B- Em gặp anh ta khi nào?
2.4.1. Đại từ nghi vấn trong câu hỏi tu từ và câu hỏi chính danh
Như vậy là, ý nghĩa hỏi, chức năng hỏi rõ ràng có tồn tại trong các câu hỏi tu từ. Tuy nó có thể không phải là mục đích cuối cùng mà phát ngôn hướng đến như trong những câu hỏi chính danh, nhưng nó vẫn là một phương tiện quan yếu mà câu hỏi tu từ sử dụng để thể hiện các đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ dụng riêng biệt của chúng. Vấn đề tiếp theo chúng tôi đặt ra là các tác tử nghi vấn trong câu hỏi tu từ có những đặc trưng và khác biệt như thế nào so với các tác tử nghi vấn trong các câu hỏi chính danh?
Đặc điểm đầu tiên và nổi bật nhất của những đại từ nghi vấn trong các câu hỏi tu từ là chúng thường mang tính phiếm chỉ. Có nghĩa là, chúng được sử dụng không để chỉ một đối tượng cụ thể nào mà thường để chỉ một đối tượng bất kỳ hoặc một tập hợp đối tượng trong một phạm trù nào đó. Điều này là khác với những đại từ nghi vấn trong câu hỏi chính danh.
Chúng ta biết rằng, một đại từ nghi vấn trong câu hỏi chính danh thông thường luôn tiền giả định sự tồn tại cái mà nó quy chiếu trong hiện thực. Cụ thể là:
Ví dụ 26: Ai lấy cái xe đạp của tôi dựng ở đây?
Khi đặt câu hỏi này, người hỏi chắc chắn đã tiền giả định rằng "có một ngƣời
nào đó đã lấy cái xe đạp của anh ấy", và đại từ nghi vấn "Ai?" trong câu đã được
quy chiếu đến một con người cụ thể, một người xác định nào đó. Chỉ có điều, tại thời điểm phát ngôn, người nói chưa biết chính xác là người nào nên đã đặt câu hỏi trên.
Tương tự như vậy đối với đại từ nghi vấn “ở đâu?” trong ví dụ (27) dưới đây:
Ví dụ 27:
A: Tôi biết có một anh tốt lắm, anh ấy luôn quyên tiền giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
86
Đại từ nghi vấn “ở đâu?” trong câu hỏi này cũng được quy chiếu đến một địa điểm, nơi chốn cụ thể nào đó. Người nói biết chắc chắn là tồn tại một nơi như thế trong thế giới hiện thực. Vấn đề là, tại thời điểm phát ngôn, người nói chưa biết địa điểm đó ở đâu nên đã đặt câu hỏi để mong nhận được thông tin mà mình chưa biết đó. Có thể thấy rằng, ở trong các câu hỏi chính danh, đại từ nghi vấn luôn hướng đến những quy chiếu xác định, hiện thực nên nó luôn đòi hỏi cần được trả lời (cần được cung cấp thông tin chưa biết, chưa rõ).
Thế nhưng điều này lại không đúng đối với các câu hỏi tu từ. Các đại từ nghi vấn trong câu hỏi tu từ thường mất đi cái khả năng gắn với quy chiếu này. Người nói, khi đó, không đề cập đến một đối tượng cụ thể, xác định nào mà các đại từ nghi vấn ở trong các câu hỏi tu từ lại thiên về việc định ra những đặc trưng định tính. Chúng thường chỉ định ra một vùng ứng với những đặc trưng như thế này hoặc như thế kia phải thỏa mãn, chứ không hướng đến một đối tượng xác định nào cả.
Ví dụ 28: Ai (thèm) lấy cái xe đạp (tòng tọc) của anh làm gì?
