Nếu hiểu tình thái theo một nghĩa rộng nhất bao gồm tất cả những phương diện nội dung gắn với sự thực tại hoá câu, biến các nội dung mệnh đề ở thế tiềm năng trở thành các phát ngôn trong giao tiếp thì chúng ta có thể tổng hợp lại các kiểu ý nghĩa tình thái thành những nhóm cơ bản nhất sau đây:
1- Các ý nghĩa thể hiện mục đích phát ngôn của người nói, hay nói theo lý thuyết hành vi ngôn ngữ, kiểu mục đích tại lời mà người nói thực hiện (hỏi, ra lệnh, yêu cầu, bác bỏ, khuyên, mời v.v...) gắn trực tiếp với chiều tương tác liên nhân của giao tiếp, với kiểu tác động của người nói đến người đối thoại.
2- Các ý nghĩa khác nhau thể hiện sự đánh giá, thái độ, lập trường hay cảm xúc của người nói đối với nội dung thông báo: người nói đánh giá nội dung thông báo về: mức độ quan trọng, về độ tin cậy, là điều tích cực (mong muốn) hay tiêu cực, bất ngờ, ngoài chờ đợi hay bình thường, về tính khả năng, tính hiện thực v.v...
3- Ý nghĩa thuộc sự đối lập giữa khẳng định và phủ định đối với sự tồn tại của sự tình.
4- Những đặc trưng liên quan đến sự diễn tiến của sự tình, liên quan đến khung vị từ và mối quan hệ giữa chủ thể được nói đến trong câu và vị từ (thời, thể hay các ý nghĩa được thể hiện bằng vị từ tình thái...).
5- Các ý nghĩa phản ánh các đặc trưng khác của phát ngôn và hành động phát ngôn với ngữ cảnh, theo quan điểm, đánh giá của người nói. Ví dụ, đặc tính siêu ngôn ngữ, hỏi lại, sự đánh giá của người nói về mức độ hiểu biết của người nghe, thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe, sự đánh giá của người nói đối với các quan điểm, ý kiến khác v.v...
Cách quan niệm rộng về tình thái như trên đây có thể thấy ở Vinogradov, Benveniste, Portie , Wierbicka , Kasevich v.v... Ở Việt Nam, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Tuệ, Cao Xuân Hạo, Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp cũng chủ trương một quan niệm rộng như thế. Đương nhiên, đi vào chi tiết, giữa các tác giả nói chung và những tác giả đi theo hướng quan niệm rộng nói riêng sẽ có những điểm cụ thể khác nhau.
Với sự phức tạp vốn có của nó, việc phân loại phạm trù tình thái đã gây không ít khó khăn cho các nhà ngôn ngữ học. Vấn đề ở chỗ là dường như không có một bộ tiêu chí phân loại nào có đủ sức bao trùm hết toàn bộ các kiểu ý nghĩa thuộc
35
phạm trù tình thái trong ngôn ngữ. Lý do là vì trong ngôn ngữ tự nhiên các biểu hiện của tính tình thái là vô cùng đa dạng, chúng có mặt ở hầu hết các cấp độ ngôn ngữ khác nhau, từ ngữ điệu đến trật tự từ, từ các phương tiện từ vựng đến các phương tiện ngữ pháp, từ những thành tố thuộc bậc câu đến những thành tố thuộc bậc trên câu và dưới câu… Vì thế, phần lớn những cách phân loại chỉ có sức khái quát phần lớn các kiểu ý nghĩa tình thái mà không thể bao quát toàn bộ phạm trù tình thái được.
Tuy nhiên, cho đến nay cách phân loại có tính phổ biến và được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới là phân chia các ý nghĩa tình thái thành ba phạm trù:
- Tình thái khách quan logic (alethic) - Tình thái nhận thức (epistemic) - Tình thái đạo nghĩa (deontic)
Tình thái khách quan logic, là kiểu tình thái quan tâm đến tính chân thực tất
yếu và tính ngẫu nhiên của mệnh đề. Có những mệnh đề tất yếu chân thực hoặc tất yếu sai lầm, và chúng được gọi tên là các phán đoán tất yếu. Có những mệnh đề mà tính chân thực chỉ thể hiện ở một xác suất nào đó, có điều kiện, chúng được gọi là
các phán đoán khả năng. Tất cả phán đoán tất yếu đều mang tính khả năng nhưng
không phải phán đoán khả năng nào cũng mang tính tất yếu chân thực.
Tình thái nhận thức, là kiểu tình thái chỉ ra vị thế hiểu biết của người nói,
bao gồm cả sự xác nhận cũng như những đảm bảo cá nhân của người nói đối với điều anh ta nói ra. Tình thái nhận thức không chỉ liên quan đến tính tất yếu, tính khả năng mà còn liên quan đến mức độ cam kết của người nói đối với tính chân thực của nội dung mệnh đề. Mức độ cam kết này có thể cao hay thấp và có thể được đánh dấu hoặc không đánh dấu bằng các phương tiện ngôn ngữ khác nhau. Trường hợp không đánh dấu về tình thái nhận thức là trường hợp mà người nói xác nhận hoàn toàn tính chân thực của điều được nói ra. Còn trường hợp có đánh dấu về tình thái nhận thức là trường hợp người nói thể hiện những mức độ cam kết thấp hơn mà theo Palmer thì có bốn cách thể hiện điều này với tư cách là:
- Điều mà người nói phỏng đoán. (Có thể là…/ Tôi nghĩ là…)
36
- Điều mà người nói được thông báo qua một người thứ ba. (Nghe nói là../A nói là..)
