Sự khác biệt về tình thái hỏi trong câu hỏi tu từ và câu hỏi chính danh

Một phần của tài liệu Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi tu từ Tiếng Việt (Trang 96 - 100)

B- Em gặp anh ta khi nào?

2.4.2. Sự khác biệt về tình thái hỏi trong câu hỏi tu từ và câu hỏi chính danh

Mặc dù chúng tôi đã phân tích hầu hết đặc điểm cũng như những sự khác biệt về vai trò và cơ chế hoạt động của ý nghĩa hỏi trong các câu hỏi tu từ và câu hỏi chính danh, nhưng chúng tôi vẫn muốn tổng kết lại những nét chính để chúng ta thấy được cái khác nhau căn bản giữa hai kiểu câu hỏi này cũng như hiểu rõ hơn đặc tính của từng kiểu loại.

Điểm khác nhau thứ nhất là, ở những câu hỏi chính danh sử dụng trong những hoàn cảnh hỏi thông thường, câu hỏi xuất hiện khi có nhu cầu cần làm sáng tỏ điều chưa biết, chưa rõ, yêu cầu cung cấp các thông tin tương ứng. Và khi đó cái ý nghĩa hỏi là mục đích phát ngôn của câu. Còn trong các câu hỏi tu từ, ý nghĩa hỏi dường như lùi xuống hàng thứ hai, nó chỉ được xem như là một phương tiện để đạt được mục đính giao tiếp chính của câu. Người hỏi đặt câu hỏi để chất vấn lại, "phản biện" lại quan điểm của người đối thoại, để từ đó đi đến khẳng định quan điểm này, bác bỏ quan điểm kia, thuyết phục đối tượng giao tiếp thông qua việc tự làm sáng tỏ vấn đề mà xác lập thái độ đồng tình với người hỏi. Rõ ràng là cái mục đích và vai trò của ý nghĩa hỏi trong hai kiểu câu hỏi này là hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ 35:

A- Ngày mai anh đi công tác ở đâu?

B- Ngày mai tôi có đi công tác ở đâu đâu?

Ở đây, A đã biết B sẽ đi công tác nhưng lại chưa có cái thông tin cụ thể về địa điểm, vì thế A đã sử dụng một câu hỏi chính danh yêu cầu B cung cấp cái thông tin còn thiếu đó, bổ sung phần thiếu hụt vào trong tri thức của anh ta. Như vậy mục đích chính của câu là hỏi, là mong muốn nhận được một câu trả lời, một lời giải đáp

92

cho điều mình chưa biết. Trong khi đó, để phản bác lại ý kiến của A cho rằng "ngày mai B đi công tác", B đã đặt một câu hỏi tu từ để chất vấn lại A, để khẳng định rằng "ngày mai B không đi công tác", để A biết mà tự thay đổi suy nghĩ và niềm tin của mình. Đây mới là cái đích mà câu hỏi tu từ hướng đến, và cũng vì thế mà cái ý nghĩa hỏi đã bị đẩy lùi xuống hàng thứ yếu, nó được sử dụng như một công cụ để chất vấn và bác bỏ quan điểm của người đối thoại.

Điểm khác biệt thứ hai là, ở những câu hỏi tu từ, người hỏi luôn tin vào quan điểm của mình, tin vào cách giải đáp vấn đề của mình. Đối với người hỏi, mọi sự đều đã rõ ràng, chắc chắn; cái vô lý, mâu thuẫn, không chân thực là thuộc về ý kiến của "đối phương". Chính vì vậy mà cái người hỏi muốn không phải là được người đối thoại cung cấp thông tin. Người hỏi chỉ muốn người đối thoại tự suy nghĩ, tự giải đáp để thấy được quan điểm nào là đúng đắn, chân thực để từ đó dẫn đến thay đổi quan điểm, hành vi; hoặc chú ý, cân nhắc đến vấn đề được nêu trong câu hỏi để tự điều chỉnh và tự hình thành quan điểm đúng đắn, và cũng từ đó mà đồng tình với quan điểm của người hỏi.