Chúng ta thấy, đại từ nghi vấn "Ai?" ở đây đã mất khả năng gắn với quy chiếu. Nó không đòi hỏi chỉ ra một đối tượng, một con người cụ thể nào. Thay vào đó, nó yêu cầu xác định sự tồn tại của bất kỳ đối tượng, hay lớp đối tượng nào thuộc phạm vi được nói đến trong phát ngôn. Nếu đại từ “Ai?” trong các câu hỏi chính danh luôn quy chiếu đến những con người xác thực, trong một thế giới khả hữu, thì “Ai?” trong các câu hỏi tu từ, mặc dù cũng hướng đến việc xác định đối tượng (giống như trong các câu hỏi chính danh), nhưng chúng lại không “ám chỉ” đến những con người như là một thực thể mang tính vật chất, tồn tại trong thế giới hiện thực đang được nói tới mà nó thường gắn với những con người mang tính chất đặc trưng, khái niệm nhiều hơn.
Quan sát thêm một ví dụ khác:
Ví dụ 29:
a- Ai thích ăn kem?
b- Ai chẳng thích ăn kem?
Ở câu (29a), trong cái thế giới khả năng mà người nói biết chắc chắn tồn tại những con người cụ thể, xác định thích ăn kem, và bằng việc đặt câu hỏi, người nói
87
mong chờ được cung cấp thông tin rằng, anh A, chị B, em C… thích ăn kem. Trong khi đó, câu (29b), đại từ “Ai?” cũng yêu cầu chỉ ra những đối tượng, những người “không thích ăn kem”; nhưng có điều khi phát ngôn câu hỏi này, người nói không hề tin rằng có tồn tại một đối tượng như thế, nghĩa là, đại từ hỏi ở đây không được gắn với bất kỳ một quy chiếu nào. Việc yêu cầu chỉ ra những (hay thậm chí chỉ là một) người đáp ứng cái thuộc tính được nêu ra (không thích ăn kem) khi đó trở thành một lời “thách đố” của người nói đối với người tham gia đối thoại và thực tế là, người nói cũng không mong đợi một câu trả lời (mang tính cung cấp thông tin) từ phía người đối thoại.
Điều tương tự cũng xảy ra khi chúng ta so sánh câu (27) và câu (30) dưới đây:
Ví dụ 30: Ở đâu chẳng có người tốt?
Cũng đề cập đến phạm trù không gian, địa điểm nhưng khác với đại từ nghi
vấn “ở đâu?” trong câu hỏi chính danh (27), đại từ nghi vấn “ở đâu?” trong câu
hỏi tu từ (30) không quy chiếu đến một địa điểm cụ thể nào trên bản đồ địa lý mà nó chỉ một tập hợp các đại điểm (mà ở đây người nói muốn bao gồm tất cả) nằm trong cái vùng được định ra bởi cái đặc trưng định tính nêu ra trong phát ngôn.
Thậm chí, cái đặc trưng không gắn với quy chiếu của các đại từ nghi vấn trong câu hỏi tu từ này còn kéo theo những hệ quả là có những đại từ nghi vấn đã biến đổi cái nội hàm khái niệm đặc trưng của chúng, tạo nên những nét nghĩa mới mang tính tình thái hóa.
Ví dụ 31:
a- Lương anh bây giờ bao nhiêu?
b- Lương tôi có được bao nhiêu/là mấy?
Thông thường đại từ nghi vấn “bao nhiêu” hay “mấy” này gắn với việc xác định những đặc tính về mặt số lượng. Như trong câu (31a), người nói hướng đến việc xác định một con số cụ thể, chờ đợi người nghe cung cấp thông tin định lượng xác thực kiểu như: 2 triệu, 5 triệu hay 10 triệu… Trong khi đó, ở phát ngôn (31b), cái đại từ nghi vấn “bao nhiêu” hay “mấy” lại không phông phải là định lượng hay số lượng theo kiểu gắn với quy chiếu về lượng mà nó lại gắn với cái khái niệm về
88
mức độ trên một thang độ đánh giá về lượng cũng như về ý nghĩa của đồng lương. “Bao nhiêu” ở đây là ám chỉ đến cái mức độ không đáng được quan tâm đến theo những tiêu chuẩn, quan niệm của xã hội hiện tại, chứ chúng không phải là những số lượng thông thường, không phải là những con số cụ thể. Tuy chúng vẫn thuộc về phạm trù lượng nhưng cái lượng này được gắn với sự đánh giá trên một thang độ (về mức độ nhiều, ít), gắn với ý nghĩa của nó đối với đời sống (về mức độ có đáp ứng được hay không với đời sống hiện tại).