- Điều mà người nói cảm nhận được thông qua bằng chứng của các giác quan. (Có vẻ nhƣ là…)
Tình thái đạo nghĩa, là kiểu tình thái liên quan đến tính hợp thức về đạo đức
hay chuẩn mực xã hội khác đối với hành động do một người nào đó hay chính người nói thực hiện. Đây là loại tình thái liên quan đến nhân tố ý chí, thái độ, mong muốn của người nói đối với hành động. Người nói có thể cho rằng hành động đó là bắt buộc, là bị cấm đoán, là được phép hay được miễn trừ. Qua đó, người nói thể hiện ý chí, mong ước người nghe thực hiện hành động (nhóm các hành động khuyến lệnh) hay tự mình cam kết hành động (nhóm các hành động kết ước)
Kết hợp các tiêu chí của ba kiểu tình thái chúng ta sẽ có bảng phân loại khái quát các kiểu ý nghĩa tình thái như sau:
Thực hữu: có khả năng thực hiện Nhận thức
Phản thực hữu: có khả năng phi
Khả năng hiện thực
Thực hữu: được phép Đạo nghĩa
Phản thực hữu: được miễn trừ Tình thái
Thực hữu: tất yếu hiện thực Nhận thức
Phản thực hữu: tất yếu phi hiện thực Tất yếu
Thực hữu: bắt buộc Đạo nghĩa
Phản thực hữu: cấm đoán
Ngoài ra, những năm gần đây hướng phân loại các kiểu ý nghĩa tình thái theo quan điểm phát ngôn và hành động phát ngôn được nhiều tác giả khai thác. Chẳng hạn như: A.Meunier, Kerbat-Orecchioni…; ở Việt Nam có Cao Xuân Hạo và sau
37
này là Lê Đông và Nguyễn Văn Hiệp. Các tác giả này phân chia phạm trù tình thái thành hai loại:
- Tình thái của hành động phát ngôn. - Tình thái của lời phát ngôn
Tình thái của hành động phát ngôn, là kiểu tình thái phân biệt các lời về
phương diện mục đích và tác dụng của giao tế, bao gồm sự phân biệt giữa các loại câu trần thuật, hỏi, cầu khiến; những câu có giá trị ngôn trung được đánh dấu như câu xác nhận, câu phản bác, câu ngôn hành.
Tình thái của lời phát ngôn, là kiểu tình thái gắn với nội dung được truyền
đạt hay được yêu cầu truyền đạt (trong câu trần thuật hay câu hỏi). Nó liên quan đến thái độ của người nói đối với điều được nói ra, hoặc đến quan hệ giữa chủ thể và vị thể của mệnh đề được biểu đạt. Tình thái của lời phát ngôn (trong câu trần thuật) lại được chia làm hai tiểu loại: tình thái của câu và tình thái của cấu trúc vị ngữ hạt nhân. Tình thái của câu thể hiện mức độ cam kết và thái độ của người nói đối với điều được nói ra. Người nói cam kết về tính xác thực hay không xác thực, giới hạn và mức độ của tính xác thực (tất yếu hay khả năng) xét trên khía cạnh nhận thức hay đạo nghĩa, tính chất tích cực đáng mong muốn hay tiêu cực không đáng mong muốn của điều được thông báo. Tình thái của cấu trúc vị ngữ hạt nhân thể hiện những dạng thức tồn tại của hành động, quá trình, trạng thái, tính chất, quan hệ… mà vị ngữ của câu biểu hiện (bắt đầu/kết thúc, kéo dài/không kéo dài). Đó là những đặc trưng mà ngữ pháp truyền thống gọi là “thể”. Loại tình thái này cũng phản ánh quan hệ của chủ thể được nói đến trong câu với tính hiện thực, tính tất yếu và khả năng của hành động, trạng thái, tính chất được nêu ở vị từ vị ngữ.
Bên cạnh đó, hai tác giả Lê Đông và Nguyễn Văn Hiệp có đưa ra những ý kiến bổ sung và điều chỉnh trong cách phân loại của mình như sau: Hai tác giả này quan niệm “hành động phát ngôn” là hành động của người nói, sử dụng ngôn ngữ vào lúc anh ta nói và kết quả là nó sản sinh ra phát ngôn. Do đó, tất cả các ý nghĩa gắn với người nói vào lúc anh ta phát ngôn đều thuộc hành động phát ngôn. Như vậy, tình thái của hành động phát ngôn, theo hai tác giả này bao gồm:
38
+ Những kiểu mục đích phát ngôn được ngữ pháp hóa, được thể hiện bằng các phương tiện ngữ pháp cũng như các kiểu câu ngôn hành…
+ Tất cả những ý nghĩa tình thái liên quan đến thái độ, cách đánh giá của người nói đối với điều anh ta nói.
Cả hai bộ phận ý nghĩa trên đều trực tiếp gắn phát ngôn với cái tôi chủ thể, chủ quan của người nói với ngữ cảnh giao tiếp, với sự tương tác liên chủ thể… Vì thế, hai tác giả này gọi đây là tình thái chủ quan. Còn đối với tình thái cấu trúc vị ngữ hạt nhân, hai tác giả đề nghị gọi là tình thái của sự tình đƣợc truyền đạt, bởi vì, chúng được thể hiện như những thuộc tính của sự tình khách quan.
Câu hỏi tu từ là một nhóm phát ngôn mà trong đó các yếu tố tình thái góp phần rất lớn trong việc hình thành nên các đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ dụng của câu. Tình thái trong câu hỏi tu từ là sự kết hợp cả ở bình diện hành động phát ngôn lẫn lời phát ngôn, với sự tham gia của rất nhiều các phương tiện biểu thị tình thái khác nhau. Có thể nói, câu hỏi tu từ là một ví dụ điển hình cho hiện tượng đôi khi nghĩa tình thái mới là cái mà người nói muốn chuyển tải đến người nghe.