Ví dụ 36:

A- Thằng Nam hôm nay lại đi chơi cả ngày phải không?

B- Đâu, nó có đi chơi đâu đâu? Nó đang ngồi học ở trên phòng kia kìa.

Quan sát đối thoại trên, chúng ta thấy B đã sử dụng một câu hỏi tu từ để khẳng định quan điểm của mình rằng "nó (thằng Nam) không đi chơi đâu cả", và tất nhiên B luôn tin rằng ý kiến của mình là đúng, là chân thực, B còn đưa ra thêm bằng chứng xác nhận cho quan điểm của mình là "thằng Nam nó đang học ở nhà". Theo B, sự mâu thuẫn không thống nhất quan điểm giữa A và B là do A đã có quan điểm sai lầm, vô lý, thiếu căn cứ và thậm chí là thành kiến về đối tượng. B mong muốn A có thể kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn của sự việc từ đó mà thay đổi suy nghĩ và hành vi của mình, gạt bỏ cái thành kiến mà B nghĩ là đang tồn tại trong A (rằng thằng Nam là đứa hư hỏng, lêu lổng)…

Có thể thấy, cái ý nghĩa hỏi trên đây đã giúp chúng ta thấy được sự khác biệt giữa câu hỏi tu từ và câu hỏi chính danh. Ở mỗi một loại câu chúng lại có những ý nghĩa, mục đích và cơ chế hoạt động không giống nhau.

93

2.5. Tiểu kết

Có thể thấy rằng, “hỏi” thực sự là một trong những thành tố ngữ nghĩa- ngữ dụng cơ bản của câu hỏi tu từ. Chúng đã góp phần tạo nên cái đặc trưng riêng biệt cũng như cái hiệu quả giao tiếp đặc biệt của câu. Từ những chứng cứ và phân tích trên đây, chúng tôi xin đưa ra những nhận xét tóm lược về thành tố nay như sau: - Đứng về mặt hình thức, cả hai nhóm câu hỏi tu từ có giá trị khẳng định và phủ định đều sử dụng hai loại cấu trúc hỏi cơ bản là:

+ Cấu trúc hỏi sử dụng các đại từ nghi vấn: Phần lớn những câu hỏi tu từ

nhóm này có cấu trúc không khác so với cấu trúc của những câu hỏi chính danh. Việc phân biệt chúng đôi khi cần dựa vào hoàn cảnh giao tiếp, vào các phương tiện từ vựng bổ trợ hoặc các tác tử tình thái tham gia vào cấu trúc câu như: mà, mà lại, thì, há, phỏng…

+ Cấu trúc hỏi chuyên biệt mang tính ổn định cao: Những cấu trúc này tự

thân chúng đã mang ý nghĩa khẳng định hoặc phủ định ngầm ẩn. Chúng được xem như là những dấu hiệu hình thức để xác định các câu hỏi tu từ. Theo chúng tôi, những khuôn hỏi chuyên biệt, đặc trưng này của câu hỏi tu từ được hình thành một phần là do sự tác động thường xuyên, ổn định, lặp đi lặp lại của các nhân tố ngữ dụng như hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, sự thể hiện các đánh giá ngầm ẩn… Chính bởi tính chuyên biệt của nó mà trong cấu trúc hỏi này thường không cần có sự tham gia của các phương tiện từ vựng hay các tác tử tình thái để nhấn mạnh cái ý nghĩa ngầm ẩn của câu.

- Tình thái hỏi tồn tại trong các câu hỏi tu từ là có mục đích, ý nghĩa chứ không phải chỉ có hình thức mà không có nội dung. Cái tính hỏi của chúng có thể không giống với những tính hỏi trong các hành động hỏi điển hình. Tuy nhiên, chúng ta phải chấp nhận rằng cái tình thái hỏi trong ngôn ngữ là rất đa sắc, do đó nó có thể có những bước chuyển dần, có những đan trộn mà không phải lúc nào chúng ta cũng có thể phân định rạch ròi. Vì vậy, hỏi tu từ cũng là một bộ phận trong cái hỏi chung tổng thể.

