Con người đã biết đến lập luận từ rất lâu (thế kỷ thứ V trước công nguyên). Ban đầu, lập luận được xem là một lĩnh vực của thuật hùng biện. Sau này, lập luận đã xuất hiện và góp mặt ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Bởi vì, lập luận là một hoạt động ngôn từ. Bằng công cụ ngôn ngữ, ngƣời nói đƣa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt ngƣời nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một (một số)
kết luận hay chấp nhận một (một số) kết luận nào đó [14;163]. Có thể nói, lập luận
là một “nghệ thuật của ngôn từ”. Các thao tác lập luận cho phép người nói chuyển kiến thức, niềm tin sang một đối tượng mới, một hoàn cảnh mới. Đã có nhiều tác giả đưa ra những định nghĩa về lập luận, tuy có thể khác nhau về cách diễn đạt nhưng về bản chất lập luận luôn có ba yếu tố:
+ luận cứ: là một hoặc nhiều dữ kiện như là những xuất phát điểm làm căn cứ cho lập
luận. Một phát ngôn chỉ được xem như là một luận cứ khi người nói có ý định dùng nó làm luận cứ cho một lập luận nào đó, phát ngôn tự thân nó không phải là luận cứ mà nó chỉ tạo nên lí lẽ tốt nhằm dẫn dắt người nghe đi đến một kết luận nào đó.
39
+ lý lẽ: là những yếu tố mà nhờ đó từ những luận cứ chúng ta suy ra được kết luận.
Lý lẽ được xem là những nguyên tắc lập luận (topos). Lý lẽ được hình thành từ những suy luận logic hoặc từ những nhận thức, hiểu biết của con người về các quy luật của tự nhiên và xã hội, quy luật về những mỗi quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quy luật về những hành vi, tâm sinh lý của con người… Những lý lẽ không dựa trên các suy luận logic được Nguyễn Đức Dân gọi là những lý lẽ chung còn Đỗ Hữu Châu gọi là lẽ thƣờng. Chúng là một hệ thống giá trị, một bộ quy tắc chung mặc nhiên được đa số thành viên trong một xã hội chấp nhận.
+ kết luận: là một khẳng định đích hay một khẳng định mục tiêu được suy ra từ
những luận cứ và lý lẽ. Chúng có thể là một hành động, một quan điểm mà người nói muốn thông qua diễn ngôn (các thao tác lập luận) dẫn dắt người nghe hướng tới việc thực hiện nó hay chấp nhận nó.
Góp phần tạo ra lý lẽ cho những luận cứ phải kể đến các tác tử lập luận cùng với các kết tử lập luận. Nếu tác tử lập luận là những yếu tố tác động vào một phát ngôn tạo ra một định hướng nghĩa, tạo nên tiềm năng cho một lập luận xác định, thì
kết tử lập luận lại là yếu tố liên kết luận cứ (tiền đề) với kết luận (kết đề) trong lập
luận đó. Vì vậy, một số tác giả còn xem chúng là những chỉ dẫn lập luận, giúp cho người nghe dễ dàng đi đến và chấp nhận cái kết luận mà người nói đưa ra.
Chúng ta cũng quan sát ví dụ sau đây để thấy một lập luận được tiến hành như thế nào:
Ví dụ: Vợ chồng chị Lan cứ nuông chiều thằng con nhƣ thế thì sớm muộn gì nó
cũng hƣ.
Ở lập luận này, chúng ta thấy:
+ luận cứ: Vợ chồng chị Lan nuông chiều con
+ kết luận: Con chị Lan sẽ hư
+ lý lẽ: “Nếu nuông chiều trẻ con thì chắc chắn chúng sẽ hư”. Lý lẽ này được sự trợ
giúp của kết tử lập luận chỉ mối quan hệ nhân - quả tất yếu là “cứ…thì” và một quán ngữ tình thái “sớm muộn gì” (có ý nghĩa là: điều đang được nói đến chắc chắn sẽ xảy ra) với tư cách như là một tác tử lập luận.
Một lập luận tốt là một lập luận phục vụ tốt cho mục đích của người nói. Có hai loại mục đích mà lập luận hướng đến. Đó là:
40
- Chứng minh giá trị chân lý của một sự kiện để khẳng định sự kiện đó hay bác bỏ một sự kiện khác.
- Thuyết phục người nghe tin vào một sự kiện nào đó.
Tương ứng với hai loại mục đích này, chúng ta có hai loại lập luận với những chức năng khác nhau:
- Lập luận để đi tới một đích về giá trị chân lý: Loại lập luận này thường được sử dụng trong khoa học. Với mục đích chứng minh, chúng thường đòi hỏi những phương pháp suy luận hình thức (logic, toán học) với một lập luận chính xác, chặt chẽ.
- Lập luận để đi tới một đích về tính hiệu quả: Loại lập luận này được sử dụng nhiều trong đời sống thực tiễn. Với mục đích dẫn dắt, thuyết phục, chúng thường được thực hiện dựa trên những lý lẽ của logic tự nhiên.
Theo chúng tôi, một trong những chức năng giao tiếp của câu hỏi tu từ chính là chức năng lập luận. Và tất nhiên, lập luận của các câu hỏi tu từ là lập luận mang tính thuyết phục muốn người nghe thay đổi nhận thức và niềm tin về đối tượng.