Đặc điểm này chúng ta cũng đã thấy ở trong một số câu hỏi tu từ sử dụng đại từ nghi vấn “gì” với những cấu trúc đặc biệt mà chúng tôi đã đề cập đến ở mục (2.1.3). Trong những câu hỏi đó thì “gì”, từ một đại từ nghi vấn được sử dụng khi hỏi về sự vật, hiện tượng, đã biến đổi, đã được tình thái hóa để thực hiện chức năng như là một sự đánh giá về mức độ không phù hợp với những quan niệm, chuẩn mực thông thường của xã hội hoặc không phù hợp với cái chuẩn mực, mức độ mà người nói trông đợi ở các sự vật, hiện tượng đó. Có thể nói, cái đặc trưng mất khả năng gắn với quy chiếu của các đại từ nghi vấn trong câu hỏi tu từ đã tạo nên những sắc thái ngữ nghĩa – ngữ dụng đặc trưng của câu hỏi tu từ, khiến chúng khác biệt với những câu hỏi chính danh thông thường.
Chính bởi đặc tính phiếm chỉ này mà hễ có một điều kiện ngữ cảnh nào tác động tới, khiến cho đại từ nghi vấn từ gắn với một hoàn cảnh quy chiếu thì khó có thể tạo nên một câu hỏi tu từ. Chúng ta cùng quan sát ví dụ sau:
Ví dụ 28: Ai thèm lấy cái xe đạp tòng tọc của anh làm gì?
(*) Ai mặc cái áo xanh xanh thèm lấy cái xe đạp tòng tọc của anh làm gì? Rõ ràng là, việc gắn đặc điểm "mặc cái áo xanh xanh" đã tạo nên một đối tượng quy chiếu xác định, vì thế nên phát ngôn trên đã không còn là một câu hỏi tu từ nữa.
Trong khi đó, việc gắn thêm các đặc tính xác định quy chiếu như vậy lại hoàn toàn có thể được chấp nhận trong những câu hỏi chính danh. Hãy so sánh:
Ví dụ 26: - Ai lấy cái xe đạp của tôi để đây?
89
Điều này không có gì là khó hiểu vì bản thân các đại từ nghi vấn trong các câu hỏi chính danh đã có đối tượng quy chiếu xác định. Vì thế việc bổ sung các các hoàn cảnh, điều kiện gắn với quy chiếu chỉ càng làm cho việc quy chiếu được cụ thể hơn, rõ ràng hơn khi cái phạm vi đối tượng được thu hẹp hơn.
Bên cạnh đó, cũng chính đặc trưng này của các đại từ nghi vấn trong câu hỏi tu từ đã giải thích hiện tượng có thể thêm yếu tố “bất kỳ” vào trong những câu hỏi tu từ có giá trị khẳng định và thêm yếu tố “có” ở những câu hỏi có giá trị phủ định mà chúng tôi đã chỉ ra ở phần (2.1.1.1) và (2.1.2.1). Việc không quy chiếu vào một đối tượng cụ thể, xác định mà chỉ ra một tập hợp hay một đối tượng bất kỳ có thể đáp ứng được đặc điểm được nêu ra trong mệnh đề câu hỏi đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện của yếu tố “bất kỳ” trong những câu hỏi có chứa từ phủ định, khi người nói muốn nhấn mạnh đến từng đối tượng (không loại trừ đối tượng nào) trong một tập hợp, kiểu như:
Ví dụ 32:
Bất kỳ ớt nào chẳng cay? Bất kỳ ai chẳng thích ăn kem? Bất kỳ ở đâu chẳng có ngƣời tốt?
Tương tự như vậy đối với những câu hỏi không chứa từ phủ định, rất dễ dàng thêm yếu tố “có”, chẳng hạn như:
Ví dụ 33:
Có ma nào biết?