- Sự tồn tại của cái ý nghĩa hỏi này là có mục đích và nó được chứng tỏ thông qua sự phản ứng của người bản ngữ cũng như những cách ứng xử riêng đối với câu hỏi tu từ. Chúng đã được chứng minh bằng sự hiện diện của các yếu tố như: động từ

94

ngữ vi hỏi hay các yếu tố tình thái gắn với hành động phát ngôn, các yếu tố tình thái cuối câu, khả năng có thể trả lời một cách hiển ngôn hay cái yếu tố thách thức người đối thoại trả lời… trong các thành phần cấu trúc cũng như ngữ nghĩa của câu.

- Không dừng lại ở đó, chúng tôi còn chỉ ra hành động hỏi hay chất vấn trong các câu hỏi tu từ còn được người nói sử dụng như là một chiến thuật giao tiếp nhằm đạt được mục tiêu biến đổi hệ thống tri thức của người đối thoại. Nếu như những câu khẳng định và phủ định thông thường người nói trực tiếp, đơn thuần bổ sung thông tin, tri thức cho người nghe; thì bằng việc sử dụng các câu hỏi tu từ, người nói đã “khôn khéo” để cho người nghe tự thay đổi chính kiến, tự bổ sung và biến đổi hệ thống tri thức của mình. Điều này đã tạo ra tính hiệu quả và thuyết phục cao của các câu hỏi tu từ trong giao tiếp.

- Tuy nhiên, dù cũng thực hiện chức năng hỏi nhưng sự hoạt động của thành tố hỏi trong các câu hỏi tu từ và câu hỏi chính danh là không giống nhau. Việc không gắn với quy chiếu của các đại từ nghi vấn trong câu hỏi tu từ đã dẫn đến một số hệ quả cả về hình thức cấu trúc (có thể thêm các yếu tố bất kỳ hay vào cấu trúc câu) lẫn nội dung ngữ nghĩa của câu (không yêu cầu trả lời, tạo nên sắc thái khẳng định hay phủ định tuyệt đối). Bên cạnh đó, nếu ý nghĩa hỏi được xem là mục đích phát ngôn của các câu hỏi chính danh thì trong các câu hỏi tu từ chúng bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Nó chỉ được xem như là một phương tiện mà người nói sử dụng để đạt được mục đích giao tiếp, đó là khẳng định quan điểm này, bác bỏ quan điểm kia, giải quyết mâu thuẫn và đi đến thống nhất.

95

CHƢƠNG 3: MỆNH ĐỀ NGẦM ẨN TRONG CÂU HỎI TU TỪ

Mệnh đề khẳng định hay phủ định ngầm ẩn trong các câu hỏi tu từ từ lâu đã được các nhà ngôn ngữ học nói đến khi đề cập đến đối tượng này. Tuy nhiên, tất cả chỉ dừng lại ở việc chỉ ra câu hỏi tu từ có hình thức hỏi nhƣng lại ngầm ẩn một nội

dung khẳng định hoặc phủ định; còn việc cái mệnh đề ngầm ẩn đó được hình thành

như thế nào? dựa trên cơ chế nào? Hay tại sao lại tồn tại một quy luật: Nếu câu có chứa từ phủ định thì ngầm ẩn nội dung khẳng định mệnh đề tƣơng ứng, và ngƣợc lại, nếu câu không chứa từ phủ định thì ngầm ẩn nội dung phủ định mệnh đề tƣơng ứng? thì chưa có một tác giả nào đề cập đến. Với mục tiêu giải quyết những câu hỏi nêu trên, chúng tôi sẽ tiến hành xem xét các yếu tố mà theo chúng tôi, đã góp phần tạo nên cái thành tố ngữ nghĩa – ngữ dụng này của câu hỏi tu từ.

Một phần của tài liệu Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi tu từ Tiếng Việt (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)