g/ Ngoài ra, đôi khi chúng ta còn bắt gặp sự xuất hiện đồng thời của nhiều yếu tố hỏi trong cùng một câu hỏi tu từ Và các yếu tố hỏi này thường mang đặc tính
2.1.3. Câu hỏi tu từ được cấu tạo bởi những cấu trúc hỏi đặc biệt
Ngoài những cấu trúc hỏi cơ bản mà chúng tôi đã đề cập đến ở trên, trong thực tế giao tiếp còn tồn tại một số kiểu cấu trúc hỏi tu từ khá đặc biệt với lối diễn đạt có trật tự không bình thường. Chúng tạo ra những đứt đoạn về tổ hợp ngữ pháp và ngữ nghĩa trong mệnh đề so với lối diễn đạt thông thường. Một ví dụ có thể xem là điển hình nhất là:
Ví dụ:
87. Chồng gì anh, vợ gì tôi?
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây.
Chúng ta thấy rằng, trong lối diễn đạt thông thường thì về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp, người ta có thể hỏi: "rau gì?" và câu trả lời có thể là: rau muống, rau đay, rau ngót…; "cá gì?" (cá mè, cá chép, cá quả…), hay "thịt gì?" (thịt bò, thịt lợn, thịt gà…)… nhưng rõ ràng là chúng ta thường không bao giờ hỏi: "chồng gì?" hay "vợ gì?". Bởi lẽ, "vợ" và "chồng" là những danh từ không gắn với sự phân loại tự nhiên. Trong trường hợp này các danh từ "chồng", "vợ" không dùng để chỉ một con người cụ thể nào mà nó gắn với đặc trưng, với khái niệm và phạm trù. Đó là cái đặc trưng trong quan niệm thông thường, điển hình về người chồng, người vợ nói chung. Và câu hỏi là một sự chất vấn gắn với cách nhìn sự vật trong cái quan niệm chuẩn của cộng đồng xã hội và nó ngầm ẩn một thông tin tình thái đánh giá: "anh không xứng, không đáng là chồng theo cái quan niệm chuẩn đáng lẽ phải có mà xã hội có quyền chờ đợi anh đáp ứng; và tôi cũng vậy, tôi cũng không xứng là vợ theo quan niệm
chuẩn mực của xã hội…". Có thể trên thực tế, xã hội và pháp luật công nhận anh là
chồng tôi và tôi là vợ anh; những nhìn ở góc độ này, trên những tiền đề này và để giải quyết vẫn đề giữa chúng ta, tôi ngầm ẩn sự đánh giá của tôi về anh rằng anh không phải là người chồng theo cái nghĩa đầy đủ và tích cực của nó.
Chúng ta có thể gặp một số cách diễn đạt tương tự như:
Ví dụ:
88. Việt Minh gì nó?
89. Quân tử gì cái thằng ấy?
90. Đẹp gì cái xe này?
62
Trên thực tế, ngay cả những danh từ gắn với sự phân loại tự nhiên hay phân loại xã hội thì khi muốn đánh giá về sự không đáp ứng đủ những phẩm chất, điều kiện theo những tiêu chuẩn đáng ra phải có trong quan niệm chung của cộng đồng xã hội, cũng như quan niệm riêng của người nói đối với một sự vật nào đó thì người nói cũng có thể sử dụng những câu hỏi tu từ như thế này.
Ví dụ:
92. Rau1 gì rau2 này? 93. Phở1 gì phở2 này?
94. Sinh viên gì cái cậu này?
Trong đó, rau1 và rau2 , phở1 và phở2 là hoàn toàn khác nhau. Trong khi,
rau2, phở2, cậu là những từ quy chiếu vào một đối tượng cụ thể mà cả người nói và
người nghe đang hướng đến; thì rau1, phở1 và sinh viên lại là những từ nêu lên phạm trù, khái niệm, loại… mà những đối tượng đang bàn luận không đáp ứng được và không “đáng” được xếp vào trong cái phạm trù, cái khái niệm này theo quan điểm của người nói. Cách nói này khá phổ biến trong tiếng Việt.