Có ai lại nói thế bao giờ? Có đời thủa nào lại nhƣ thế?
Cái thuộc tính bất định, thiên về xác định đặc trưng, chứ không có mối tương quan quy chiếu ở đây cũng được thể hiện rất rõ ràng. Nó rất gần với đại từ trong lối hỏi: Có ai đến nhà không? Có bao giờ anh đi chơi xa không?... Bên cạnh đó, cũng bởi đặc trưng này của các đại từ hỏi mà những câu hỏi tu từ chứa đại từ hỏi kiểu này rất dễ dàng gắn với yêu cầu, đòi hỏi phải xác định lớp đối tượng, hay đối tượng phù hợp với quan niệm phổ biến thông thường, chứ không phải là cá thể cụ thể, cá biệt. Một câu hỏi tu từ kiểu: Có ai lại làm thế bao giờ? thường yêu cầu người đối thoại,
90
để hình thành quan điểm của anh ta, phải tự suy nghĩ, phải kiểm tra xem trong thực tế, trong kinh nghiệm của anh ta có tồn tại người hay lớp những người phổ biến, bình thường nào lại làm thế không. Cho nên, một lời phản ứng kiểu: Thì anh (A), anh (B) làm thế! Có thể được coi là một phản ứng không nhằm mục đích hợp tác hội thoại, hoặc là một phản ứng không thành công (nếu nó được người nói đưa ra để biện minh cho quan điểm của mình và tấn công lại sự chất vấn của người hỏi).
Ngoài ra, chúng ta thường cảm thấy cái sắc thái phủ định hay khẳng định tuyệt đối trong những câu hỏi tu từ. Theo chúng tôi, điều đó cũng bởi cái đặc tính không gắn với quy chiếu của các đại từ nghi vấn trong câu hỏi tu từ tạo nên. Thực vậy, việc không gắn với một quy chiếu nào trong hiện thực có nghĩa là đối với người nói, trong cái thế giới khả hữu của anh ta, không có đối tượng nào đáp ứng cái nhận định được nêu ra trong câu hỏi; và chính điều đó đã khiến cho người nghe sẽ lĩnh hội được cái hàm ý “tất cả/toàn bộ những điều ngƣợc lại là đúng” từ phía người nói. Cụ thể như sau:
Ví dụ 34:
a- Ai lại làm thế?
b- Ai chẳng yêu cái đẹp?
Đại từ “Ai” trong những câu hỏi tu từ trên không gắn với bất kỳ một quy chiếu nào. Tại thời điểm phát ngôn, trong cái thế giới khả năng mà người nói biết, không tồn tại đối tượng nào thỏa mãn cái điều được nêu ra là: “làm thế” và “không
yêu cái đẹp”. Tức là, người nói muốn khẳng định:
a’- Tất cả mọi ngƣời không làm thế = Không ai làm thế. b’- Tất cả mọi ngƣời yêu cái đẹp.
Và tất nhiên, người đối thoại sẽ hiểu được cái hàm ý (a‟), (b‟) này của người nói. Nhờ đó mà cái sắc thái khẳng định hay phủ định hoàn toàn được hình thành trong câu hỏi tu từ.
Có thể nói, đại từ nghi vấn trong câu hỏi tu từ mang những đặc trưng rất riêng biệt, cơ chế hoạt động của chúng khác với những câu hỏi chính danh thông thường. Mặc dù cũng nằm trong các phạm trù thuộc nội hàm ngữ nghĩa của các đại từ nghi vấn, nhưng trong những câu hỏi tu từ, do cái đặc trưng không gắn với quy
91
chiếu nên chúng thường không yêu cầu trả lời, không đòi hỏi cung cấp thông tin; và đôi khi chúng có thể được biến đổi mang tính tình thái hóa nhằm thể hiện những đánh giá tình thái của người nói dựa theo nhưng thang độ, chuẩn mực của xã hội. Những đặc trưng của các đại từ nghi vấn đã góp phần xác lập các câu hỏi tu từ như một kiểu câu có chức năng giao tiếp riêng và phân biệt chúng với các kiểu loại phát ngôn khác.