Xem xét dưới góc độ đa thanh, chúng ta sẽ thấy rằng, câu hỏi tu từ thường xuất hiện trong các tình huống tồn tại hoặc có thể tồn tại hai ý kiến, quan điểm đối lập,

Một phần của tài liệu Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi tu từ Tiếng Việt (Trang 123 - 124)

hiện trong các tình huống tồn tại hoặc có thể tồn tại hai ý kiến, quan điểm đối lập, trái ngược nhau, hay không có sự thống nhất, đồng tình với nhau; chúng đòi hỏi phải có sự lựa chọn quan điểm này hay gạt bỏ quan điểm kia, có nghĩa là giữa chúng có một sự "đấu tranh" xem quan điểm của ai được chấp nhận. Và người nói bằng việc sử dụng chiến thuật "lùi để tiến" đã tạm thời chấp nhận quan điểm đối lập với mình, đưa nó vào trong câu hỏi tu từ để từ đó bác bỏ, chỉ ra tính thiếu căn cứ của quan điểm đó và khẳng định một quan điểm đối lập. Chính vì thế mà, trong các câu hỏi tu từ luôn tồn tại hai ý kiến, quan điểm khác nhau và tương ứng với chúng là hai chủ ngôn khác nhau chịu trách nhiệm về hai ý kiến, quan điểm đó. Hai chủ ngôn được xác định trong các câu hỏi tu từ thường là:

- Chủ ngôn 1 - Ý kiến của một ngƣời khác, không trùng với ý kiến, quan

điểm của người nói tại thời điểm phát ngôn. Ý kiến này rất đa dạng, có thể hiển ngôn, có thể hàm ẩn hoặc thông qua những hình thức rất khác nhau của hành động, tư duy.

- Chủ ngôn 2 - Ý kiến của ngƣời nói, hoài nghi, phủ định ý kiến thứ nhất,

đồng thời khẳng định điều ngược lại. Ý kiến này thường thông qua hành động chất vấn ý kiến thứ nhất mà chỉ ra tính thiếu căn cứ của nó, đòi hỏi người đối thoại, nếu muốn giữ quan điểm riêng thì hãy xem xét lại, làm sáng tỏ cái điều mà người nói cho là vô lý; chứng minh sự tồn tại của sự việc hay giải thích những mâu thuẫn nảy sinh.

119

Một phần của tài liệu Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi tu từ Tiếng Việt (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)