhu cầu giải quyết mâu thuẫn mới là một trong những điều

kiện ngữ cảnh chung của các câu hỏi tu từ.

Nếu như ở những câu bác bỏ, mâu thuẫn chỉ đơn thuần là ngữ cảnh giao tiếp để những người tham gia đối thoại thể hiện quan điểm của mình, đồng thời bác bỏ quan điểm của người khác; thì trong các câu hỏi tu từ sự mâu thuẫn không chỉ đóng vai trò là một trong những điều kiện ngữ cảnh quan trọng nhất mà nó còn trở thành chính đối tượng được luận bàn, đối tượng mà người nói hướng đến để làm sáng tỏ. Để rõ hơn chúng ta cùng quan sát tình huống giao tiếp sau:

Ví dụ: Một ngƣời phụ nữ tức giận và đến mắng mỏ một ngƣời đàn ông vì bà ta

nghe nói ông này đã đánh con trai mình. Ngƣời đàn ông đó nghe thấy thế liền có thể đáp trả ít nhất là một trong hai cách sau đây:

Một phần của tài liệu Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi tu từ Tiếng Việt (Trang 100 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)